Mặc dù trong những ngày qua mọi sự chú ý đều đổ dồn về vụ đụng độ giữa tiêm kích Su-27 của Nga và chiến hạm NATO tại biển Đen, tuy nhiên mới đây ở ngoài biển Địa Trung Hải cũng có sự kiện nóng chẳng kém.Báo chí Nga cho biết, hải quân Pháp đã bất ngờ điều động tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle cùng nhóm hộ tống áp sát căn cứ hải quân Tarus của Nga trên đất Syria.Trong bối cảnh trên, Nga đã cấp tốc gửi 3 chiến hạm của mình tới giám sát nhóm tấn công tàu sân bay Pháp, đưa chúng vào "gọng kìm" để "không có cơ hội khiêu khích"."Biên đội tác chiến của hải quân Nga bao gồm 2 tàu hộ vệ tên lửa thuộc hạm đội Biển Đen và 1 tàu hộ vệ tên lửa của hạm đội Baltic đang thực hiện nhiệm vụ theo dõi nhóm tấn công tàu sân bay Pháp do chiếc Charles de Gaulle dẫn đầu", báo chí Nga cho biết.Theo thông báo mới nhất, không chỉ tiến hành giám sát, các chiến hạm Nga còn tổ chức một cuộc diễn tập bắn đạn thật với tên lửa hành trình Kalibr để "biểu dương lực lượng"."Ba tàu chiến là một phần trong nhóm thường trực của hải quân Nga ở biển Địa Trung Hải đã đẩy lùi cuộc tấn công của kẻ thù giả định và sử dụng tổ hợp tên lửa Kalibre chống lại nó", dịch vụ báo chí của hạm đội Biển Đen cho biết."Nhóm tấn công hải quân Nga bao gồm các tàu Đô đốc Grigorovich, Đô đốc Makarov và Đô đốc Essen đã bắn tên lửa và pháo vào các mục tiêu trên biển cũng như trên không"."Theo kịch bản tác chiến, tàu địch có điều kiện đã phát động một cuộc tấn công tên lửa nhằm vào nhóm chiến hạm của hải quân Nga, buộc thủy thủ đoàn phải có phản ứng đáp trả"."Tổ hợp tên lửa phòng không Shtil-1 đã được sử dụng để đẩy lùi cuộc tấn công. Ở giai đoạn tiếp theo, tên lửa chống hạm siêu thanh Kalibr đáp trả và tiêu diệt nhóm tàu đối phương", hãng thông tấn TASS mô tả về kịch bản cuộc tập trận.Báo chí Nga nhận định rằng tàu chiến nước này có hỏa lực vượt trội nhóm tấn công tàu sân bay Pháp, ngoài ra chúng còn nằm dưới sự yểm trợ của máy bay từ căn cứ hải quân ở Tartus và căn cứ không quân Hmeimim."Điều này rõ ràng cho thấy Moskva đang thể hiện sự thống trị của mình ở khu vực Địa Trung Hải", truyền thông Nga tự tin khẳng định như vậy."Nhóm tàu hộ vệ tên lửa Nga có thể chứng tỏ sức mạnh của mình với tàu sân bay Pháp cũng như nhóm tàu tấn công mà nó chỉ huy. Tại thời điểm này, hành động trên nhằm khẳng định hạm đội Nga sẵn sàng bảo vệ căn cứ quân. sự của mình"."Đây là 'cú hồi mã thương', bởi vì chỉ một vài năm trước, các tàu chiến Nga đã bị tàu của NATO giám sát liên tục", chuyên gia Nga bình luận.Mặc dù vậy, giới quan sát phương Tây lại cho rằng tàu sân bay Pháp với 40 tiêm kích trên khoang thậm chí đủ khả năng xóa sổ toàn bộ các căn cứ không quân và hải quân Nga tại Syria chỉ sau một đợt tấn công.Bên cạnh đó, các chiến đấu cơ Rafale-M cực kỳ tối tân mà hàng không mẫu hạm Pháp mang theo có thể dễ dàng tiêu diệt biên đội chiến hạm Nga từ cự ly rất xa mà không lo ngại việc bị phản kích. Tất nhiên, mỗi bên đều có căn cứ để đưa ra nhận định của mình, còn thực tế nếu xảy ra đụng độ lại là câu chuyện khác, mà ở đó thiệt hại nặng nề là không thể tránh khỏi, không bên nào mong muốn.
