Ngày 1/1/1955, mừng chính phủ và Bác Hồ trở về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến, một cuộc duyệt binh lớn đã được tổ chức ở quảng trường Ba Đình lịch sử. Có thể nói, sau 11 năm thành lập, đây là lần đầu tiên quân đội ta tổ chức một cuộc duyệt binh quy mô.Tham gia trong cuộc duyệt binh này, ngoài các đơn vị bộ đội còn có nhiều xe cơ giới, pháo mặt đất, cối, súng máy phòng không, vốn là những chiến lợi phẩm thu được của địch. Đáng chú ý nhất là có sự xuất hiện của hai chiếc xe tăng M24 Chaffee.Đây cũng là các xe tăng chiến lợi phẩm mà quân ta đã thu được sau trận Điện Biên. Trước đó, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Pháp mang lên cụm cứ điểm này 10 xe tăng loại M24 Chafee. Những chiếc này được tháo rời ở sân bay Cát Bi và chuyển bằng đường hàng không lên Điện Biên rồi lắp ráp lại. Trong ảnh là lắp ráp xe tăng ở Điện Biên.Theo Wikipedia, M24 là loại tăng hạng nhẹ, nặng 18 tấn, trang bị pháo cỡ 75mm. Ngoài ra, có một súng máy Browning 12,7 mm trên nóc tháp pháo và hai súng máy 7,62 mm. Toàn thân xe được bọc giáp dày 9-25 mm. Mỗi kíp xe theo tiêu chuẩn có 5 người.10 chiếc xe được biên chế thành đại đội số 3 thuộc Trung đoàn kỵ binh hạng nhẹ số 1 trong đó có một xe chỉ huy mang tên Conti và 3 phân đội. Quân Pháp bố trí 2 phân đội với 6 xe ở Mường Thanh và 1 phân đội với 3 xe ở Hồng Cúm. Trong ảnh là xe tăng mang tên Conti.Đến ngày 7/5, trong 10 chiếc đó thì 8 chiếc bị quân đội ta tiêu diệt còn 2 chiếc trở thành chiến lợi phẩm của ta. Những chiếc xe tăng chiến lợi phẩm này đã tham gia vào đoàn quân Việt Minh duyệt binh mừng chiến thắng ở trên cánh đồng Mường Phăng ngày 13/5/1954. Trong ảnh là xe tăng M24 ở Mường Thanh.Sau đó, để chuẩn bị cho cuộc duyệt binh mừng Bác Hồ và Chính phủ kháng chiến trở về Thủ đô, các xe tăng này lại được đưa về Hà Nội để tham dự. Theo báo Quân đội nhân dân, nhiệm vụ đưa xe về Hà Nội được giao cho nhà máy sửa chữa ô tô Chiến Thắng.Do chiếc xe cẩu duy nhất của ngành xe nước ta thời đó không đủ khả năng cẩu nguyên chiếc xe tăng lên xe tải để mang về nên những người được giao nhiệm vụ đã tháo chiếc xe ra thành từng cụm chi tiết để chở về. Ảnh minh họa một xe tăng M24.Hai chiếc xe tăng M24 này sau khi được lắp ráp lại tại nhà máy Chiến Thắng đã được cho chạy thử. Kết quả là xe chạy tốt, đảm bảo kỹ thuật, an toàn và được bàn giao cho Bộ tư lệnh duyệt binh. Trong lễ diễu binh, đi đầu là các khối đi bộ; tiếp theo là các khối xe cơ giới kéo pháo, khối các loại pháo chiến lợi phẩm.Trước khi xe tăng xuất hiện, loa phóng thanh giới thiệu tính năng của xe tăng là “lô cốt” thép di động, sức cơ động cao, vượt được mọi chướng ngại vật, hỏa lực mạnh... nhưng cũng bị bộ đội ta bắt làm tù binh cùng tướng De Castries.Tuy sau này khi thành lập Binh chủng Tăng Thiết giáp, các loại xe tăng mà quân ta sử dụng là của Liên Xô và Trung Quốc viện trợ như T-34, T-54... nhưng có thể nói rằng 2 chiếc M24 là vốn liếng đầu tiên của lực lượng Tăng thiết giáp Việt Nam. Trong ảnh là các xe tăng T-34 Việt Nam.
