Chiến đấu cơ F-15C của Mỹ. Nguồn ảnh: DCS.
Các máy bay chiến đấu và khoảng 300 nhân viên mặt đất hỗ trợ đã được chuyển tới từ các sân bay quân sự ở Louisian và Florida ở Mỹ tới căn cứ không quân Ignatievo, gần Plovdiv, Bulgaria.
Chiến dịch Atlantic Resolve là những nỗ lực của phía NATO nhằm muốn đối phó lại các hành động của Nga tại Ukraine, đặc biệt là chiến sự tại khu vực Donbass. Mỹ là một trong những quốc gia năng nổ nhất trong việc tham gia chiến dịch này bằng việc tăng cường sự hiện diện của mình tại khu vực các nước Đông Âu bằng việc đưa tới đây một lực lượng lớn bao gồm bộ binh, thiết giáp và không quân. Bên cạnh đó, Mỹ cũng liên tục thúc ép các nước thuộc NATO chi đủ 2% GDP hàng năm cho Quốc phòng theo đúng với sự thỏa thuận của NATO từ khi thành lập mà trước đây các nước phương tây thường hay vô tình hoặc cố ý "lờ" điều khoản này đi.Lực lượng Mỹ có mặt tại châu Âu. Nguồn ảnh: USDD.
Tình hình tại khu vực Đông Âu đang ngày càng trở nên căng thẳng nhất là kể từ đầu năm 2017 tới nay, phía Mỹ đã gửi đến đây rất nhiều lực lượng và phía Nga cũng liên tục thực hiện triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa, phòng không tầm xa ở những khu vực cực kỳ nhạy cảm trong khu vực này.
Tính đến thời điểm hiện tại, cả phía NATO và Nga vẫn chưa hề có bất cứ dấu hiệu nhượng bộ hoặc xuống thang căng thẳng nào.
Chiến đấu cơ F-15C của Mỹ. Nguồn ảnh: DCS.
Các máy bay chiến đấu và khoảng 300 nhân viên mặt đất hỗ trợ đã được chuyển tới từ các sân bay quân sự ở Louisian và Florida ở Mỹ tới căn cứ không quân Ignatievo, gần Plovdiv, Bulgaria.
Chiến dịch Atlantic Resolve là những nỗ lực của phía NATO nhằm muốn đối phó lại các hành động của Nga tại Ukraine, đặc biệt là chiến sự tại khu vực Donbass. Mỹ là một trong những quốc gia năng nổ nhất trong việc tham gia chiến dịch này bằng việc tăng cường sự hiện diện của mình tại khu vực các nước Đông Âu bằng việc đưa tới đây một lực lượng lớn bao gồm bộ binh, thiết giáp và không quân. Bên cạnh đó, Mỹ cũng liên tục thúc ép các nước thuộc NATO chi đủ 2% GDP hàng năm cho Quốc phòng theo đúng với sự thỏa thuận của NATO từ khi thành lập mà trước đây các nước phương tây thường hay vô tình hoặc cố ý "lờ" điều khoản này đi.
Lực lượng Mỹ có mặt tại châu Âu. Nguồn ảnh: USDD.
Tình hình tại khu vực Đông Âu đang ngày càng trở nên căng thẳng nhất là kể từ đầu năm 2017 tới nay, phía Mỹ đã gửi đến đây rất nhiều lực lượng và phía Nga cũng liên tục thực hiện triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa, phòng không tầm xa ở những khu vực cực kỳ nhạy cảm trong khu vực này.
Tính đến thời điểm hiện tại, cả phía NATO và Nga vẫn chưa hề có bất cứ dấu hiệu nhượng bộ hoặc xuống thang căng thẳng nào.