Từ năm 2004, Việt Nam đã bắt đầu mua thử nghiệm 4 chiếc Su-30MK – phiên bản cải tiến ra mắt năm 1993 dựa trên mẫu Su-30K – phiên bản xuất khẩu đầu tiên của dòng chiến đấu cơ đa năng Su-30. Sau một thời gian đánh giá và sử dụng, năm 2009, Việt Nam chính thức ký hợp đồng đầu tiên mua 8 chiếc máy bay tiêm kích Su-30MK2 – phiên bản tối ưu hóa cho nhiệm vụ tác chiến trên biển của dòng máy bay Su-30.Đến năm 2010, Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng mua thêm 12 chiếc máy bay chiến đấu Su-30MK2. Với hợp đồng này, KQND Việt Nam bắt đầu trang bị Su-30MK2 cho các trung đoàn tiêm kích khác ngoài đoàn 935, Sư đoàn 370 – đơn vị đầu tiên nhận Su-30MK và Su-30MK2. Năm 2011, Trung đoàn 923 trở thành đơn vị thứ hai của KQND Việt Nam tiếp nhận Su-30MK2 đưa vào huấn luyện, chiến đấu. Trước đó, 923 chủ yếu sử dụng loại Su-22M/M4/UM3.Hợp đồng thứ 3 được ký kết hồi cuối tháng 8/2013 trị giá ước tính 600 triệu USD mua thêm cho KQND Việt Nam 12 chiếc Su-30MK2. Hầu hết số máy bay này được giao về cho Trung đoàn 923 đóng ở sân bay Thọ Xuân, Thanh Hóa.Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam có tổng cộng 32 chiếc Su-30MK2 – trở thành quốc gia sở hữu nhiều Su-30MK2 nhất trên thế giới. Ngay cả khi chúng ta mất một chiếc Su-30MK2 vào sáng 14/6 thì vị trí cũng không đổi. Nếu tính tổng số Su-30 thì hiện Việt Nam có 36 chiếc – đứng thứ 5 trong số các quốc gia sử dụng loại máy bay này.Đứng thứ 2 về số lượng máy bay Su-30MK2 trên thế giới là Trung Quốc với tổng số 24 chiếc Su-30MK2 được ký mua năm 2003, chuyển giao toàn bộ trong năm 2004. Toàn bộ số máy bay này hiện được biên chế cho Trung đoàn tiêm kích 10, Sư đoàn 4, Không quân Hải quân Trung Quốc, đặt căn cứ ở tỉnh Chiết Giang.Đáng lưu ý, phiên bản tiêm kích Su-30MK2 vốn được Sukhoi OKB thiết kế theo đề xuất của Trung Quốc về phiên bản Su-30 cải tiến hệ thống điện tử hàng không, tối ưu hóa cho nhiệm vụ tác chiến trên biển với hệ thống C4ISTAR vượt trội Su-30MKK (phiên bản Su-30 đầu tiên bán cho Trung Quốc).Tuy là cùng chung dòng MK2, nhưng các phiên bản Su-30MK2 xuất khẩu tới Việt Nam và các nước khác ngoài Trung Quốc đều được tinh chỉnh hệ thống theo yêu cầu riêng từng quốc gia. Thế nên, tính năng tác chiến cũng sẽ có những phần khác biệt, “không ai giống ai”.Đứng vị trí thứ 3 về số lượng Su-30MK2 là Không quân Venezuela với 23 chiếc. Ngày 14/6/2006, chính quyền Venezuela đã ký hợp đồng mua liền một lúc 24 đơn vị tiêm kích Su-30MK2.Hai chiếc Su-30MK2 đầu tiên được chuyển giao cho Venezuela vào đầu tháng 12/2006 trong khi 8 chiếc còn lại tới vào năm 2004, 14 chiếc tiếp theo đến trong năm 2008. Và đợt cuối cùng 12 chiếc Su-30MK2 tới vào năm 2009.Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động tác chiến, một chiếc Su-30MK2 của Venezuela đã gặp nạn trong chiến dịch truy quét bọn buôn lậu ma túy. Sự việc này khiến số lượng Su-30MK2 của Venezuela chỉ còn 23 chiếc.Tuy nhiên, trong tương lai rất gần, Venezuela sẽ trở thành quốc gia sở hữu nhiều Su-30MK2 nhất thế giới với 35 chiếc khi vào tháng 10/2015 đã ký hợp đồng trị giá 480 triệu USD mua thêm chiếc nữa.Quốc gia đứng thứ 4 về số lượng Su-30MK2 là Uganda với 6 chiếc trong biên chế không quân. Họ ký mua Su-30MK2 vào năm 2012, hai chiếc cuối cùng trong hợp đồng được bàn giao hoàn tất tháng 6/2012.Những chiếc Su-30MK2 của Uganda có màu sơn ngụy trang khá giống các máy bay Su-30MK2 của Trung đoàn 923.Chia sẻ vị trí thứ 4 về số lượng Su-30MK2 với Uganda chính là Indonesia - quốc gia thứ 2 ở Đông Nam Á sử dụng Su-30MK2 cùng Việt Nam. Ngày 29/11/2011, Indonesia đã ký mua 6 Su-30MK2 trị giá 470 triệu USD với Bộ Quốc phòng Nga và Tập đoàn Rosoboronexport. Việc bàn giao được bắt đầu từ sau năm 2013.Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có ít nhất 3 chiếc Su-30MK2 của Không quân Indonesia gặp trục trặc kỹ thuật do chim va vào động cơ và một số lỗi khác liên quan tới khung thân chỉ trong hai tháng 10-11/2013. Điều này khiến người ta đặt dấu hỏi lớn về chất lượng dòng máy bay Su-30MK2.
