Trong một thông cáo báo chí gần đây, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra quyết định phê duyệt việc bán tên lửa chống hạm Harpoon và các thiết bị liên quan cho Ấn Độ, với chi phí ước tính khoảng 82 triệu USD.Harpoon là tên lửa chống hạm sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết, được phát triển và sản xuất bởi McDonald Douglas (là công ty con của Boeing). Tên lửa sử dụng radar dẫn đường chủ động giai đoạn cuối và có thể bay bám mặt biển, để né tránh sự phát hiện của hệ thống phòng không đối phương.Tên lửa Harpoon có thể được phóng đi từ máy bay cánh bằng, mà không cần sử dụng tên lửa khởi tốc nhiên liệu rắn; hoặc có thể phóng từ tàu nổi và tàu ngầm, bằng tên lửa đẩy khởi tốc nhiên liệu rắn (tên lửa khởi tốc là tên lửa phụ, nhằm đưa tên lửa chính rời bệ phóng và để tên lửa chính đạt được tốc độ đầu tiên; sau đó tên lửa khởi tốc sẽ tách ra khỏi thân tên lửa chính).Khi được phóng đi từ tàu ngầm, tên lửa Harpoon sẽ được bố trí trong một thùng chứa và nó được phóng từ dưới mặt nước, thông qua ống phóng ngư lôi.Tên lửa Harpoon cung cấp cho hải quân và không quân một loại tên lửa đa năng có thể phóng từ trên không, tàu nổi và tàu ngầm. Harpoon sử dụng phương pháp dẫn đường giai đoạn đầu bằng quán tính, có hiệu chỉnh sai số bằng GPS; giai đoạn cuối bằng radar của tên lửa, để tấn công các tàu nổi.Tên lửa Harpoon có quỹ đạo bay lướt trên biển ở độ cao thấp, dẫn đường bằng radar chủ động giai đoạn cuối và thiết kế đầu đạn có sức xuyên phá lớn; đây là những tính năng đảm bảo khả năng sống sót và hiệu quả cao của nó.Tên lửa chống hạm Harpoon và các thiết bị điều khiển phóng của nó, cung cấp khả năng tấn công tầm xa; phương tiện phóng có thể phóng tên lửa ở ngoài tầm hoạt động của nhiều hệ thống tên lửa phòng không của tàu đối phương.Các thành phần hệ thống chính của tên lửa Harpoon Block II bao gồm tên lửa đẩy, bệ phóng tên lửa, hệ thống chỉ huy và phóng. Đầu đạn nổ mạnh xuyên giáp nặng 240 kg, đủ cho tên lửa để tiêu diệt các vị trí phòng thủ bờ biển và tên lửa đất đối không, máy bay, bến cảng, cơ sở công nghiệp và tàu nổi của đối phương.Tên lửa chống hạm Harpoon Block II có chiều dài 4,62 mét; phiên bản phóng từ trên không có chiều dài 3,84 mét. Đường kính của tên lửa là 0,34 mét, trọng lượng từ 526 kg đến 690,8 kg tùy theo yêu cầu chiến đấu; tên lửa có tốc độ cận âm.Mỹ chấp thuận bán 16 ngư lôi hạng nhẹ MK 54 và 10 tên lửa phóng từ trên không AGM-84L Harpoon Block II cho Ấn Độ với giá 155 triệu USD. Theo Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ, số vũ khí này được bán để tăng cường khả năng tương tác giữa quân đội Ấn Độ với quân đội Mỹ và các đồng minh khác.Ấn Độ sẽ sử dụng những vũ khí này như một biện pháp răn đe các đối thủ khác, đồng thời củng cố khả năng phòng thủ và nâng cao sức mạnh quân sự. Ấn Độ là đối tác quan trọng của Mỹ và là lực lượng quan trọng để duy trì ổn định chính trị, hòa bình và an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Nam Á.Theo các quan chức Hải quân Mỹ, Harpoon được thiết kế trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và cũng là loại tên lửa chống hạm duy nhất của Mỹ. Tuy nhiên, khi chiến tranh