Hợp đồng mua tiêm kích hạm MiG-29K để trang bị cho tàu sân bay INS Vikramaditya của hải quân Ấn Độ ngay từ đầu đã vấp phải nhiều chỉ trích của giới chức quốc phòng quốc gia Nam Á.Những lời phàn nàn chủ yếu liên quan đến sự kém ổn định của chiếc tiêm kích hạm này, nó bị nhận xét là mang đầy đủ mọi nhược điểm cũ của dòng chiến đấu cơ Fulcrum, đi kèm với đó là chi phí duy trì kỹ thuật rất cao.Giọt nước tràn ly với triển vọng của tiêm kích hạm MiG-29K được xem là có liên quan tới vụ rơi máy bay trong khi huấn luyện tại biển Ả Rập mới đây, khiến tiếng nói phản đối việc tiếp tục đặt niềm tin vào MiG-29K ngày càng gia tăng.Cần lưu ý rằng chiếc máy bay chiến đấu này là một phần của phi đội tiêm kích hạm bố trí trên tàu sân bay INS Vikramaditya hiện đại nhất của hải quân Ấn Độ, đây đã là vụ tai nạn thứ ba trong năm nay.Mặc dù thông tin chính thức về nguyên nhân gây ra sự cố nói trên vẫn chưa được công bố, tuy nhiên ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng tai nạn là do "tình trạng kỹ thuật kém của một máy bay chiến đấu lỗi thời".Những tuyên bố như vậy đang được các phương tiện truyền thông tại quốc gia Nam Á tích cực đăng tải. Cụ thể, tờ Eurasian Times đã đăng một bài phỏng vấn rất đáng chú ý với chuyên gia quân sự Mansija Astkhani.Cụ thể, ông Astkhani bình luận rằng "vụ rơi thứ ba của MiG-29 ở Ấn Độ kể từ đầu năm nay sẽ mở ra cánh cửa rộng hơn cho các máy bay chiến đấu như Rafale-M của Pháp hay F/A-18 do Mỹ sản xuất"."Đây là thảm họa thứ ba như vậy đối với MiG-29K của Ấn Độ trong một năm, dẫn đến các câu hỏi đặt ra về tình trạng của chiếc máy bay. Giới chuyên gia ước tính rằng chỉ có một phần ba trong số 45 tiêm kích còn hoạt động do các vấn đề kỹ thuật", bài báo cho biết.Giới chức quốc phòng tại New Delhi không thảo luận về câu hỏi tại sao những "vấn đề kỹ thuật" này phát sinh. Trước đó họ liên tục tuyên bố rằng “trình độ của các kỹ thuật viên hàng không của Ấn Độ rất cao để duy trì các tiêm kích ở trạng thái sẵn sàng hoạt động”."Ấn Độ cần xem xét một yếu tố quan trọng khi lựa chọn tiêm kích trên hạm. Ví dụ, các chuyên gia tin rằng F/A-18 Super Hornet cung cấp cho phi công khả năng nhận thức tình huống tốt hơn, đây là yếu tố then chốt trong chiến đấu", chuyên gia Astkhani nói thêm.Trong số hai ứng viên được nêu ra để thay thế MiG-29K do Nga sản xuất thì Rafale-M có lợi thế là không quân Ấn Độ đang vận hành phiên bản cất hạ cánh thông thường của chiếc tiêm kích này.Nhưng Rafale-M có nhược điểm là giá thành cao, hơn nữa hải quân Ấn Độ lại đang cần công nghệ máy phóng của tàu sân bay Mỹ cho những hàng không mẫu hạm tương lai, chưa kể họ còn có nhu cầu với máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm như chiếc E-2D Hawkeye.Do vậy sẽ không ngạc nhiên khi sắp tới Ấn Độ đặt mua một lô F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ để trang bị cho những hàng không mẫu hạm tương lai.Hiện tại đại diện nhà sản xuất Nga chưa có bình luận chính thức về vấn đề này, nhưng nếu bị mất thị phần của MiG-29K tại Ấn Độ thì triển vọng đối với MiG-35 cũng sẽ trở nên cực kỳ u ám.
