Tình hình căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực Ladark "lên đỉnh" từ đầu tháng 5, nhưng hiện nay vẫn chưa hề có giấu hiệu hạ nhiệt. Hai bên vẫn đang tung ra những đòn đáp trả và chế áp lẫn nhau. Nước đi mới nhất do Ấn Độ thực hiện là họ đã triển khai các tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần cực kỳ hiện đại Akash đến sát biên giới nhằm đối phó với tiêm kích J-16 và oanh tạc cơ Trung Quốc điều động tới biên giới trước đó không lâu.
Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ trong một cuộc tuần tra biên giới.Theo đó, hôm 27/6 vừa qua, Ấn Độ đã triển khai các tổ hợp tên lửa phòng không đất đối không tầm ngắn cực kỳ tiên tiến Akash đến khu vực Ladark nhằm chống lại các mối đe dọa từ trên không của Trung Quốc nhằm vào Ấn Độ.
Ảnh: Xe phóng mang đạn tên lửa của tổ hợp Akash.Nhằm thoát khỏi vòng xoáy nhập khẩu vũ khí, tự chủ trang thiết bị cho bản thân, Ấn Độ đã bắt tay vào nghiên cứu tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn Akash từ những năm 1990. Akash được phát triển dựa trên cơ sở công nghệ của tổ hợp tên lửa 2K12 Kub (SA-6) được mệnh danh là “Ba ngón tay thần chết” của Liên Xô.
Ảnh: Xe phóng tổ hợp Akash.Tuy nhiên do chưa nắm vững được công nghệ lõi cũng như thiếu kinh phí khiến cho dự án bị trì hoãn và chỉ mới được tiếp tục nối lại, hoàn thiện từ năm 2007, chính thức gia nhập biên chế quân đội Ấn Độ từ năm 2009.
Ảnh: Tên lửa của tổ hợp Akash trên giá phóng.Tổ hợp phòng không Akash nổi tiếng với khả năng cơ động, khả năng đánh chặn mục tiêu ở nhiều độ cao khác nhau, điều khiển một lúc nhiều đạn tên lửa, hệ thống điều khiển số hóa và khả năng điều khiển tự động hóa.
Ảnh: Tổ hợp Akash trong một buổi trưng bày.Akash cũng có thể triển khai trên nhiều loại khung gầm khác nhau, phổ biến nhất là gầm xe bánh lốp 8x8 cho tính cơ động cao, ngoài ra còn đặt trên khung gầm xe tăng T-72, khung gầm xe thiết giáp BMP cải tiến.
Ảnh: Akash đặt trên khung gầm xe tăng T-72Đạn tên lửa của tổ hợp Akash sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng cung cấp cho tên lửa lực đẩy cực mạnh và tốc độ bay siêu âm. Đạn tên lửa có trọng lượng 720kg, đầu đạn nặng 60kg, đường kính 350mm, dài 5.78m. Tầm bắn tối đa 30km và trần bay tối đa 18km, tốc độ tối đa Mach 2.5
Ảnh: Tổ hợp Akash khai hỏa.Thành phần tổ hợp Akash gồm có: 4 xe phóng (mỗi xe mang 3 đạn tên lửa), xe trung tâm chỉ huy, hệ thống xe radar, xe hậu cần, … và có thể cung cấp một ô phòng không tầm trung trong diện tích 2.000km vuông.
Ảnh: Xe phóng Akash đặt trên khung gầm xe BMP cải tiến.“Tai mắt” của mỗi tổ hợp Akash là hệ thống ra-đa mảng pha Rajendra hoạt động ở băng tần G/H-Band (4-8 GHz), phạm vi giám sát ra-đa là 60km. Tầm giám sát của tổ hợp Akash được mở rộng lên gấp 3 khi kết hợp với các ra-đa SR và 3D-CAR Rohini có phạm vi giám sát là 100 và 180km. Sự kết hợp này giúp nâng cao đáng kể khả năng đối phó với các mục tiêu được áp dụng công nghệ tàng hình và bay thấp. Hệ thống máy tính điều khiển hỏa lực của Akash có thể đồng thời theo dõi 64 mục tiêu, chỉ thị tấn công đồng loạt 12 mục tiêu.
Ảnh: Xe radar của tổ hợp Akash.Có thể kết luận một điều rằng Akash chính là phiên bản “Ấn Độ” của tổ hợp 2K12 Kub với những cải tiến vượt trội nâng cấp đáng kể khả năng đánh chặn của tổ hợp, xứng đáng được mệnh danh là một trong những tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung hiện đại nguy hiểm hàng đầu hiện nay.
Ảnh: Xe phóng tổ hợp Akash trong một lễ duyệt binh.Việc đưa các tổ hợp Akash đến khu vực biên giới giáp với Trung Quốc đã nâng cao năng lực tại đây của quân đội Ấn Độ lên một cách rõ rệt và sẽ là mối đe dọa vô cùng nghiêm trọng đối với lực lượng Không quân Trung Quốc khi hoạt động tại đây. Việc hai nước liên tục đưa ra các động thái áp chế lẫn nhau hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại và tình hình vẫn nóng hơn bao giờ hết.
Ảnh: Xe phóng tổ hợp Akash. Video Ấn Độ chào bán cho Việt Nam bản Akash-NG tối tân nhất?
