Dư luận Mỹ ban đầu đã rất lạc quan về cuộc Chiến tranh Việt Nam, chỉ cho đến khi những trận đánh mang tính biểu tượng trong cuộc chiến tranh này được truyền thông Mỹ đăng tải về nước một cách chân thực, người dân Mỹ mới dần "định hình" được vị thế bi đát của họ ở cuộc chiến bên kia bán cầu này. Nguồn ảnh: Tasm.Trận đánh biểu tượng đầu tiên cho sự bế tắc của Quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam chính là Trận Ấp Bắc năm 1963, diễn ra ở khu vực Ấp Bắc, thuộc tỉnh Mỹ Tho lúc bấy giờ và nay là tỉnh Tiền Giang. Sở dĩ Trận Ấp Bắc đặc biệt được dư luận quan tâm do nó diễn ra chỉ cách Sài Gòn 65km về Tây Nam nên các phóng viên quốc tế thường trú tại Sài Gòn có thể có mặt đông đủ. Nguồn ảnh: Cherries.Chiến dịch hành quân này của Mỹ đã biến thành một thảm họa quân sự khi tin tình báo của họ sai hoàn toàn dẫn tới việc chủ quan, coi thường sức mạnh của lực lượng quân giải phóng trong khu vực, mặt khác quân tiếp viện của họ cũng không kịp ứng cứu, lực lượng quân giải phóng của ta gần như đã "làm gỏi" các đơn vị bộ binh Mỹ lẫn quân đội ngụy Sài Gòn bị "kẹt" trong trận chiến này. Nguồn ảnh: Center.Kết quả của trận chiến này là Mỹ cùng quân đội ngụy Sài Gòn mất 1400 quân cùng 5 máy bay trực thăng. Đây chính là trận chiến khiến quân đội Mỹ nhận ra sự yếu kém của quân đội ngụy Sài Gòn và cảm thấy rằng nếu không đưa lính Mỹ tới miền Nam Việt Nam, Sài Gòn sẽ xụp đổ chỉ trong vài năm. Nguồn ảnh: Scout.Trận đánh thạm hại thứ hai của Mỹ tại chiến trường Việt Nam là Trận Pleiku, năm 1965, khi quân giải phóng cùng lực lượng du kích, bộ đội địa phương tấn công vào Căn cứ không quân Pleiku. Nguồn ảnh: Shmoop.Trận Pleiku diễn ra vào đêm ngày 6/2/1965 khi lính Mỹ còn đang ngủ say. Tổng cộng có tới 200 chiến sĩ đặc công của quân giải phóng đột nhập thành công vào căn cứ này trước khi nổ súng. Kết quả của cuộc tấn công là 9 lính Mỹ thiệt mạng, 126 lính Mỹ bị thương cùng với 20 máy bay trong căn cứ bị phá hủy. Nguồn ảnh: Imge.Sau trận chiến này, Mỹ nhận ra rằng họ không hề an toàn ở bất cứ đâu tại miền Nam Việt Nam, bất kể đó có là khi họ đang ngủ trong căn cứ không quân lớn bậc nhất Cao nguyên Trung phần. Nguồn ảnh: Gettyimg.Để giải quyết thế "gài răng lược" tại miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ, Mỹ chuyển sang sử dụng chiến lược "tìm diệt" với mục tiêu là xóa sổ các cơ sở, căn cứ cách mạng của ta tại miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Atlas.Trong khuôn khổ của chiến lược tìm-diệt, Mỹ đã tổ chức một cuộc hành quân mang tên Starlite (Ánh Sao). Đây là chiến dịch được tiến hành hoàn toàn bởi Quân đội Mỹ và bắt đầu từ ngày 17/8/1965. Tham gia cuộc hành quân này có tới 5.500 lính Mỹ cùng hàng loạt trực thăng, pháo, xe tăng, xe bọc thép,... Nguồn ảnh: Atlas.Mặc dù vậy, phía Quân giải phóng vẫn chiến thắng và loại khỏi vòng vây tới 900 địch. Đây được coi là thất bại khiến Mỹ "nhục nhã" nhất trong chiến tranh Việt Nam khi Mỹ là phía chủ động, quyết định lựa chọn chiến trường, mục tiêu, thời gian và cách đánh cũng như củng cố hỏa lực, vậy mà chúng vẫn thua. Nguồn ảnh: Stripes.Sau khi cuộc hành quân Ánh Sao thất bại, người Mỹ tìm cách tổ chức một cuộc hành quân nữa với sự tham gia của binh lính ngụy quân đội Sài Gòn với hy vọng sự phối hợp này sẽ tạo ra sự khác biệt. Nguồn ảnh: Soldiers.Trận Ia