Mặc dù trong những ngày qua mọi sự chú ý đều đổ dồn về vụ đụng độ giữa tiêm kích Su-27 của Nga và chiến hạm NATO tại biển Đen, tuy nhiên mới đây ở ngoài biển Địa Trung Hải cũng có sự kiện nóng chẳng kém.
Báo chí Nga cho biết, hải quân Pháp đã bất ngờ điều động tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle cùng nhóm hộ tống áp sát căn cứ hải quân Tarus của Nga trên đất Syria.
Trong bối cảnh trên, Nga đã cấp tốc gửi 3 chiến hạm của mình tới giám sát nhóm tấn công tàu sân bay Pháp, đưa chúng vào "gọng kìm" để "không có cơ hội khiêu khích".
"Biên đội tác chiến của hải quân Nga bao gồm 2 tàu hộ vệ tên lửa thuộc hạm đội Biển Đen và 1 tàu hộ vệ tên lửa của hạm đội Baltic đang thực hiện nhiệm vụ theo dõi nhóm tấn công tàu sân bay Pháp do chiếc Charles de Gaulle dẫn đầu", báo chí Nga cho biết.
Theo thông báo mới nhất, không chỉ tiến hành giám sát, các chiến hạm Nga còn tổ chức một cuộc diễn tập bắn đạn thật với tên lửa hành trình Kalibr để "biểu dương lực lượng".
"Ba tàu chiến là một phần trong nhóm thường trực của hải quân Nga ở biển Địa Trung Hải đã đẩy lùi cuộc tấn công của kẻ thù giả định và sử dụng tổ hợp tên lửa Kalibre chống lại nó", dịch vụ báo chí của hạm đội Biển Đen cho biết.
"Nhóm tấn công hải quân Nga bao gồm các tàu Đô đốc Grigorovich, Đô đốc Makarov và Đô đốc Essen đã bắn tên lửa và pháo vào các mục tiêu trên biển cũng như trên không".
"Theo kịch bản tác chiến, tàu địch có điều kiện đã phát động một cuộc tấn công tên lửa nhằm vào nhóm chiến hạm của hải quân Nga, buộc thủy thủ đoàn phải có phản ứng đáp trả".
"Tổ hợp tên lửa phòng không Shtil-1 đã được sử dụng để đẩy lùi cuộc tấn công. Ở giai đoạn tiếp theo, tên lửa chống hạm siêu thanh Kalibr đáp trả và tiêu diệt nhóm tàu đối phương", hãng thông tấn TASS mô tả về kịch bản cuộc tập trận.
Báo chí Nga nhận định rằng tàu chiến nước này có hỏa lực vượt trội nhóm tấn công tàu sân bay Pháp, ngoài ra chúng còn nằm dưới sự yểm trợ của máy bay từ căn cứ hải quân ở Tartus và căn cứ không quân Hmeimim.
"Điều này rõ ràng cho thấy Moskva đang thể hiện sự thống trị của mình ở khu vực Địa Trung Hải", truyền thông Nga tự tin khẳng định như vậy.
"Nhóm tàu hộ vệ tên lửa Nga có thể chứng tỏ sức mạnh của mình với tàu sân bay Pháp cũng như nhóm tàu tấn công mà nó chỉ huy. Tại thời điểm này, hành động trên nhằm khẳng định hạm đội Nga sẵn sàng bảo vệ căn cứ quân. sự của mình".
"Đây là 'cú hồi mã thương', bởi vì chỉ một vài năm trước, các tàu chiến Nga đã bị tàu của NATO giám sát liên tục", chuyên gia Nga bình luận.
Mặc dù vậy, giới quan sát phương Tây lại cho rằng tàu sân bay Pháp với 40 tiêm kích trên khoang thậm chí đủ khả năng xóa sổ toàn bộ các căn cứ không quân và hải quân Nga tại Syria chỉ sau một đợt tấn công.
Bên cạnh đó, các chiến đấu cơ Rafale-M cực kỳ tối tân mà hàng không mẫu hạm Pháp mang theo có thể dễ dàng tiêu diệt biên đội chiến hạm Nga từ cự ly rất xa mà không lo ngại việc bị phản kích. Tất nhiên, mỗi bên đều có căn cứ để đưa ra nhận định của mình, còn thực tế nếu xảy ra đụng độ lại là câu chuyện khác, mà ở đó thiệt hại nặng nề là không thể tránh khỏi, không bên nào mong muốn.