Ngày 1/1/1955, mừng chính phủ và Bác Hồ trở về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến, một cuộc duyệt binh lớn đã được tổ chức ở quảng trường Ba Đình lịch sử. Có thể nói, sau 11 năm thành lập, đây là lần đầu tiên quân đội ta tổ chức một cuộc duyệt binh quy mô.
Tham gia trong cuộc duyệt binh này, ngoài các đơn vị bộ đội còn có nhiều xe cơ giới, pháo mặt đất, cối, súng máy phòng không, vốn là những chiến lợi phẩm thu được của địch. Đáng chú ý nhất là có sự xuất hiện của hai chiếc xe tăng M24 Chaffee.
Đây cũng là các xe tăng chiến lợi phẩm mà quân ta đã thu được sau trận Điện Biên. Trước đó, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Pháp mang lên cụm cứ điểm này 10 xe tăng loại M24 Chafee. Những chiếc này được tháo rời ở sân bay Cát Bi và chuyển bằng đường hàng không lên Điện Biên rồi lắp ráp lại. Trong ảnh là lắp ráp xe tăng ở Điện Biên.
Theo Wikipedia, M24 là loại tăng hạng nhẹ, nặng 18 tấn, trang bị pháo cỡ 75mm. Ngoài ra, có một súng máy Browning 12,7 mm trên nóc tháp pháo và hai súng máy 7,62 mm. Toàn thân xe được bọc giáp dày 9-25 mm. Mỗi kíp xe theo tiêu chuẩn có 5 người.
10 chiếc xe được biên chế thành đại đội số 3 thuộc Trung đoàn kỵ binh hạng nhẹ số 1 trong đó có một xe chỉ huy mang tên Conti và 3 phân đội. Quân Pháp bố trí 2 phân đội với 6 xe ở Mường Thanh và 1 phân đội với 3 xe ở Hồng Cúm. Trong ảnh là xe tăng mang tên Conti.
Đến ngày 7/5, trong 10 chiếc đó thì 8 chiếc bị quân đội ta tiêu diệt còn 2 chiếc trở thành chiến lợi phẩm của ta. Những chiếc xe tăng chiến lợi phẩm này đã tham gia vào đoàn quân Việt Minh duyệt binh mừng chiến thắng ở trên cánh đồng Mường Phăng ngày 13/5/1954. Trong ảnh là xe tăng M24 ở Mường Thanh.
Sau đó, để chuẩn bị cho cuộc duyệt binh mừng Bác Hồ và Chính phủ kháng chiến trở về Thủ đô, các xe tăng này lại được đưa về Hà Nội để tham dự. Theo báo Quân đội nhân dân, nhiệm vụ đưa xe về Hà Nội được giao cho nhà máy sửa chữa ô tô Chiến Thắng.
Do chiếc xe cẩu duy nhất của ngành xe nước ta thời đó không đủ khả năng cẩu nguyên chiếc xe tăng lên xe tải để mang về nên những người được giao nhiệm vụ đã tháo chiếc xe ra thành từng cụm chi tiết để chở về. Ảnh minh họa một xe tăng M24.
Hai chiếc xe tăng M24 này sau khi được lắp ráp lại tại nhà máy Chiến Thắng đã được cho chạy thử. Kết quả là xe chạy tốt, đảm bảo kỹ thuật, an toàn và được bàn giao cho Bộ tư lệnh duyệt binh. Trong lễ diễu binh, đi đầu là các khối đi bộ; tiếp theo là các khối xe cơ giới kéo pháo, khối các loại pháo chiến lợi phẩm.
Trước khi xe tăng xuất hiện, loa phóng thanh giới thiệu tính năng của xe tăng là “lô cốt” thép di động, sức cơ động cao, vượt được mọi chướng ngại vật, hỏa lực mạnh... nhưng cũng bị bộ đội ta bắt làm tù binh cùng tướng De Castries.
Tuy sau này khi thành lập Binh chủng Tăng Thiết giáp, các loại xe tăng mà quân ta sử dụng là của Liên Xô và Trung Quốc viện trợ như T-34, T-54... nhưng có thể nói rằng 2 chiếc M24 là vốn liếng đầu tiên của lực lượng Tăng thiết giáp Việt Nam. Trong ảnh là các xe tăng T-34 Việt Nam.