Lạnh kết thúc, mối đe dọa từ Liên Xô không còn nữa, nên tên lửa Harpoon đã trở nên ít phổ biến hơn trong quân đội Mỹ.Từ cuối thập niên 1990, Mỹ đã rút tên lửa Harpoon ra khỏi tàu ngầm của họ và Mỹ xem xét đầu tư vào các loại vũ khí mới hơn, tốt hơn, nhẹ hơn, nhanh hơn và có khả năng tàng hình hơn.Tuy nhiên trước sự bối cảnh Hải quân Trung Quốc tăng cường sức mạnh trong thời gian gần đây, Mỹ đã đưa tên lửa Harpoon trở lại vai trò vốn có của nó, trong đó có việc tái trang bị Harpoon trở lại các tàu ngầm tiến công lớp Los Angeles của họ.Trong cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2018, tên lửa Harpoon đã bắn trúng mọi mục tiêu. Thiếu tướng Darryl Caudell, chỉ huy lực lượng tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đã nhận xét về tên lửa Harpoon, đây là loại vũ khí có thể “làm thay đổi cuộc chơi” và là loại tên lửa chống hạm hoàn hảo.Hiện tại, Hải quân Ấn Độ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn lực và cần phải đưa ra những quyết định sáng suốt. Chuyên gia quốc phòng Nitin Tiku cho rằng, tên lửa Harpoon là loại vũ khí kinh tế và quen thuộc hơn đối với Ấn Độ (Ấn Độ đã mua 24 tên lửa Harpoon cho Không quân nước này vào năm 2010).Năm ngoái, Ấn Độ cũng đã thử nghiệm tên lửa hành trình có tốc độ siêu thanh BrahMos phiên bản hải quân, từ quần đảo Andaman và Nicobar. Loại tên lửa chống hạm này hiện đang được biên chế trong cả hải quân, không quân và lục quân của Quân đội Ấn Độ. Nguồn ảnh: Forces Tên lửa Harpoon hiện được coi là loại vũ khí chống hạm "quốc dân" của hầu như mọi quốc gia châu Âu. Nguồn: IMA.
Trong một thông cáo báo chí gần đây, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra quyết định phê duyệt việc bán tên lửa chống hạm Harpoon và các thiết bị liên quan cho Ấn Độ, với chi phí ước tính khoảng 82 triệu USD.
Harpoon là tên lửa chống hạm sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết, được phát triển và sản xuất bởi McDonald Douglas (là công ty con của Boeing). Tên lửa sử dụng radar dẫn đường chủ động giai đoạn cuối và có thể bay bám mặt biển, để né tránh sự phát hiện của hệ thống phòng không đối phương.
Tên lửa Harpoon có thể được phóng đi từ máy bay cánh bằng, mà không cần sử dụng tên lửa khởi tốc nhiên liệu rắn; hoặc có thể phóng từ tàu nổi và tàu ngầm, bằng tên lửa đẩy khởi tốc nhiên liệu rắn (tên lửa khởi tốc là tên lửa phụ, nhằm đưa tên lửa chính rời bệ phóng và để tên lửa chính đạt được tốc độ đầu tiên; sau đó tên lửa khởi tốc sẽ tách ra khỏi thân tên lửa chính).
Khi được phóng đi từ tàu ngầm, tên lửa Harpoon sẽ được bố trí trong một thùng chứa và nó được phóng từ dưới mặt nước, thông qua ống phóng ngư lôi.
Tên lửa Harpoon cung cấp cho hải quân và không quân một loại tên lửa đa năng có thể phóng từ trên không, tàu nổi và tàu ngầm. Harpoon sử dụng phương pháp dẫn đường giai đoạn đầu bằng quán tính, có hiệu chỉnh sai số bằng GPS; giai đoạn cuối bằng radar của tên lửa, để tấn công các tàu nổi.
Tên lửa Harpoon có quỹ đạo bay lướt trên biển ở độ cao thấp, dẫn đường bằng radar chủ động giai đoạn cuối và thiết kế đầu đạn có sức xuyên phá lớn; đây là những tính năng đảm bảo khả năng sống sót và hiệu quả cao của nó.