Đrăng đã khẳng định rằng liên quân Mỹ-Sài Gòn cũng không thể thắng được sức mạnh của Quân giải phóng . Diễn ra từ ngày 14/11 tới ngày 18/11/1965, Ia Đrăng được coi là trận đụng độ lớn đầu tiên giữa liên quân Mỹ-Sài Gòn với Quân giải phóng của ta trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Travel.Trong 4 ngày giao tranh với trang bị "lép vế" hơn rất nhiều so với Mỹ và Sài Gòn nhưng quân giải phóng đã loại khỏi vòng chiến tổng cộng 476 lính Mỹ. Thất bại này đã chứng tỏ sự bế tắc khi Mỹ đã đặt chân tới Việt Nam hơn 1 năm, tổ chức nhiều cuộc hành quân, nhiều trận đánh với nhiều chiến thuật khác nhau nhưng không thắng nổi trận nào. Nguồn ảnh: Geocity.Nếu những trận đánh kể trên chỉ khiến người Mỹ phải thay đổi các chiến thuật, chiến lược can dự vào chiến tranh Việt Nam thì Khe Sanh chính là cái tên đã khiến toàn bộ dân chúng Mỹ thay đổi cái nhìn về trận chiến này. Nguồn ảnh: Stars.Trận Khe Sanh diễn ra từ ngày 21/1 tới ngày 15/7/1968 khi quân giải phóng chủ lực "nhốt" được Mỹ trong căn cứ Khe Sanh tại Quảng Trị, buộc Mỹ phải rút lui, ta chiếm được Khe Sanh, phá hủy được Trung tâm chỉ huy Hàng rào điện tử McNamara, mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh về phía Đông. Nguồn ảnh: Stars.Trận Khe Sanh cũng là một thất bại tình báo của CIA và Tình báo Quân đội Mỹ khi họ không có đủ sự chuẩn bị cần thiết cho cuộc đụng độ quy ước cỡ lớn như vậy tại Khe Sanh. Đây cũng là trận đánh mang nhiều tranh cãi nhất giữa Lầu Năm Góc và Nhà Trắng khi những mệnh lệnh "tử thủ" Khe Sanh được đưa ra một cách thiếu cân nhắc dù với Mỹ và cả Sài Gòn, khi Khe Sanh không mang nhiều ý nghĩa chiến lược. Nguồn ảnh: Quora.
Dư luận Mỹ ban đầu đã rất lạc quan về cuộc Chiến tranh Việt Nam, chỉ cho đến khi những trận đánh mang tính biểu tượng trong cuộc chiến tranh này được truyền thông Mỹ đăng tải về nước một cách chân thực, người dân Mỹ mới dần "định hình" được vị thế bi đát của họ ở cuộc chiến bên kia bán cầu này. Nguồn ảnh: Tasm.
Trận đánh biểu tượng đầu tiên cho sự bế tắc của Quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam chính là Trận Ấp Bắc năm 1963, diễn ra ở khu vực Ấp Bắc, thuộc tỉnh Mỹ Tho lúc bấy giờ và nay là tỉnh Tiền Giang. Sở dĩ Trận Ấp Bắc đặc biệt được dư luận quan tâm do nó diễn ra chỉ cách Sài Gòn 65km về Tây Nam nên các phóng viên quốc tế thường trú tại Sài Gòn có thể có mặt đông đủ. Nguồn ảnh: Cherries.
Chiến dịch hành quân này của Mỹ đã biến thành một thảm họa quân sự khi tin tình báo của họ sai hoàn toàn dẫn tới việc chủ quan, coi thường sức mạnh của lực lượng quân giải phóng trong khu vực, mặt khác quân tiếp viện của họ cũng không kịp ứng cứu, lực lượng quân giải phóng của ta gần như đã "làm gỏi" các đơn vị bộ binh Mỹ lẫn quân đội ngụy Sài Gòn bị "kẹt" trong trận chiến này. Nguồn ảnh: Center.
Kết quả của trận chiến này là Mỹ cùng quân đội ngụy Sài Gòn mất 1400 quân cùng 5 máy bay trực thăng. Đây chính là trận chiến khiến quân đội Mỹ nhận ra sự yếu kém của quân đội ngụy Sài Gòn và cảm thấy rằng nếu không đưa lính Mỹ tới miền Nam Việt Nam, Sài Gòn sẽ xụp đổ chỉ trong vài năm. Nguồn ảnh: Scout.
Trận đánh thạm hại thứ hai của Mỹ tại chiến trường Việt Nam là Trận Pleiku, năm 1965, khi quân giải phóng cùng lực lượng du kích, bộ đội địa phương tấn công vào Căn cứ không quân Pleiku. Nguồn ảnh: Shmoop.
