Tờ báo RBTH (Nga) dẫn lời một nguồn tin thân cận cho hay, từ giữa năm 2015 Việt Nam đã đi tới những giai đoạn đàm phán sau cùng về việc ký hợp đồng mua cặp tàu chiến Gepard 3.9 thứ 3. Trước đó, Việt Nam đã mua cặp đầu tiên năm 2007 và cặp thứ hai năm 2013.Các nguồn tin cũng cho biết, cặp tàu chiến Gepard 3.9 thứ ba mà Việt Nam dự định mua sẽ được nâng cấp hệ thống vũ khí. Hiện vẫn chưa rõ những chi tiết vũ khí mới trên cặp tàu này. Có khả năng, nó sẽ được thay đổi toàn diện các loại hỏa lực tên lửa chống hạm, phòng không và có thể là cả tổ hợp pháo.Hiện tại, 4 tàu chiến Gepard 3.9 Project 11661E mà Việt Nam đã mua đều sử dụng pháo hạm hạng nhẹ AK-176M/MA cỡ nòng 76,2mm có tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn 15km. Đây là loại pháo tiêu chuẩn cho các tàu chiến cỡ 2.000 tấn trở xuống ở Liên Xô (Nga) suốt hàng chục năm qua. Trong khi để trang bị pháo cỡ nòng lớn hơn (cỡ 100, 130mm) thì tải trọng chiến hạm phải lên tới hơn 4.000-7.000 tấn.Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ về mặt công nghệ, hiện nay Nga đã có thể triển khai cả các loại pháo hạm cỡ nòng lớn hơn (cỡ 100mm, 130mm) lên các tàu chiến cỡ 2.000 tấn. Điển hình là hệ thống pháo hải quân A190 cỡ nòng 100mm có thể tích hợp dễ dàng lên tàu chiến từ cỡ 500 tấn tới 4.000 tấn. Ảnh giới thiệu pháo A190 của Công ty Cổ phần "Viện nghiên cứu trung ương Burevestnik”.Việc đã có thể tích hợp pháo hạm 100mm lên tàu chiễn cỡ 2.000 tấn mở ra cơ hội tăng cường hỏa lực cho tàu chiến Gepard 3.9 của HQND Việt Nam và các tàu tên lửa Molniya.Ưu điểm đầu tiên và rất rõ ròng của pháo hạm cỡ nòng lớn cho Gepard 3.9 là tầm bắn tăng lên, sức công phá tốt hơn so với pháo 76,2mm. Trong khi vẫn đảm bảo độ chính xác cao, phản ứng nhanh, tác chiến hải đối hải, hải đối không và hải đối đất.Theo Burevstnik, pháo hạm A190 được vận hành hoàn toàn tự động, thời gian phản ứng cực nhanh với mọi mối đe dọa (từ 2-5 giây), có thể tiêu diệt được tàu mặt nước, máy bay chiến đấu, trực thăng, UAV và pháo kích mục tiêu ven bờ.Góc nâng hạ nòng từ -15 độ tới +85 độ.Tuy tốc độ bắn chỉ còn 80 phát/phút (so với 120 phát/phút của AK-176), nhưng đổi lại tầm bắn tối đa đạt tới 20km xa hơn so với pháo 76,2mm.Pháo hạm A190 được phát triển với hai biên thể cho khách hàng lựa chọn gồm: A190E và A190-01. Ảnh: Phiên bản A190E đang nã đạn.Trong ảnh là pháo hạm A190-01 - phiên bản nâng cấp của A190E với radar sơ tốc đầu nòng tích hợp, tăng hiệu quả chiến đấu ngày - đêm, tăng tuổi thọ nòng, tác chiến mọi điều kiện thời tiết và đặc biệt là tháp pháo được thiết kế giảm diện tích phản xạ sóng radar.
Tờ báo RBTH (Nga) dẫn lời một nguồn tin thân cận cho hay, từ giữa năm 2015 Việt Nam đã đi tới những giai đoạn đàm phán sau cùng về việc ký hợp đồng mua cặp tàu chiến Gepard 3.9 thứ 3. Trước đó, Việt Nam đã mua cặp đầu tiên năm 2007 và cặp thứ hai năm 2013.
Các nguồn tin cũng cho biết, cặp tàu chiến Gepard 3.9 thứ ba mà Việt Nam dự định mua sẽ được nâng cấp hệ thống vũ khí. Hiện vẫn chưa rõ những chi tiết vũ khí mới trên cặp tàu này. Có khả năng, nó sẽ được thay đổi toàn diện các loại hỏa lực tên lửa chống hạm, phòng không và có thể là cả tổ hợp pháo.
Hiện tại, 4 tàu chiến Gepard 3.9 Project 11661E mà Việt Nam đã mua đều sử dụng pháo hạm hạng nhẹ AK-176M/MA cỡ nòng 76,2mm có tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn 15km. Đây là loại pháo tiêu chuẩn cho các tàu chiến cỡ 2.000 tấn trở xuống ở Liên Xô (Nga) suốt hàng chục năm qua. Trong khi để trang bị pháo cỡ nòng lớn hơn (cỡ 100, 130mm) thì tải trọng chiến hạm phải lên tới hơn 4.000-7.000 tấn.
Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ về mặt công nghệ, hiện nay Nga đã có thể triển khai cả các loại pháo hạm cỡ nòng lớn hơn (cỡ 100mm, 130mm) lên các tàu chiến cỡ 2.000 tấn. Điển hình là hệ thống pháo hải quân A190 cỡ nòng 100mm có thể tích hợp dễ dàng lên tàu chiến từ cỡ 500 tấn tới 4.000 tấn. Ảnh giới thiệu pháo A190 của Công ty Cổ phần "Viện nghiên cứu trung ương Burevestnik”.
Việc đã có thể tích hợp pháo hạm 100mm lên tàu chiễn cỡ 2.000 tấn mở ra cơ hội tăng cường hỏa lực cho tàu chiến Gepard 3.9 của HQND Việt Nam và các tàu tên lửa Molniya.
Ưu điểm đầu tiên và rất rõ ròng của pháo hạm cỡ nòng lớn cho Gepard 3.9 là tầm bắn tăng lên, sức công phá tốt hơn so với pháo 76,2mm. Trong khi vẫn đảm bảo độ chính xác cao, phản ứng nhanh, tác chiến hải đối hải, hải đối không và hải đối đất.
Theo Burevstnik, pháo hạm A190 được vận hành hoàn toàn tự động, thời gian phản ứng cực nhanh với mọi mối đe dọa (từ 2-5 giây), có thể tiêu diệt được tàu mặt nước, máy bay chiến đấu, trực thăng, UAV và pháo kích mục tiêu ven bờ.
Góc nâng hạ nòng từ -15 độ tới +85 độ.
Tuy tốc độ bắn chỉ còn 80 phát/phút (so với 120 phát/phút của AK-176), nhưng đổi lại tầm bắn tối đa đạt tới 20km xa hơn so với pháo 76,2mm.
Pháo hạm A190 được phát triển với hai biên thể cho khách hàng lựa chọn gồm: A190E và A190-01. Ảnh: Phiên bản A190E đang nã đạn.
Trong ảnh là pháo hạm A190-01 - phiên bản nâng cấp của A190E với radar sơ tốc đầu nòng tích hợp, tăng hiệu quả chiến đấu ngày - đêm, tăng tuổi thọ nòng, tác chiến mọi điều kiện thời tiết và đặc biệt là tháp pháo được thiết kế giảm diện tích phản xạ sóng radar.