Tình hình căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực Ladark "lên đỉnh" từ đầu tháng 5, nhưng hiện nay vẫn chưa hề có giấu hiệu hạ nhiệt. Hai bên vẫn đang tung ra những đòn đáp trả và chế áp lẫn nhau. Nước đi mới nhất do Ấn Độ thực hiện là họ đã triển khai các tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần cực kỳ hiện đại Akash đến sát biên giới nhằm đối phó với tiêm kích J-16 và oanh tạc cơ Trung Quốc điều động tới biên giới trước đó không lâu.
Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ trong một cuộc tuần tra biên giới.
Theo đó, hôm 27/6 vừa qua, Ấn Độ đã triển khai các tổ hợp tên lửa phòng không đất đối không tầm ngắn cực kỳ tiên tiến Akash đến khu vực Ladark nhằm chống lại các mối đe dọa từ trên không của Trung Quốc nhằm vào Ấn Độ.
Ảnh: Xe phóng mang đạn tên lửa của tổ hợp Akash.
Nhằm thoát khỏi vòng xoáy nhập khẩu vũ khí, tự chủ trang thiết bị cho bản thân, Ấn Độ đã bắt tay vào nghiên cứu tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn Akash từ những năm 1990. Akash được phát triển dựa trên cơ sở công nghệ của tổ hợp tên lửa 2K12 Kub (SA-6) được mệnh danh là “Ba ngón tay thần chết” của Liên Xô.
Ảnh: Xe phóng tổ hợp Akash.
Tuy nhiên do chưa nắm vững được công nghệ lõi cũng như thiếu kinh phí khiến cho dự án bị trì hoãn và chỉ mới được tiếp tục nối lại, hoàn thiện từ năm 2007, chính thức gia nhập biên chế quân đội Ấn Độ từ năm 2009.
Ảnh: Tên lửa của tổ hợp Akash trên giá phóng.
Tổ hợp phòng không Akash nổi tiếng với khả năng cơ động, khả năng đánh chặn mục tiêu ở nhiều độ cao khác nhau, điều khiển một lúc nhiều đạn tên lửa, hệ thống điều khiển số hóa và khả năng điều khiển tự động hóa.
Ảnh: Tổ hợp Akash trong một buổi trưng bày.
Akash cũng có thể triển khai trên nhiều loại khung gầm khác nhau, phổ biến nhất là gầm xe bánh lốp 8x8 cho tính cơ động cao, ngoài ra còn đặt trên khung gầm xe tăng T-72, khung gầm xe thiết giáp BMP cải tiến.
Ảnh: Akash đặt trên khung gầm xe tăng T-72
Đạn tên lửa của tổ hợp Akash sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng cung cấp cho tên lửa lực đẩy cực mạnh và tốc độ bay siêu âm. Đạn tên lửa có trọng lượng 720kg, đầu đạn nặng 60kg, đường kính 350mm, dài 5.78m. Tầm bắn tối đa 30km và trần bay tối đa 18km, tốc độ tối đa Mach 2.5
Ảnh: Tổ hợp Akash khai hỏa.
Thành phần tổ hợp Akash gồm có: 4 xe phóng (mỗi xe mang 3 đạn tên lửa), xe trung tâm chỉ huy, hệ thống xe radar, xe hậu cần, … và có thể cung cấp một ô phòng không tầm trung trong diện tích 2.000km vuông.
Ảnh: Xe phóng Akash đặt trên khung gầm xe BMP cải tiến.
“Tai mắt” của mỗi tổ hợp Akash là hệ thống ra-đa mảng pha Rajendra hoạt động ở băng tần G/H-Band (4-8 GHz), phạm vi giám sát ra-đa là 60km. Tầm giám sát của tổ hợp Akash được mở rộng lên gấp 3 khi kết hợp với các ra-đa SR và 3D-CAR Rohini có phạm vi giám sát là 100 và 180km. Sự kết hợp này giúp nâng cao đáng kể khả năng đối phó với các mục tiêu được áp dụng công nghệ tàng hình và bay thấp. Hệ thống máy tính điều khiển hỏa lực của Akash có thể đồng thời theo dõi 64 mục tiêu, chỉ thị tấn công đồng loạt 12 mục tiêu.
Ảnh: Xe radar của tổ hợp Akash.
Có thể kết luận một điều rằng Akash chính là phiên bản “Ấn Độ” của tổ hợp 2K12 Kub với những cải tiến vượt trội nâng cấp đáng kể khả năng đánh chặn của tổ hợp, xứng đáng được mệnh danh là một trong những tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung hiện đại nguy hiểm hàng đầu hiện nay.
Ảnh: Xe phóng tổ hợp Akash trong một lễ duyệt binh.
Việc đưa các tổ hợp Akash đến khu vực biên giới giáp với Trung Quốc đã nâng cao năng lực tại đây của quân đội Ấn Độ lên một cách rõ rệt và sẽ là mối đe dọa vô cùng nghiêm trọng đối với lực lượng Không quân Trung Quốc khi hoạt động tại đây. Việc hai nước liên tục đưa ra các động thái áp chế lẫn nhau hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại và tình hình vẫn nóng hơn bao giờ hết.
Ảnh: Xe phóng tổ hợp Akash.
Video Ấn Độ chào bán cho Việt Nam bản Akash-NG tối tân nhất?