Máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa hành trình tiến công tầm xa Tupolev Tu-95MS của Không quân Nga, được sản xuất từ thời Chiến tranh Lạnh, nhưng vẫn tiếp tục “sứ mệnh” hành trình tuần tra quanh lãnh thổ nước Nga rộng lớn.Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, vào tuần trước, một cặp máy bay ném bom Tu-95MS nâng cấp, đã thực hiện chuyến bay theo lịch trình trên vùng biển quốc tế của Biển Nhật Bản và Tây Bắc Thái Bình Dương.“Chuyến bay kéo dài hơn tám giờ”, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga nói với hãng thông tấn TASS, “Tại một số đoạn của tuyến đường, các máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược đã được hộ tống bởi các máy bay chiến đấu Su-35S của Không quân Nga”.Không phải bây giờ, mà các chuyến bay tuần tra và huấn luyện như vậy của máy bay ném bom Tu-95MS đã trở thành thường lệ. Với số vũ khí tiến công mặt đất khủng khiếp được trang bị (trong đó có cả vũ khí hạt nhân), Tu-95MS vẫn luôn là mối đe dọa với Mỹ và đồng minh của Mỹ.Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS là thành phần quan trọng trong bộ ba răn đe hạt nhân chiến lược của Nga. Vừa qua, Tu-95MS đã được nâng cấp để mang tên lửa hành trình Kh-101 mới nhất. Tên lửa Kh-101 được phóng đi từ Tu-95MS và sau đó tự bay đến mục tiêu, với tầm bắn tối đa đến 5.000km.Máy bay Tu-95MS sử dụng 4 động cơ cánh quạt phản lực, được phát triển vào đầu những năm 1950, sau khi các nhà lãnh đạo Quân đội Liên Xô yêu cầu một máy bay ném bom 4 động cơ, có thể bay 8.000 km, đủ khả năng ném bom các mục tiêu trên khắp lãnh thổ Mỹ.Việc lựa chọn động cơ dẫn động bằng cánh quạt, được đưa ra do thực tế khi đó các động cơ phản lực đốt cháy nhiên liệu quá nhanh. Cùng với B-52 của Mỹ, Tu-95 vẫn là một trong những thiết kế máy bay chiến đấu có “tuổi quân” lâu nhất đang hoạt động trong quân đội Nga, và là máy bay ném bom cánh quạt duy nhất trên thế giới.Mặc dù “đã có tuổi”, nhưng chiếc Tu-95MS vẫn có thể bay khoảng cách xa và năm nay đã thực hiện các chuyến bay thường xuyên gần vùng biển của Mỹ. Trong khi chuyến bay gần đây nhất của cặp máy bay Tu-95MS đã thực hiện các chuyến bay tuần tra gần vùng biển Alaska của Mỹ.Tu-95 cũng đã được nâng cấp đều đặn, và giống như “cụ ông” B-52 của Không quân Mỹ, Tu-95 chưa có dấu hiệu rời biên chế khi trụ cột hiện tại của lực lượng máy bay ném bom chiến lược Nga vẫn là Tu-95MS. Điều đáng chú ý về Tu-95 là không giống như B-52 của Mỹ, nhiều chiếc Tu-95 được sản xuất vào những năm 1980.Điều này là do số Tu-95 cũ hơn không thích hợp để hiện đại hóa, và vào cuối thời kỳ chiến tranh Lạnh, lãnh đạo Quân đội Liên Xô đã quyết định khởi động lại dây chuyền để sản xuất các biến thể Tu-95MS. Do đó, một số chiếc Tu-95, mặc dù là một thiết kế của thập niên 1950, nhưng mới chỉ sản xuất vào đầu thập niên 1980.Vũ khí trang bị chính của Tu-95MS là tên lửa hành trình phóng từ trên không (ALCM) Kh-55; đây là loại tên lửa có tốc độ cận âm, tầm bắn khoảng 2.500 km; còn loại tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân, hiện trang bị trên Tu-95MSM là Kh-55SM, có tầm bắn đến 3.500 km.Loại tên lửa thông thường của Tu-95MS là tên lửa hành trình Kh-555, với tầm bắn 2.000 km. Tên lửa Kh-555 đã được sử dụng ở chiến trường Syria, khi được phóng đi từ máy bay Tu-95MS; thông thường một chiếc Tu-95MS6 mang sáu tên lửa loại này trên một bệ phóng quay KMU-6-5.Quân đội Nga đã tiếp tục nâng cao khả năng chiến đấu của Tu-95MS với nỗ lực hiện đại hóa hơn nữa với biến thể Tu-95MSM. Mục