Hệ thống này đã hạ hàng trăm mục tiêu bay trong đó có vài chục chiếc UAV do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.Thống kê mới nhất cho thấy, chỉ trong hơn một tháng vừa qua đã có khoảng 20 UAV của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các lực lượng thân Ankara bị hệ thống này tiêu diệt.Ngay chính các chuyên gia Nga cũng phải thán phục hiệu suất của tổ hợp này khi chúng đánh chặn thành công tới 70% mục tiêu tại Syria.Có thể nói đến lúc này Buk-M2E là hệ thống có hiệu suất chiến đấu cao nhất trong biên chế quân đội Syria.Chiến đấu cơ của Thổ Nhĩ Kỳ cũng thường phải bay né các trận địa của tổ hợp Buk-M2.Có thông tin Nga đang tiếp tục cung cấp đạn tên lửa của hệ thống này cho quân đội của Tổng thống Syria Assad.Có Buk-M2E, quân đội Syria phần nào được an ủi khi họ đang phải căng mình chống đỡ Israel và Thổ Nhĩ Kỳ.Hệ thống tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2E là biến thể mới nhất trong “gia đình” họ tên lửa Buk (cây sồi).Hệ tên lửa tự hành này có khả năng tiêu diệt rất nhiều loại mục tiêu bay như máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình, đạn pháo phản lực, các loại bom...Bên cạnh đó Buk-M2 cũng có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước có phản xạ sóng radar.Buk được Liên Xô chế tạo vào đầu những năm 1970 như là một sự phát triển kế thừa của tên lửa 2K12 Kub (NATO định danh là SA-6 Gainful) hay còn được mệnh danh là “những ngón tay thần chết” từ sau những chiến tích lừng lẫy tại Trung Đông.Biến thể đầu tiên của hệ thống Buk là 9K37 (NATO định danh là SA-11). Đến 9K-317 “Buk-M2” là kết quả của rất nhiều lần cải tiến, nâng cấp, nó được phương Tây định danh là SA-17 Grizzly.Biến thể xuất khẩu của Buk-M2 chính là 9K-317E Buk-M2E hay còn được gọi là Ural – được bán cho Syria, Ai Cập và một vài quốc gia khác.So với các hệ thống Buk trước kia, Buk-M2E đã mạnh hơn nhiều, đặc biệt về radar và tên lửa. Điều đó càng làm tăng tính “sát thủ” cho một trong những tổ hợp phòng không tầm trung hàng đầu thế giới.Việc sở hữu được nhiều tổ hợp này đã tăng cường đáng kể sức mạnh của lực lượng phòng không Syria, Ai Cập.Tại Syria, hệ thống Buk-M2E bắt đầu nổi tiếng khi đã đánh chặn hiệu quả các loại tên lửa được phóng từ chiến đấu cơ Israel.Cấu trúc đầy đủ của tổ hợp Buk-M2E gồm 2 phần: phần chiến đấu và hỗ trợ đảm bảo chiến đấu.Phần chiến đấu tiêu chuẩn gồm: xe chỉ huy 9S510E; một xe radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1-3E; một xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E; 6 xe phóng tự hành 9A317E; 6 xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E và 48 đạn tên lửa 9M317.Phần đảm bảo chiến đầu gồm: xe chở đạn Ural-5323; xe cẩu nạp đạn 9T31M1; bảo dưỡng kỹ thuật 9V36; xe sửa chữa 9V937, 9V938, 9V894 M1-3E; xe hỗ trợ AG3-M1...Đạn tên lửa 9M317E lắp khối chiến đấu nặng 70kg với bán kính diệt mục tiêu 17m. Đạn lắp đầu tự dẫn đa chế độ gồm: tự lái quán tính có hiệu chỉnh vô tuyến pha giữa và radar bán chủ động pha cuối.Đạn có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa từ 3-50km, độ cao từ 25m tới 25km.Với những tính năng và hiệu suất hiện tại, Buk-M2E được coi là một trong số những hệ thống phòng thủ tầm trung mạnh nhất thế giới.
