Mở đầu bài viết, ông Roblin bình luận, máy bay ném bom chiến lược Tu-95 vẫn đang phục vụ trong Lực lượng hàng không vũ trụ Nga bất chấp thực tế là nó đã rất cao tuổi, nguyên nhân bắt nguồn từ việc Moskva thiếu oanh tạc cơ đủ tin cậy.Tu-95 Bear ra đời như một phản ứng đối xứng của Nga trước Mỹ, nhằm vượt qua khoảng cách xa và mang theo lượng vũ khí lớn, các nhà thiết kế đã lắp lên máy bay 4 động cơ phản lực cánh quạt NK-12 mạnh mẽ.Đây là thiết bị có độ ồn cực cao, gây ra tiếng động lớn được nghe thấy khắp nơi khi Tu-95 bay ngang qua, thậm chí nó còn có thể bị phát hiện bởi hệ thống định vị thủy âm của tàu ngầm, nhưng quyết định này là chính đáng.Chiếc oanh tạc cơ Tu-95 khổng lồ là máy bay động cơ phản lực cánh quạt nhanh nhất thế giới, có khả năng đạt tốc độ 920 km/h, có thể vượt qua quãng đường 14,5 nghìn km với lượng nhiên liệu dự trữ, phiên bản nâng cấp còn có khả năng tiếp nhiên liệu trên không.Ông Sebastian Roblin nhớ lại, các cuộc tuần tra trong Chiến tranh Lạnh được thực hiện trong 10 giờ, nhưng chuyến bay của Tu-95 thường kéo dài hơn.Vị chuyên gia cho biết thêm: “Nếu Chiến tranh Lạnh phát triển thành nóng, hàng chục chiếc Tu-95 sẽ bay qua Vòng Bắc Cực và thả bom hạt nhân xuống mục tiêu nằm trên lãnh thổ Mỹ".Sau đó Nga nhận thấy sự cần thiết phải tích hợp tên lửa hành trình để tấn công đối phương trong bối cảnh các hệ thống phòng không đang mới đáng sợ hơn nhiều, nhà quan sát quân sự lưu ý.Trước thực tế trên, các phiên bản nâng cấp của Bear đã ra đời và chức năng trinh sát hải quân được giao cho nó. Với mục đích này, Tu-95 được trang bị hệ thống radar và sonar mạnh mẽ.Chuyên gia quân sự người Mỹ cho rằng nhiệm vụ gây sức ép với các đối thủ là một trong những chức năng chính của máy bay ném bom mang tên lửa Nga trong giai đoạn hiện nay.Vai trò của Tu-95 có thể hữu ích không chỉ trong cuộc chiến mà còn về mặt tâm lý gây áp lực lên đối thủ, khi thể hiện sự dễ bị tổn thương của hạm đội đối với cuộc tấn công đường không.Hiện Nga đang tiếp tục cải thiện công năng của "Những chú gấu". Phiên bản hiện đại hóa mới nhất Tu-95MSM có thể tấn công bằng tên lửa hành trình Kh-101 cũng như biến thể hạt nhân Kh-102. Việc di chuyển ở độ cao thấp cho phép đạn tấn công không bị phát hiện.Tác giả coi sự xuất hiện của oanh tạc cơ Tu-95 Bear tại biên giới là một trong những nguyên nhân gây báo động ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.Theo vị chuyên gia, Tu-95 đã được phát hiện ngoài khơi bờ biển Vương quốc Anh, trong vùng nhận dạng phòng không Alaska, và chúng đã quấy rối Nhật Bản. Những Con gấu không vượt qua biên giới, nhưng chúng gây ra sự lo lắng và nhắc nhở về sức mạnh quân sự của Nga:"Về lý thuyết, đây là nhiệm vụ do thám, nhưng chúng nhắc nhở các đối thủ rằng Nga vẫn có khả năng gửi máy bay ném bom hạt nhân đến gần không phận của họ nếu nước này muốn".Ông Sebastian Roblin nói thêm, khả năng của các hệ thống phòng không hiện đại khiến Tu-95 rất dễ bị bắn hạ nếu vào vùng nguy hiểm. Tuy nhiên chiếc oanh tạc cơ không cần tiếp cận gần như vậy, bởi nó có khả năng tấn công mục tiêu bằng tên lửa hành trình tầm xa.Tu-95 Bear không phải là phương tiện vô hình, nhưng Quân đội Nga đã biến nhược điểm này thành một ưu điểm: "Thận trọng không tỏ ra cần thiết đối với một số nhiệm vụ, mà còn đi ngược lại với mục đích của họ", ông Roblin kết luận.