đích chính của việc hiện đại hóa Tu-95MSM là cung cấp cho Tu-95MS khả năng phóng tên lửa hành trình Kh-101 và Kh-102, được trang bị trên máy bay ném bom Tu-160.Do chiều dài tên lửa tăng lên, nên tên lửa Kh-101/102 không thể lắp trên bệ phóng quay bên trong của máy bay Tu-95MS. Như vậy, Tu-95MSM bổ sung thêm 4 giá treo bên ngoài, mỗi giá có thể mang 2 tên lửa loại này.Vào tháng 8 vừa qua, Tập đoàn Máy bay Thống nhất của Nga (UAC) thông báo rằng, máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược Tu-95MSM hiện đại hóa, có khả năng mang 8 tên lửa Kh-101, thay vì 4 tên lửa; đồng thời Tu-95MSM cũng nhận được các hệ thống điều khiển, dẫn đường và liên lạc mới.Vào mùa hè vừa qua, Tu-95MSM đã thực hiện chuyến bay đầu tiên tại sân bay của Nhà máy chế tạo máy bay Beriev ở Taganrog, và chiếc Tu-95 cải tiến đã được điều khiển bởi phi hành đoàn, dưới sự chỉ huy của phi công thử nghiệm Andrei Voropayev, từ căn cứ thử nghiệm bay Zhukovskaya.Theo truyền thông nhà nước Nga, chuyến bay thử nghiệm trong chế độ bình thường, ở độ cao 9.000 mét và kéo dài hai giờ ba mươi ba phút. Các hệ thống và thiết bị hoạt động như mong đợi và toàn bộ chuyến bay thử nghiệm đã được tiến hành mà không gặp sự cố nào.Với những nâng cấp gần đây, Tu-95MSM dự kiến sẽ vẫn phục vụ trong Lực lượng Không quân và Vũ trụ Nga cho đến ít nhất là năm 2040; và tuy là một thiết kế cũ của thập niên 1950, nhưng Tu-95 vẫn là mối đe dọa nguy hiểm đối với Mỹ và đồng minh của Mỹ. Nguồn ảnh: Ydex.
Cận cảnh máy bay ném bom chiến lược cổ nhất trong biên chế Không quân Vũ trụ Nga. Nguồn: Star.
Máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa hành trình tiến công tầm xa Tupolev Tu-95MS của Không quân Nga, được sản xuất từ thời Chiến tranh Lạnh, nhưng vẫn tiếp tục “sứ mệnh” hành trình tuần tra quanh lãnh thổ nước Nga rộng lớn.
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, vào tuần trước, một cặp máy bay ném bom Tu-95MS nâng cấp, đã thực hiện chuyến bay theo lịch trình trên vùng biển quốc tế của Biển Nhật Bản và Tây Bắc Thái Bình Dương.
“Chuyến bay kéo dài hơn tám giờ”, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga nói với hãng thông tấn TASS, “Tại một số đoạn của tuyến đường, các máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược đã được hộ tống bởi các máy bay chiến đấu Su-35S của Không quân Nga”.
Không phải bây giờ, mà các chuyến bay tuần tra và huấn luyện như vậy của máy bay ném bom Tu-95MS đã trở thành thường lệ. Với số vũ khí tiến công mặt đất khủng khiếp được trang bị (trong đó có cả vũ khí hạt nhân), Tu-95MS vẫn luôn là mối đe dọa với Mỹ và đồng minh của Mỹ.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS là thành phần quan trọng trong bộ ba răn đe hạt nhân chiến lược của Nga. Vừa qua, Tu-95MS đã được nâng cấp để mang tên lửa hành trình Kh-101 mới nhất. Tên lửa Kh-101 được phóng đi từ Tu-95MS và sau đó tự bay đến mục tiêu, với tầm bắn tối đa đến 5.000km.
Máy bay Tu-95MS sử dụng 4 động cơ cánh quạt phản lực, được phát triển vào đầu những năm 1950, sau khi các nhà lãnh đạo Quân đội Liên Xô yêu cầu một máy bay ném bom 4 động cơ, có thể bay 8.000 km, đủ khả năng ném bom các mục tiêu trên khắp lãnh thổ Mỹ.
Việc lựa chọn động cơ dẫn động bằng cánh quạt, được đưa ra do thực tế khi đó các động cơ phản lực đốt cháy nhiên liệu quá nhanh. Cùng với B-52 của Mỹ, Tu-95 vẫn là một trong những thiết kế máy bay chiến đấu có “tuổi quân” lâu nhất đang hoạt động trong quân đội Nga, và là máy bay ném bom cánh quạt duy nhất trên thế giới.