Từ năm 2004, Việt Nam đã bắt đầu mua thử nghiệm 4 chiếc Su-30MK – phiên bản cải tiến ra mắt năm 1993 dựa trên mẫu Su-30K – phiên bản xuất khẩu đầu tiên của dòng chiến đấu cơ đa năng Su-30. Sau một thời gian đánh giá và sử dụng, năm 2009, Việt Nam chính thức ký hợp đồng đầu tiên mua 8 chiếc máy bay tiêm kích Su-30MK2 – phiên bản tối ưu hóa cho nhiệm vụ tác chiến trên biển của dòng máy bay Su-30.
Đến năm 2010, Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng mua thêm 12 chiếc máy bay chiến đấu Su-30MK2. Với hợp đồng này, KQND Việt Nam bắt đầu trang bị Su-30MK2 cho các trung đoàn tiêm kích khác ngoài đoàn 935, Sư đoàn 370 – đơn vị đầu tiên nhận Su-30MK và Su-30MK2. Năm 2011, Trung đoàn 923 trở thành đơn vị thứ hai của KQND Việt Nam tiếp nhận Su-30MK2 đưa vào huấn luyện, chiến đấu. Trước đó, 923 chủ yếu sử dụng loại Su-22M/M4/UM3.
Hợp đồng thứ 3 được ký kết hồi cuối tháng 8/2013 trị giá ước tính 600 triệu USD mua thêm cho KQND Việt Nam 12 chiếc Su-30MK2. Hầu hết số máy bay này được giao về cho Trung đoàn 923 đóng ở sân bay Thọ Xuân, Thanh Hóa.
Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam có tổng cộng 32 chiếc Su-30MK2 – trở thành quốc gia sở hữu nhiều Su-30MK2 nhất trên thế giới. Ngay cả khi chúng ta mất một chiếc Su-30MK2 vào sáng 14/6 thì vị trí cũng không đổi. Nếu tính tổng số Su-30 thì hiện Việt Nam có 36 chiếc – đứng thứ 5 trong số các quốc gia sử dụng loại máy bay này.
Đứng thứ 2 về số lượng máy bay Su-30MK2 trên thế giới là Trung Quốc với tổng số 24 chiếc Su-30MK2 được ký mua năm 2003, chuyển giao toàn bộ trong năm 2004. Toàn bộ số máy bay này hiện được biên chế cho Trung đoàn tiêm kích 10, Sư đoàn 4, Không quân Hải quân Trung Quốc, đặt căn cứ ở tỉnh Chiết Giang.
Đáng lưu ý, phiên bản tiêm kích Su-30MK2 vốn được Sukhoi OKB thiết kế theo đề xuất của Trung Quốc về phiên bản Su-30 cải tiến hệ thống điện tử hàng không, tối ưu hóa cho nhiệm vụ tác chiến trên biển với hệ thống C4ISTAR vượt trội Su-30MKK (phiên bản Su-30 đầu tiên bán cho Trung Quốc).
Tuy là cùng chung dòng MK2, nhưng các phiên bản Su-30MK2 xuất khẩu tới Việt Nam và các nước khác ngoài Trung Quốc đều được tinh chỉnh hệ thống theo yêu cầu riêng từng quốc gia. Thế nên, tính năng tác chiến cũng sẽ có những phần khác biệt, “không ai giống ai”.
Đứng vị trí thứ 3 về số lượng Su-30MK2 là Không quân Venezuela với 23 chiếc. Ngày 14/6/2006, chính quyền Venezuela đã ký hợp đồng mua liền một lúc 24 đơn vị tiêm kích Su-30MK2.
Hai chiếc Su-30MK2 đầu tiên được chuyển giao cho Venezuela vào đầu tháng 12/2006 trong khi 8 chiếc còn lại tới vào năm 2004, 14 chiếc tiếp theo đến trong năm 2008. Và đợt cuối cùng 12 chiếc Su-30MK2 tới vào năm 2009.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động tác chiến, một chiếc Su-30MK2 của Venezuela đã gặp nạn trong chiến dịch truy quét bọn buôn lậu ma túy. Sự việc này khiến số lượng Su-30MK2 của Venezuela chỉ còn 23 chiếc.
Tuy nhiên, trong tương lai rất gần, Venezuela sẽ trở thành quốc gia sở hữu nhiều Su-30MK2 nhất thế giới với 35 chiếc khi vào tháng 10/2015 đã ký hợp đồng trị giá 480 triệu USD mua thêm chiếc nữa.
Quốc gia đứng thứ 4 về số lượng Su-30MK2 là Uganda với 6 chiếc trong biên chế không quân. Họ ký mua Su-30MK2 vào năm 2012, hai chiếc cuối cùng trong hợp đồng được bàn giao hoàn tất tháng 6/2012.
Những chiếc Su-30MK2 của Uganda có màu sơn ngụy trang khá giống các máy bay Su-30MK2 của Trung đoàn 923.
Chia sẻ vị trí thứ 4 về số lượng Su-30MK2 với Uganda chính là Indonesia - quốc gia thứ 2 ở Đông Nam Á sử dụng Su-30MK2 cùng Việt Nam. Ngày 29/11/2011, Indonesia đã ký mua 6 Su-30MK2 trị giá 470 triệu USD với Bộ Quốc phòng Nga và Tập đoàn Rosoboronexport. Việc bàn giao được bắt đầu từ sau năm 2013.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có ít nhất 3 chiếc Su-30MK2 của Không quân Indonesia gặp trục trặc kỹ thuật do chim va vào động cơ và một số lỗi khác liên quan tới khung thân chỉ trong hai tháng 10-11/2013. Điều này khiến người ta đặt dấu hỏi lớn về chất lượng dòng máy bay Su-30MK2.