Theo tạp chí quốc phòng Jane’s thì một khách hàng châu Phi đã đặt hàng các xuồng tuần tra cao tốc được thi công đóng mới bởi nhà máy đóng tàu Việt Nam.Trước đó báo Tuổi Trẻ đã đưa thông tin chi tiết trong một phóng sự truyền hình phát sóng vào ngày 2/1/2020.Thông tin và hình ảnh đi kèm tập trung vào việc giao 50 chiếc xuồng tuần tra đã được một tỷ phú đặt hàng và số lượng nhỏ đang được đưa lên tàu chở hàng để chuyển đến cảng Harcourt ở Nigeria.Đáng kể hơn, còn có thông tin cho biết 10 chiếc "xuồng tuần tra bọc thép" khác đang chờ để bàn giao cho một khách hàng châu Phi chưa rõ danh tính cụ thể.Sản phẩm vừa hoàn thiện đang được tập kết tại cơ sở của công ty đóng tàu Hồng Hà ở thành phố cảng Hải Phòng.Đáng chú ý là theo nhận định của tạp chí quốc phòng Jane's, những chiếc xuồng tuần tra cao tốc này có vẻ ngoài giống với xuồng tuần tra - đánh chặn cao tốc Manta có độ dài 17 m do công ty Suncraft của Malaysia sản xuất.Một nguyên mẫu của chiếc Manta cũng đã được quảng cáo bởi công ty đóng tàu 189 có trụ sở tại Việt Nam, sản phẩm này mang tên nội địa là D300 với vẻ ngoài có rất nhiều nét tương đồng.Những chiếc xuồng cao tốc tại cơ sở Hồng Hà không được trang bị vũ khí, nhưng dễ nhận thấy nó có sẵn vị trí chờ để tích hợp súng máy 12,7 mm cũng như hệ thống quang điện tử do công ty FLIR của Mỹ sản xuất.Bên cạnh đó, trên sản phẩm xuất khẩu sang châu Phi có thể nhận ra những thiết bị như máy thu phát sóng VHF, radar dẫn đường hàng hải tầm hoạt động 36 hải lý, hệ thống định vị vệ tinh GPS…Hiện tại chưa có thông số kỹ thuật của những chiếc xuồng tuần tra cao tốc do công ty đóng tàu Hồng Hà chế tạo cho khách hàng nước ngoài tại châu Phi.Chính vì vậy cho nên chưa đủ cơ sở để kết luận rằng đây có phải là sản phẩm dựa trên thiết kế của chiếc Manta thuộc công ty Suncraft của Malaysia như nhận định của tạp chí Jane's hay không.Nhưng dù sao đi nữa, hợp đồng xuất khẩu tới 50 phương tiện tác chiến cỡ nhỏ loại này cho thấy năng lực của ngành đóng tàu Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc.Chúng ta đã từng bước khẳng định mình trên thị trường hàng quốc phòng thế giới trong cả lĩnh vực cung cấp tàu cỡ lớn và trung bình lẫn xuồng tuần tra cỡ nhỏ.Khoản tiền thu được từ những hợp đồng xuất khẩu kể trên chắc chắn sẽ có tác dụng rất tích cực trong việc tái đầu tư cho sản xuất quốc phòng trong nước, giúp nâng cao đáng kể tiềm lực quân sự của Việt Nam.
Theo tạp chí quốc phòng Jane’s thì một khách hàng châu Phi đã đặt hàng các xuồng tuần tra cao tốc được thi công đóng mới bởi nhà máy đóng tàu Việt Nam.
Trước đó báo Tuổi Trẻ đã đưa thông tin chi tiết trong một phóng sự truyền hình phát sóng vào ngày 2/1/2020.
Thông tin và hình ảnh đi kèm tập trung vào việc giao 50 chiếc xuồng tuần tra đã được một tỷ phú đặt hàng và số lượng nhỏ đang được đưa lên tàu chở hàng để chuyển đến cảng Harcourt ở Nigeria.
Đáng kể hơn, còn có thông tin cho biết 10 chiếc "xuồng tuần tra bọc thép" khác đang chờ để bàn giao cho một khách hàng châu Phi chưa rõ danh tính cụ thể.
Sản phẩm vừa hoàn thiện đang được tập kết tại cơ sở của công ty đóng tàu Hồng Hà ở thành phố cảng Hải Phòng.
Đáng chú ý là theo nhận định của tạp chí quốc phòng Jane's, những chiếc xuồng tuần tra cao tốc này có vẻ ngoài giống với xuồng tuần tra - đánh chặn cao tốc Manta có độ dài 17 m do công ty Suncraft của Malaysia sản xuất.
Một nguyên mẫu của chiếc Manta cũng đã được quảng cáo bởi công ty đóng tàu 189 có trụ sở tại Việt Nam, sản phẩm này mang tên nội địa là D300 với vẻ ngoài có rất nhiều nét tương đồng.
Những chiếc xuồng cao tốc tại cơ sở Hồng Hà không được trang bị vũ khí, nhưng dễ nhận thấy nó có sẵn vị trí chờ để tích hợp súng máy 12,7 mm cũng như hệ thống quang điện tử do công ty FLIR của Mỹ sản xuất.
Bên cạnh đó, trên sản phẩm xuất khẩu sang châu Phi có thể nhận ra những thiết bị như máy thu phát sóng VHF, radar dẫn đường hàng hải tầm hoạt động 36 hải lý, hệ thống định vị vệ tinh GPS…
Hiện tại chưa có thông số kỹ thuật của những chiếc xuồng tuần tra cao tốc do công ty đóng tàu Hồng Hà chế tạo cho khách hàng nước ngoài tại châu Phi.
Chính vì vậy cho nên chưa đủ cơ sở để kết luận rằng đây có phải là sản phẩm dựa trên thiết kế của chiếc Manta thuộc công ty Suncraft của Malaysia như nhận định của tạp chí Jane's hay không.
Nhưng dù sao đi nữa, hợp đồng xuất khẩu tới 50 phương tiện tác chiến cỡ nhỏ loại này cho thấy năng lực của ngành đóng tàu Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc.
Chúng ta đã từng bước khẳng định mình trên thị trường hàng quốc phòng thế giới trong cả lĩnh vực cung cấp tàu cỡ lớn và trung bình lẫn xuồng tuần tra cỡ nhỏ.
Khoản tiền thu được từ những hợp đồng xuất khẩu kể trên chắc chắn sẽ có tác dụng rất tích cực trong việc tái đầu tư cho sản xuất quốc phòng trong nước, giúp nâng cao đáng kể tiềm lực quân sự của Việt Nam.