Đứng thứ tư trong 5 loại xe tăng chủ lực thế hệ 4 là K2 Black Panther của Hàn Quốc. Có thông tin cho rằng, Black Panther là hậu duệ của một mẫu K2 khác của Hàn Quốc, vốn là phiên bản M1 Abrams được thiết kế lại. Nhưng trên thực tế, K2 Black Panther là mẫu xe được thiết kế trên cơ sở 4 loại xe tăng: Abrams, Leopard II, Leclerc và T-80 của Liên Xô.Ví dụ về khả năng phòng thủ chủ động, Black Panther gần như hoàn toàn được lấy từ xe tăng chủ lực T-80. Nhưng các thiết bị điện tử được phát triển hoàn toàn ở Hàn Quốc. Black Panther chưa thể được gọi là cuộc cách mạng xe tăng; nhưng nó đã kết hợp những phẩm chất tốt nhất, của các phương tiện chiến đấu hiện có.Trọng lượng chiến đấu của Black Panther là 55 tấn. Xe được điều khiển bởi một kíp lái ba người: trưởng xe, lái xe và pháo thủ. Black Panther đã sử dụng bộ nạp đạn tự động, khác với thiết kế của xe tăng Mỹ trước kia là nạp đạn bằng sức người.Các bánh xe chịu nặng của Black Panther được trang bị hệ thống treo khí nén (ISU), có thể tác động riêng biệt lên từng bộ treo, do đó có thể nghiêng xe sang một bên, hay “ngồi xuống”, “đứng” và “quỳ”. K2 Black Panther được trang bị pháo nòng trơn L55 120 mm của Đức, có nòng dài 6,6 mét.Một tính năng thú vị của K2, là xe được trang bị một radar hoạt động ở dải sóng milimet. Radar này cho phép kíp xe phát hiện tên lửa và đạn pháo đang bay đến, để kích hoạt phá hủy hệ thống điện tử của chúng, hoặc phóng đạn khói để tạo bức màn che ngụy trang.Mặc dù mang đầy ắp công nghệ hiện đại, có nhiều ưu điểm, nhưng nhược điểm của K2 Black Panther đó là giá không hề rẻ; giá Quân đội Hàn Quốc mua đã là 8,5 triệu USD/chiếc. Do vậy, những quốc gia nào có ý định trang bị lớn loại xe tăng này, cũng phải xem xét.Đứng top đầu trong 5 loại MBT thế hệ 4 là T-14 Armata của Nga; hiện trên thế giới, chưa MBT nào sánh với T-14 Armata về thiết kế, công nghệ. T-14 nổi tiếng đến nỗi, nó tốn không ít giấy mực của giới nghiên cứu; và tất cả đều nhấn mạnh, T-14 là một cái gì đó, khác với kho vũ khí sẵn có trên thế giới.Ngoài thực tế là xe tăng T-14 có sức mạnh chiến đấu vượt bậc, tốc độ bắn và độ chính xác bắn đáng kể; nó có khả năng thực hiện các nhiệm vụ lấy mạng là trung tâm: trinh sát, xác định mục tiêu, điều khiển từ xa thông qua một hệ thống điều khiển duy nhất.Trong điều kiện chiến đấu, xe tăng chủ lực T-14 Armata nhận dữ liệu tác chiến trực tuyến và cung cấp tự động các tham số đường đạn để điều khiển hỏa lực của toàn bộ liên kết chiến thuật.Các ưu điểm chính của T-14 Armata đó là: Sử dụng một nền tảng hoàn toàn mới; bố trí kíp xe trong một khoang bọc thép dày, tách biệt với khoang chứa đạn; tháp pháo không có người điểu khiển; hệ thống bảo vệ chủ động, có khả năng bảo vệ chống lại các loại đạn chống tăng.Các đặc điểm chính của T-14, khối lượng chiến đấu 48 tấn; kíp xe từ 2-3 người; áo giáp nhiều lớp; công suất động cơ 1.600 mã lực; tốc độ di chuyển trên đường cao tốc đến 90 km/h, đường địa hình 70-75 km/h; dự trữ hành trình ít nhất 500 km; tầm bắn của pháo đến 8 km; khả năng bắn khi đang di chuyển; cơ số đạn 45 viên.T-14 Armata có một hệ thống phóng và điều khiển một máy bay không người lái Pterodactyl, có một radar tự động và một kính ngắm hồng ngoại. Nhiệm vụ của máy bay không người lái bao gồm trinh sát và xác định tọa độ mục tiêu.Về vũ khí, T-14 được trang bị vũ khí hiện đại, cho phép tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên không. Hệ thống điều khiển hỏa lực cung cấp khả năng xác định chính xác tọa độ của mục tiêu, bắt và theo dõi mục tiêu ở chế độ tự động, dẫn đường cho vũ khí, điều chỉnh các tham số đường đạn. Thông tin được lấy bởi các cảm biến gắn trên nóc xe tăng.Hệ thống cảm biến gồm, máy thu và thiết bị định vị GLONASS; con quay hồi chuyển của định hướng góc; cảm biến cho đo các thông khí tượng bên ngoài, cũng như dao động của nòng súng bị nóng lên trong quá trình bắn.Vũ khí chính của T-14 Armata là pháo nòng trơn 125 mm, kiểu 2A82-1M. Tầm bắn của pháo từ 7-8 km, tốc độ bắn từ 11-12 phát/phút. Có thể dễ dàng chuyển đổi thành pháo 2A83 152 mm, làm tăng đáng kể khả năng xuyên giáp, nhưng số đạn mang theo sẽ giảm xuống. Nhưng các chuyên gia cho rằng, cỡ nòng 125 mm là đủ.Vũ khí phụ là một súng máy phòng không cỡ nòng 12,7 mm kiểu Kord, được bố trí một ụ súng riêng lẻ trên nóc tháp pháo, sử dụng cơ chế điều khiển từ xa; có thể tấn công các mục tiêu trên không ở khoảng cách lên đến 1,5 km. Ngoài ra còn có một khẩu súng máy PKTM cỡ nòng 7,62mm, lắp đồng trục với pháo chính để tiêu diệt sinh lực của đối phương.Giá thành dòng xe tăng T-14 hiện ở mức quá cao, khiến quân đội Nga phải cân nhắc các giải pháp thay thế rẻ hơn, bao gồm phiên bản cải tiến của mẫu xe tăng T-72. Mỗi chiếc T-14 có giá khoảng 3,7 triệu USD, trong khi một chiếc T-72 với giá khoảng 900.000 USD mỗi chiếc, chi phí để nâng cấp mẫu T-72 cơ bản lên cấu hình xe tăng T-72M1 là khoảng 500.000 USD. Vì vậy Nga chưa thể trang bị loạt lớn T-14 theo kế hoạch. Nguồn ảnh: Pinterest. Độc đáo xe tăng Strv không tháp pháo, hai lái xe để điều khiển xe đi tiến như đi lùi. Nguồn: StrvTiube.
Đứng thứ tư trong 5 loại xe tăng chủ lực thế hệ 4 là K2 Black Panther của Hàn Quốc. Có thông tin cho rằng, Black Panther là hậu duệ của một mẫu K2 khác của Hàn Quốc, vốn là phiên bản M1 Abrams được thiết kế lại. Nhưng trên thực tế, K2 Black Panther là mẫu xe được thiết kế trên cơ sở 4 loại xe tăng: Abrams, Leopard II, Leclerc và T-80 của Liên Xô.
Ví dụ về khả năng phòng thủ chủ động, Black Panther gần như hoàn toàn được lấy từ xe tăng chủ lực T-80. Nhưng các thiết bị điện tử được phát triển hoàn toàn ở Hàn Quốc. Black Panther chưa thể được gọi là cuộc cách mạng xe tăng; nhưng nó đã kết hợp những phẩm chất tốt nhất, của các phương tiện chiến đấu hiện có.
Trọng lượng chiến đấu của Black Panther là 55 tấn. Xe được điều khiển bởi một kíp lái ba người: trưởng xe, lái xe và pháo thủ. Black Panther đã sử dụng bộ nạp đạn tự động, khác với thiết kế của xe tăng Mỹ trước kia là nạp đạn bằng sức người.
Các bánh xe chịu nặng của Black Panther được trang bị hệ thống treo khí nén (ISU), có thể tác động riêng biệt lên từng bộ treo, do đó có thể nghiêng xe sang một bên, hay “ngồi xuống”, “đứng” và “quỳ”. K2 Black Panther được trang bị pháo nòng trơn L55 120 mm của Đức, có nòng dài 6,6 mét.
Một tính năng thú vị của K2, là xe được trang bị một radar hoạt động ở dải sóng milimet. Radar này cho phép kíp xe phát hiện tên lửa và đạn pháo đang bay đến, để kích hoạt phá hủy hệ thống điện tử của chúng, hoặc phóng đạn khói để tạo bức màn che ngụy trang.
Mặc dù mang đầy ắp công nghệ hiện đại, có nhiều ưu điểm, nhưng nhược điểm của K2 Black Panther đó là giá không hề rẻ; giá Quân đội Hàn Quốc mua đã là 8,5 triệu USD/chiếc. Do vậy, những quốc gia nào có ý định trang bị lớn loại xe tăng này, cũng phải xem xét.