Hệ thống này đã hạ hàng trăm mục tiêu bay trong đó có vài chục chiếc UAV do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Thống kê mới nhất cho thấy, chỉ trong hơn một tháng vừa qua đã có khoảng 20 UAV của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các lực lượng thân Ankara bị hệ thống này tiêu diệt.
Ngay chính các chuyên gia Nga cũng phải thán phục hiệu suất của tổ hợp này khi chúng đánh chặn thành công tới 70% mục tiêu tại Syria.
Có thể nói đến lúc này Buk-M2E là hệ thống có hiệu suất chiến đấu cao nhất trong biên chế quân đội Syria.
Chiến đấu cơ của Thổ Nhĩ Kỳ cũng thường phải bay né các trận địa của tổ hợp Buk-M2.
Có thông tin Nga đang tiếp tục cung cấp đạn tên lửa của hệ thống này cho quân đội của Tổng thống Syria Assad.
Có Buk-M2E, quân đội Syria phần nào được an ủi khi họ đang phải căng mình chống đỡ Israel và Thổ Nhĩ Kỳ.
Hệ thống tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2E là biến thể mới nhất trong “gia đình” họ tên lửa Buk (cây sồi).
Hệ tên lửa tự hành này có khả năng tiêu diệt rất nhiều loại mục tiêu bay như máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình, đạn pháo phản lực, các loại bom...
Bên cạnh đó Buk-M2 cũng có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước có phản xạ sóng radar.
Buk được Liên Xô chế tạo vào đầu những năm 1970 như là một sự phát triển kế thừa của tên lửa 2K12 Kub (NATO định danh là SA-6 Gainful) hay còn được mệnh danh là “những ngón tay thần chết” từ sau những chiến tích lừng lẫy tại Trung Đông.
Biến thể đầu tiên của hệ thống Buk là 9K37 (NATO định danh là SA-11). Đến 9K-317 “Buk-M2” là kết quả của rất nhiều lần cải tiến, nâng cấp, nó được phương Tây định danh là SA-17 Grizzly.
Biến thể xuất khẩu của Buk-M2 chính là 9K-317E Buk-M2E hay còn được gọi là Ural – được bán cho Syria, Ai Cập và một vài quốc gia khác.
So với các hệ thống Buk trước kia, Buk-M2E đã mạnh hơn nhiều, đặc biệt về radar và tên lửa. Điều đó càng làm tăng tính “sát thủ” cho một trong những tổ hợp phòng không tầm trung hàng đầu thế giới.
Việc sở hữu được nhiều tổ hợp này đã tăng cường đáng kể sức mạnh của lực lượng phòng không Syria, Ai Cập.
Tại Syria, hệ thống Buk-M2E bắt đầu nổi tiếng khi đã đánh chặn hiệu quả các loại tên lửa được phóng từ chiến đấu cơ Israel.
Cấu trúc đầy đủ của tổ hợp Buk-M2E gồm 2 phần: phần chiến đấu và hỗ trợ đảm bảo chiến đấu.
Phần chiến đấu tiêu chuẩn gồm: xe chỉ huy 9S510E; một xe radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1-3E; một xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E; 6 xe phóng tự hành 9A317E; 6 xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E và 48 đạn tên lửa 9M317.
Phần đảm bảo chiến đầu gồm: xe chở đạn Ural-5323; xe cẩu nạp đạn 9T31M1; bảo dưỡng kỹ thuật 9V36; xe sửa chữa 9V937, 9V938, 9V894 M1-3E; xe hỗ trợ AG3-M1...
Đạn tên lửa 9M317E lắp khối chiến đấu nặng 70kg với bán kính diệt mục tiêu 17m. Đạn lắp đầu tự dẫn đa chế độ gồm: tự lái quán tính có hiệu chỉnh vô tuyến pha giữa và radar bán chủ động pha cuối.
Đạn có thể diệt mục tiêu ở cự ly xa từ 3-50km, độ cao từ 25m tới 25km.
Với những tính năng và hiệu suất hiện tại, Buk-M2E được coi là một trong số những hệ thống phòng thủ tầm trung mạnh nhất thế giới.