Mở đầu bài viết, ông Roblin bình luận, máy bay ném bom chiến lược Tu-95 vẫn đang phục vụ trong Lực lượng hàng không vũ trụ Nga bất chấp thực tế là nó đã rất cao tuổi, nguyên nhân bắt nguồn từ việc Moskva thiếu oanh tạc cơ đủ tin cậy.
Tu-95 Bear ra đời như một phản ứng đối xứng của Nga trước Mỹ, nhằm vượt qua khoảng cách xa và mang theo lượng vũ khí lớn, các nhà thiết kế đã lắp lên máy bay 4 động cơ phản lực cánh quạt NK-12 mạnh mẽ.
Đây là thiết bị có độ ồn cực cao, gây ra tiếng động lớn được nghe thấy khắp nơi khi Tu-95 bay ngang qua, thậm chí nó còn có thể bị phát hiện bởi hệ thống định vị thủy âm của tàu ngầm, nhưng quyết định này là chính đáng.
Chiếc oanh tạc cơ Tu-95 khổng lồ là máy bay động cơ phản lực cánh quạt nhanh nhất thế giới, có khả năng đạt tốc độ 920 km/h, có thể vượt qua quãng đường 14,5 nghìn km với lượng nhiên liệu dự trữ, phiên bản nâng cấp còn có khả năng tiếp nhiên liệu trên không.
Ông Sebastian Roblin nhớ lại, các cuộc tuần tra trong Chiến tranh Lạnh được thực hiện trong 10 giờ, nhưng chuyến bay của Tu-95 thường kéo dài hơn.
Vị chuyên gia cho biết thêm: “Nếu Chiến tranh Lạnh phát triển thành nóng, hàng chục chiếc Tu-95 sẽ bay qua Vòng Bắc Cực và thả bom hạt nhân xuống mục tiêu nằm trên lãnh thổ Mỹ".
Sau đó Nga nhận thấy sự cần thiết phải tích hợp tên lửa hành trình để tấn công đối phương trong bối cảnh các hệ thống phòng không đang mới đáng sợ hơn nhiều, nhà quan sát quân sự lưu ý.
Trước thực tế trên, các phiên bản nâng cấp của Bear đã ra đời và chức năng trinh sát hải quân được giao cho nó. Với mục đích này, Tu-95 được trang bị hệ thống radar và sonar mạnh mẽ.
Chuyên gia quân sự người Mỹ cho rằng nhiệm vụ gây sức ép với các đối thủ là một trong những chức năng chính của máy bay ném bom mang tên lửa Nga trong giai đoạn hiện nay.
Vai trò của Tu-95 có thể hữu ích không chỉ trong cuộc chiến mà còn về mặt tâm lý gây áp lực lên đối thủ, khi thể hiện sự dễ bị tổn thương của hạm đội đối với cuộc tấn công đường không.
Hiện Nga đang tiếp tục cải thiện công năng của "Những chú gấu". Phiên bản hiện đại hóa mới nhất Tu-95MSM có thể tấn công bằng tên lửa hành trình Kh-101 cũng như biến thể hạt nhân Kh-102. Việc di chuyển ở độ cao thấp cho phép đạn tấn công không bị phát hiện.
Tác giả coi sự xuất hiện của oanh tạc cơ Tu-95 Bear tại biên giới là một trong những nguyên nhân gây báo động ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
Theo vị chuyên gia, Tu-95 đã được phát hiện ngoài khơi bờ biển Vương quốc Anh, trong vùng nhận dạng phòng không Alaska, và chúng đã quấy rối Nhật Bản. Những Con gấu không vượt qua biên giới, nhưng chúng gây ra sự lo lắng và nhắc nhở về sức mạnh quân sự của Nga:
"Về lý thuyết, đây là nhiệm vụ do thám, nhưng chúng nhắc nhở các đối thủ rằng Nga vẫn có khả năng gửi máy bay ném bom hạt nhân đến gần không phận của họ nếu nước này muốn".
Ông Sebastian Roblin nói thêm, khả năng của các hệ thống phòng không hiện đại khiến Tu-95 rất dễ bị bắn hạ nếu vào vùng nguy hiểm. Tuy nhiên chiếc oanh tạc cơ không cần tiếp cận gần như vậy, bởi nó có khả năng tấn công mục tiêu bằng tên lửa hành trình tầm xa.
Tu-95 Bear không phải là phương tiện vô hình, nhưng Quân đội Nga đã biến nhược điểm này thành một ưu điểm: "Thận trọng không tỏ ra cần thiết đối với một số nhiệm vụ, mà còn đi ngược lại với mục đích của họ", ông Roblin kết luận.