Đứng top đầu trong 5 loại MBT thế hệ 4 là T-14 Armata của Nga; hiện trên thế giới, chưa MBT nào sánh với T-14 Armata về thiết kế, công nghệ. T-14 nổi tiếng đến nỗi, nó tốn không ít giấy mực của giới nghiên cứu; và tất cả đều nhấn mạnh, T-14 là một cái gì đó, khác với kho vũ khí sẵn có trên thế giới.
Ngoài thực tế là xe tăng T-14 có sức mạnh chiến đấu vượt bậc, tốc độ bắn và độ chính xác bắn đáng kể; nó có khả năng thực hiện các nhiệm vụ lấy mạng là trung tâm: trinh sát, xác định mục tiêu, điều khiển từ xa thông qua một hệ thống điều khiển duy nhất.
Trong điều kiện chiến đấu, xe tăng chủ lực T-14 Armata nhận dữ liệu tác chiến trực tuyến và cung cấp tự động các tham số đường đạn để điều khiển hỏa lực của toàn bộ liên kết chiến thuật.
Các ưu điểm chính của T-14 Armata đó là: Sử dụng một nền tảng hoàn toàn mới; bố trí kíp xe trong một khoang bọc thép dày, tách biệt với khoang chứa đạn; tháp pháo không có người điểu khiển; hệ thống bảo vệ chủ động, có khả năng bảo vệ chống lại các loại đạn chống tăng.
Các đặc điểm chính của T-14, khối lượng chiến đấu 48 tấn; kíp xe từ 2-3 người; áo giáp nhiều lớp; công suất động cơ 1.600 mã lực; tốc độ di chuyển trên đường cao tốc đến 90 km/h, đường địa hình 70-75 km/h; dự trữ hành trình ít nhất 500 km; tầm bắn của pháo đến 8 km; khả năng bắn khi đang di chuyển; cơ số đạn 45 viên.
T-14 Armata có một hệ thống phóng và điều khiển một máy bay không người lái Pterodactyl, có một radar tự động và một kính ngắm hồng ngoại. Nhiệm vụ của máy bay không người lái bao gồm trinh sát và xác định tọa độ mục tiêu.
Về vũ khí, T-14 được trang bị vũ khí hiện đại, cho phép tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên không. Hệ thống điều khiển hỏa lực cung cấp khả năng xác định chính xác tọa độ của mục tiêu, bắt và theo dõi mục tiêu ở chế độ tự động, dẫn đường cho vũ khí, điều chỉnh các tham số đường đạn. Thông tin được lấy bởi các cảm biến gắn trên nóc xe tăng.
Hệ thống cảm biến gồm, máy thu và thiết bị định vị GLONASS; con quay hồi chuyển của định hướng góc; cảm biến cho đo các thông khí tượng bên ngoài, cũng như dao động của nòng súng bị nóng lên trong quá trình bắn.
Vũ khí chính của T-14 Armata là pháo nòng trơn 125 mm, kiểu 2A82-1M. Tầm bắn của pháo từ 7-8 km, tốc độ bắn từ 11-12 phát/phút. Có thể dễ dàng chuyển đổi thành pháo 2A83 152 mm, làm tăng đáng kể khả năng xuyên giáp, nhưng số đạn mang theo sẽ giảm xuống. Nhưng các chuyên gia cho rằng, cỡ nòng 125 mm là đủ.
Vũ khí phụ là một súng máy phòng không cỡ nòng 12,7 mm kiểu Kord, được bố trí một ụ súng riêng lẻ trên nóc tháp pháo, sử dụng cơ chế điều khiển từ xa; có thể tấn công các mục tiêu trên không ở khoảng cách lên đến 1,5 km. Ngoài ra còn có một khẩu súng máy PKTM cỡ nòng 7,62mm, lắp đồng trục với pháo chính để tiêu diệt sinh lực của đối phương.
Giá thành dòng xe tăng T-14 hiện ở mức quá cao, khiến quân đội Nga phải cân nhắc các giải pháp thay thế rẻ hơn, bao gồm phiên bản cải tiến của mẫu xe tăng T-72. Mỗi chiếc T-14 có giá khoảng 3,7 triệu USD, trong khi một chiếc T-72 với giá khoảng 900.000 USD mỗi chiếc, chi phí để nâng cấp mẫu T-72 cơ bản lên cấu hình xe tăng T-72M1 là khoảng 500.000 USD. Vì vậy Nga chưa thể trang bị loạt lớn T-14 theo kế hoạch. Nguồn ảnh: Pinterest.
Độc đáo xe tăng Strv không tháp pháo, hai lái xe để điều khiển xe đi tiến như đi lùi. Nguồn: StrvTiube.