Tên lửa chống hạm Harpoon và các thiết bị điều khiển phóng của nó, cung cấp khả năng tấn công tầm xa; phương tiện phóng có thể phóng tên lửa ở ngoài tầm hoạt động của nhiều hệ thống tên lửa phòng không của tàu đối phương.
Các thành phần hệ thống chính của tên lửa Harpoon Block II bao gồm tên lửa đẩy, bệ phóng tên lửa, hệ thống chỉ huy và phóng. Đầu đạn nổ mạnh xuyên giáp nặng 240 kg, đủ cho tên lửa để tiêu diệt các vị trí phòng thủ bờ biển và tên lửa đất đối không, máy bay, bến cảng, cơ sở công nghiệp và tàu nổi của đối phương.
Tên lửa chống hạm Harpoon Block II có chiều dài 4,62 mét; phiên bản phóng từ trên không có chiều dài 3,84 mét. Đường kính của tên lửa là 0,34 mét, trọng lượng từ 526 kg đến 690,8 kg tùy theo yêu cầu chiến đấu; tên lửa có tốc độ cận âm.
Mỹ chấp thuận bán 16 ngư lôi hạng nhẹ MK 54 và 10 tên lửa phóng từ trên không AGM-84L Harpoon Block II cho Ấn Độ với giá 155 triệu USD. Theo Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ, số vũ khí này được bán để tăng cường khả năng tương tác giữa quân đội Ấn Độ với quân đội Mỹ và các đồng minh khác.
Ấn Độ sẽ sử dụng những vũ khí này như một biện pháp răn đe các đối thủ khác, đồng thời củng cố khả năng phòng thủ và nâng cao sức mạnh quân sự. Ấn Độ là đối tác quan trọng của Mỹ và là lực lượng quan trọng để duy trì ổn định chính trị, hòa bình và an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Nam Á.
Theo các quan chức Hải quân Mỹ, Harpoon được thiết kế trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và cũng là loại tên lửa chống hạm duy nhất của Mỹ. Tuy nhiên, khi chiến tranh Lạnh kết thúc, mối đe dọa từ Liên Xô không còn nữa, nên tên lửa Harpoon đã trở nên ít phổ biến hơn trong quân đội Mỹ.
Từ cuối thập niên 1990, Mỹ đã rút tên lửa Harpoon ra khỏi tàu ngầm của họ và Mỹ xem xét đầu tư vào các loại vũ khí mới hơn, tốt hơn, nhẹ hơn, nhanh hơn và có khả năng tàng hình hơn.
Tuy nhiên trước sự bối cảnh Hải quân Trung Quốc tăng cường sức mạnh trong thời gian gần đây, Mỹ đã đưa tên lửa Harpoon trở lại vai trò vốn có của nó, trong đó có việc tái trang bị Harpoon trở lại các tàu ngầm tiến công lớp Los Angeles của họ.
Trong cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2018, tên lửa Harpoon đã bắn trúng mọi mục tiêu. Thiếu tướng Darryl Caudell, chỉ huy lực lượng tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đã nhận xét về tên lửa Harpoon, đây là loại vũ khí có thể “làm thay đổi cuộc chơi” và là loại tên lửa chống hạm hoàn hảo.
Hiện tại, Hải quân Ấn Độ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn lực và cần phải đưa ra những quyết định sáng suốt. Chuyên gia quốc phòng Nitin Tiku cho rằng, tên lửa Harpoon là loại vũ khí kinh tế và quen thuộc hơn đối với Ấn Độ (Ấn Độ đã mua 24 tên lửa Harpoon cho Không quân nước này vào năm 2010).
Năm ngoái, Ấn Độ cũng đã thử nghiệm tên lửa hành trình có tốc độ siêu thanh BrahMos phiên bản hải quân, từ quần đảo Andaman và Nicobar. Loại tên lửa chống hạm này hiện đang được biên chế trong cả hải quân, không quân và lục quân của Quân đội Ấn Độ. Nguồn ảnh: Forces
Tên lửa Harpoon hiện được coi là loại vũ khí chống hạm "quốc dân" của hầu như mọi quốc gia châu Âu. Nguồn: IMA.