Mặc dù “đã có tuổi”, nhưng chiếc Tu-95MS vẫn có thể bay khoảng cách xa và năm nay đã thực hiện các chuyến bay thường xuyên gần vùng biển của Mỹ. Trong khi chuyến bay gần đây nhất của cặp máy bay Tu-95MS đã thực hiện các chuyến bay tuần tra gần vùng biển Alaska của Mỹ.
Tu-95 cũng đã được nâng cấp đều đặn, và giống như “cụ ông” B-52 của Không quân Mỹ, Tu-95 chưa có dấu hiệu rời biên chế khi trụ cột hiện tại của lực lượng máy bay ném bom chiến lược Nga vẫn là Tu-95MS. Điều đáng chú ý về Tu-95 là không giống như B-52 của Mỹ, nhiều chiếc Tu-95 được sản xuất vào những năm 1980.
Điều này là do số Tu-95 cũ hơn không thích hợp để hiện đại hóa, và vào cuối thời kỳ chiến tranh Lạnh, lãnh đạo Quân đội Liên Xô đã quyết định khởi động lại dây chuyền để sản xuất các biến thể Tu-95MS. Do đó, một số chiếc Tu-95, mặc dù là một thiết kế của thập niên 1950, nhưng mới chỉ sản xuất vào đầu thập niên 1980.
Vũ khí trang bị chính của Tu-95MS là tên lửa hành trình phóng từ trên không (ALCM) Kh-55; đây là loại tên lửa có tốc độ cận âm, tầm bắn khoảng 2.500 km; còn loại tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân, hiện trang bị trên Tu-95MSM là Kh-55SM, có tầm bắn đến 3.500 km.
Loại tên lửa thông thường của Tu-95MS là tên lửa hành trình Kh-555, với tầm bắn 2.000 km. Tên lửa Kh-555 đã được sử dụng ở chiến trường Syria, khi được phóng đi từ máy bay Tu-95MS; thông thường một chiếc Tu-95MS6 mang sáu tên lửa loại này trên một bệ phóng quay KMU-6-5.
Quân đội Nga đã tiếp tục nâng cao khả năng chiến đấu của Tu-95MS với nỗ lực hiện đại hóa hơn nữa với biến thể Tu-95MSM. Mục đích chính của việc hiện đại hóa Tu-95MSM là cung cấp cho Tu-95MS khả năng phóng tên lửa hành trình Kh-101 và Kh-102, được trang bị trên máy bay ném bom Tu-160.
Do chiều dài tên lửa tăng lên, nên tên lửa Kh-101/102 không thể lắp trên bệ phóng quay bên trong của máy bay Tu-95MS. Như vậy, Tu-95MSM bổ sung thêm 4 giá treo bên ngoài, mỗi giá có thể mang 2 tên lửa loại này.
Vào tháng 8 vừa qua, Tập đoàn Máy bay Thống nhất của Nga (UAC) thông báo rằng, máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược Tu-95MSM hiện đại hóa, có khả năng mang 8 tên lửa Kh-101, thay vì 4 tên lửa; đồng thời Tu-95MSM cũng nhận được các hệ thống điều khiển, dẫn đường và liên lạc mới.
Vào mùa hè vừa qua, Tu-95MSM đã thực hiện chuyến bay đầu tiên tại sân bay của Nhà máy chế tạo máy bay Beriev ở Taganrog, và chiếc Tu-95 cải tiến đã được điều khiển bởi phi hành đoàn, dưới sự chỉ huy của phi công thử nghiệm Andrei Voropayev, từ căn cứ thử nghiệm bay Zhukovskaya.
Theo truyền thông nhà nước Nga, chuyến bay thử nghiệm trong chế độ bình thường, ở độ cao 9.000 mét và kéo dài hai giờ ba mươi ba phút. Các hệ thống và thiết bị hoạt động như mong đợi và toàn bộ chuyến bay thử nghiệm đã được tiến hành mà không gặp sự cố nào.
Với những nâng cấp gần đây, Tu-95MSM dự kiến sẽ vẫn phục vụ trong Lực lượng Không quân và Vũ trụ Nga cho đến ít nhất là năm 2040; và tuy là một thiết kế cũ của thập niên 1950, nhưng Tu-95 vẫn là mối đe dọa nguy hiểm đối với Mỹ và đồng minh của Mỹ. Nguồn ảnh: Ydex.
Cận cảnh máy bay ném bom chiến lược cổ nhất trong biên chế Không quân Vũ trụ Nga. Nguồn: Star.