Trận Pleiku diễn ra vào đêm ngày 6/2/1965 khi lính Mỹ còn đang ngủ say. Tổng cộng có tới 200 chiến sĩ đặc công của quân giải phóng đột nhập thành công vào căn cứ này trước khi nổ súng. Kết quả của cuộc tấn công là 9 lính Mỹ thiệt mạng, 126 lính Mỹ bị thương cùng với 20 máy bay trong căn cứ bị phá hủy. Nguồn ảnh: Imge.
Sau trận chiến này, Mỹ nhận ra rằng họ không hề an toàn ở bất cứ đâu tại miền Nam Việt Nam, bất kể đó có là khi họ đang ngủ trong căn cứ không quân lớn bậc nhất Cao nguyên Trung phần. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Để giải quyết thế "gài răng lược" tại miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ, Mỹ chuyển sang sử dụng chiến lược "tìm diệt" với mục tiêu là xóa sổ các cơ sở, căn cứ cách mạng của ta tại miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Atlas.
Trong khuôn khổ của chiến lược tìm-diệt, Mỹ đã tổ chức một cuộc hành quân mang tên Starlite (Ánh Sao). Đây là chiến dịch được tiến hành hoàn toàn bởi Quân đội Mỹ và bắt đầu từ ngày 17/8/1965. Tham gia cuộc hành quân này có tới 5.500 lính Mỹ cùng hàng loạt trực thăng, pháo, xe tăng, xe bọc thép,... Nguồn ảnh: Atlas.
Mặc dù vậy, phía Quân giải phóng vẫn chiến thắng và loại khỏi vòng vây tới 900 địch. Đây được coi là thất bại khiến Mỹ "nhục nhã" nhất trong chiến tranh Việt Nam khi Mỹ là phía chủ động, quyết định lựa chọn chiến trường, mục tiêu, thời gian và cách đánh cũng như củng cố hỏa lực, vậy mà chúng vẫn thua. Nguồn ảnh: Stripes.
Sau khi cuộc hành quân Ánh Sao thất bại, người Mỹ tìm cách tổ chức một cuộc hành quân nữa với sự tham gia của binh lính ngụy quân đội Sài Gòn với hy vọng sự phối hợp này sẽ tạo ra sự khác biệt. Nguồn ảnh: Soldiers.
Trận Ia Đrăng đã khẳng định rằng liên quân Mỹ-Sài Gòn cũng không thể thắng được sức mạnh của Quân giải phóng . Diễn ra từ ngày 14/11 tới ngày 18/11/1965, Ia Đrăng được coi là trận đụng độ lớn đầu tiên giữa liên quân Mỹ-Sài Gòn với Quân giải phóng của ta trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Travel.
Trong 4 ngày giao tranh với trang bị "lép vế" hơn rất nhiều so với Mỹ và Sài Gòn nhưng quân giải phóng đã loại khỏi vòng chiến tổng cộng 476 lính Mỹ. Thất bại này đã chứng tỏ sự bế tắc khi Mỹ đã đặt chân tới Việt Nam hơn 1 năm, tổ chức nhiều cuộc hành quân, nhiều trận đánh với nhiều chiến thuật khác nhau nhưng không thắng nổi trận nào. Nguồn ảnh: Geocity.
Nếu những trận đánh kể trên chỉ khiến người Mỹ phải thay đổi các chiến thuật, chiến lược can dự vào chiến tranh Việt Nam thì Khe Sanh chính là cái tên đã khiến toàn bộ dân chúng Mỹ thay đổi cái nhìn về trận chiến này. Nguồn ảnh: Stars.
Trận Khe Sanh diễn ra từ ngày 21/1 tới ngày 15/7/1968 khi quân giải phóng chủ lực "nhốt" được Mỹ trong căn cứ Khe Sanh tại Quảng Trị, buộc Mỹ phải rút lui, ta chiếm được Khe Sanh, phá hủy được Trung tâm chỉ huy Hàng rào điện tử McNamara, mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh về phía Đông. Nguồn ảnh: Stars.
Trận Khe Sanh cũng là một thất bại tình báo của CIA và Tình báo Quân đội Mỹ khi họ không có đủ sự chuẩn bị cần thiết cho cuộc đụng độ quy ước cỡ lớn như vậy tại Khe Sanh. Đây cũng là trận đánh mang nhiều tranh cãi nhất giữa Lầu Năm Góc và Nhà Trắng khi những mệnh lệnh "tử thủ" Khe Sanh được đưa ra một cách thiếu cân nhắc dù với Mỹ và cả Sài Gòn, khi Khe Sanh không mang nhiều ý nghĩa chiến lược. Nguồn ảnh: Quora.