Hợp đồng mua tiêm kích hạm MiG-29K để trang bị cho tàu sân bay INS Vikramaditya của hải quân Ấn Độ ngay từ đầu đã vấp phải nhiều chỉ trích của giới chức quốc phòng quốc gia Nam Á.
Những lời phàn nàn chủ yếu liên quan đến sự kém ổn định của chiếc tiêm kích hạm này, nó bị nhận xét là mang đầy đủ mọi nhược điểm cũ của dòng chiến đấu cơ Fulcrum, đi kèm với đó là chi phí duy trì kỹ thuật rất cao.
Giọt nước tràn ly với triển vọng của tiêm kích hạm MiG-29K được xem là có liên quan tới vụ rơi máy bay trong khi huấn luyện tại biển Ả Rập mới đây, khiến tiếng nói phản đối việc tiếp tục đặt niềm tin vào MiG-29K ngày càng gia tăng.
Cần lưu ý rằng chiếc máy bay chiến đấu này là một phần của phi đội tiêm kích hạm bố trí trên tàu sân bay INS Vikramaditya hiện đại nhất của hải quân Ấn Độ, đây đã là vụ tai nạn thứ ba trong năm nay.
Mặc dù thông tin chính thức về nguyên nhân gây ra sự cố nói trên vẫn chưa được công bố, tuy nhiên ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng tai nạn là do "tình trạng kỹ thuật kém của một máy bay chiến đấu lỗi thời".
Những tuyên bố như vậy đang được các phương tiện truyền thông tại quốc gia Nam Á tích cực đăng tải. Cụ thể, tờ Eurasian Times đã đăng một bài phỏng vấn rất đáng chú ý với chuyên gia quân sự Mansija Astkhani.
Cụ thể, ông Astkhani bình luận rằng "vụ rơi thứ ba của MiG-29 ở Ấn Độ kể từ đầu năm nay sẽ mở ra cánh cửa rộng hơn cho các máy bay chiến đấu như Rafale-M của Pháp hay F/A-18 do Mỹ sản xuất".
"Đây là thảm họa thứ ba như vậy đối với MiG-29K của Ấn Độ trong một năm, dẫn đến các câu hỏi đặt ra về tình trạng của chiếc máy bay. Giới chuyên gia ước tính rằng chỉ có một phần ba trong số 45 tiêm kích còn hoạt động do các vấn đề kỹ thuật", bài báo cho biết.
Giới chức quốc phòng tại New Delhi không thảo luận về câu hỏi tại sao những "vấn đề kỹ thuật" này phát sinh. Trước đó họ liên tục tuyên bố rằng “trình độ của các kỹ thuật viên hàng không của Ấn Độ rất cao để duy trì các tiêm kích ở trạng thái sẵn sàng hoạt động”.
"Ấn Độ cần xem xét một yếu tố quan trọng khi lựa chọn tiêm kích trên hạm. Ví dụ, các chuyên gia tin rằng F/A-18 Super Hornet cung cấp cho phi công khả năng nhận thức tình huống tốt hơn, đây là yếu tố then chốt trong chiến đấu", chuyên gia Astkhani nói thêm.
Trong số hai ứng viên được nêu ra để thay thế MiG-29K do Nga sản xuất thì Rafale-M có lợi thế là không quân Ấn Độ đang vận hành phiên bản cất hạ cánh thông thường của chiếc tiêm kích này.
Nhưng Rafale-M có nhược điểm là giá thành cao, hơn nữa hải quân Ấn Độ lại đang cần công nghệ máy phóng của tàu sân bay Mỹ cho những hàng không mẫu hạm tương lai, chưa kể họ còn có nhu cầu với máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm như chiếc E-2D Hawkeye.
Do vậy sẽ không ngạc nhiên khi sắp tới Ấn Độ đặt mua một lô F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ để trang bị cho những hàng không mẫu hạm tương lai.
Hiện tại đại diện nhà sản xuất Nga chưa có bình luận chính thức về vấn đề này, nhưng nếu bị mất thị phần của MiG-29K tại Ấn Độ thì triển vọng đối với MiG-35 cũng sẽ trở nên cực kỳ u ám.