Ấn Độ đã ký với Pháp một thỏa thuận liên chính phủ về thương vụ 36 tiêm kích Rafale (28 chiếc Rafale EH 1 chỗ ngồi và 8 chiếc Rafale DH 2 chỗ ngồi) hồi 9/2016 trị giá tới 8,8 tỷ USD cùng điều khoản New Delhi có thể mua thêm 12 máy bay nữa nếu có nhu cầu.Không quân Ấn Độ còn nhận thêm những thiết bị và vũ khí đi kèm, trong đó có Meteor - một trong những loại tên lửa không đối không hiệu quả nhất hiện nay - nhưng số tên lửa này sẽ đến sau khi tiếp nhận máy bay một thời gian.Nhưng do yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, Không quân Ấn Độ mong muốn phía Pháp sẽ tích hợp trước khoảng 8-10 tên lửa Meteor cho lô 4 chiếc Rafale đầu tiên mà lực lượng này sẽ nhận tại căn cứ Ambala, bang Haryana, Ấn Độ vào tháng 5/2020.Yêu cầu trên đã được đưa ra trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tới Pháp để dự lễ tiếp nhận chính thức máy bay Rafale đầu tiên vào đầu tháng 10/2019. Theo ông Singh, Pháp đang cân nhắc đề nghị này.Nếu sớm được tiếp nhận số tên lửa đối không tầm xa này, Rafale Ấn Độ có loại vũ khí có thể đánh bại bất kỳ tiêm kích tối tân nào dù đó là Su-35. "Sát thủ diệt chim sắt" Meteor có tầm bắn tối đa 185 km (so với 150 km của R-77 trên Su-35).Rõ ràng, Meteor đã mang lại cho Rafale lợi thế cực lớn khi giao chiến ngoài tầm nhìn trước Su-35, loại tên lửa này ưu việt đến mức Mỹ đang xem xét để trang bị nó như là vũ khí chính của F-22 và F-35.Cùng với vũ khí đối không đỉnh cao, Rafale có tín hiệu radar nhỏ hơn nhiều so với Su-35, cũng như có các tính năng bay tốt hơn. Nhờ có cánh ngang phía trước ở sát cánh, Rafale có thể vào góc tấn lớn nhanh hơn cũng như liệng nhanh hơn.Thế mạnh tiếp theo là tốc độ leo cao của Rafale là 305 m/s, cho thấy các tham số gia tốc cực cao, tải lên cánh chỉ là 275 kg/m2, tạo ra lực nâng đáng kể ở góc tấn lớn và cho phép Rafale thực hiện chớp nhoáng vòng ngoặt về bất cứ hướng nào.Trong khi đó, tốc độ leo cao của Su-35 chỉ là 280 m/s, tức là kém Su-30, cũng như Typhoon, J-11 và J-10. Tải lên cánh là 377 kg/m2, cho thấy tốc độ vòng ngoặt khá thấp. Điểm làm nên sự đặc biệt của Rafale là chúng có khả năng tấn công đồng thời hệ thống phòng không, mục tiêu trên mặt đất và làm nhiệm vụ do thám.Chính vì vậy, lợi thế của Rafale trước Su-35 nếu xảy ra tình huống đối đầu là không thể phủ nhận. Ảnh trong bài: Tiêm kích Rafale.
Ấn Độ đã ký với Pháp một thỏa thuận liên chính phủ về thương vụ 36 tiêm kích Rafale (28 chiếc Rafale EH 1 chỗ ngồi và 8 chiếc Rafale DH 2 chỗ ngồi) hồi 9/2016 trị giá tới 8,8 tỷ USD cùng điều khoản New Delhi có thể mua thêm 12 máy bay nữa nếu có nhu cầu.
Không quân Ấn Độ còn nhận thêm những thiết bị và vũ khí đi kèm, trong đó có Meteor - một trong những loại tên lửa không đối không hiệu quả nhất hiện nay - nhưng số tên lửa này sẽ đến sau khi tiếp nhận máy bay một thời gian.
Nhưng do yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, Không quân Ấn Độ mong muốn phía Pháp sẽ tích hợp trước khoảng 8-10 tên lửa Meteor cho lô 4 chiếc Rafale đầu tiên mà lực lượng này sẽ nhận tại căn cứ Ambala, bang Haryana, Ấn Độ vào tháng 5/2020.
Yêu cầu trên đã được đưa ra trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tới Pháp để dự lễ tiếp nhận chính thức máy bay Rafale đầu tiên vào đầu tháng 10/2019. Theo ông Singh, Pháp đang cân nhắc đề nghị này.
Nếu sớm được tiếp nhận số tên lửa đối không tầm xa này, Rafale Ấn Độ có loại vũ khí có thể đánh bại bất kỳ tiêm kích tối tân nào dù đó là Su-35. "Sát thủ diệt chim sắt" Meteor có tầm bắn tối đa 185 km (so với 150 km của R-77 trên Su-35).
Rõ ràng, Meteor đã mang lại cho Rafale lợi thế cực lớn khi giao chiến ngoài tầm nhìn trước Su-35, loại tên lửa này ưu việt đến mức Mỹ đang xem xét để trang bị nó như là vũ khí chính của F-22 và F-35.
Cùng với vũ khí đối không đỉnh cao, Rafale có tín hiệu radar nhỏ hơn nhiều so với Su-35, cũng như có các tính năng bay tốt hơn. Nhờ có cánh ngang phía trước ở sát cánh, Rafale có thể vào góc tấn lớn nhanh hơn cũng như liệng nhanh hơn.
Thế mạnh tiếp theo là tốc độ leo cao của Rafale là 305 m/s, cho thấy các tham số gia tốc cực cao, tải lên cánh chỉ là 275 kg/m2, tạo ra lực nâng đáng kể ở góc tấn lớn và cho phép Rafale thực hiện chớp nhoáng vòng ngoặt về bất cứ hướng nào.
Trong khi đó, tốc độ leo cao của Su-35 chỉ là 280 m/s, tức là kém Su-30, cũng như Typhoon, J-11 và J-10. Tải lên cánh là 377 kg/m2, cho thấy tốc độ vòng ngoặt khá thấp. Điểm làm nên sự đặc biệt của Rafale là chúng có khả năng tấn công đồng thời hệ thống phòng không, mục tiêu trên mặt đất và làm nhiệm vụ do thám.
Chính vì vậy, lợi thế của Rafale trước Su-35 nếu xảy ra tình huống đối đầu là không thể phủ nhận. Ảnh trong bài: Tiêm kích Rafale.