Mới đây, trong phóng sự "Lá chắn thép bảo vệ vùng trời phía Nam Tổ quốc" của Truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPTV) về hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Sư đoàn Không quân 370, tên lửa không đối không RVV-AE lần đầu tiên chính thức xuất hiện.Ngoài RVV-AE, trong đoạn phóng sự cũng giới thiệu hình ảnh tên lửa không đối không R-27, R-27; tên lửa không đối đất Kh-29 và cả tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm Kh-31. Đây là bộ vũ khí của các tiêm kích đa năng Su-30MK2 thuộc Trung đoàn 935, Sư 370 anh hùng.RVV-AE là định danh phiên bản xuất khẩu của dòng tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng radar chủ động R-77 cực kỳ hiện đại do Công ty Vympel phát triển, trang bị cho Không quân Nga từ năm 1994. Tới ngày nay, R-77 hay RVV-AE vẫn là một trong những loại tên lửa không đối không bậc nhất thế giới, mạnh ngang ngửa dòng tên lửa AIM-120 AMRAAM của Mỹ.Tên lửa không đối không RVV-AE có khả năng tác chiến chống rất nhiều mục tiêu, từ tiêm kích, trực thăng hay máy bay vận tải cho tới tên lửa hành trình trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày, đêm, trên đất liền hay trên mặt biển.Với RVV-AE, sức mạnh của tiêm kích Su-30MK2 và 4 chiếc Su-30MK (mua năm 2004) được nâng lên một đẳng cấp mới trong nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hay bảo vệ không phận trước các mối đe dọa trên không.Một trong những ưu điểm nổi bật của tên lửa RVV-AE là có tính năng “bắn và quên”. Cụ thể, sau khi rời bệ phóng trên máy bay, tên lửa bay theo quán tính trong pha đầu, ở pha giữa bay theo căn cứ trên tham số mục tiêu cập nhật từ radar trên máy bay. Đến pha cuối, radar chủ động trên tên lửa (cách mục tiêu khoảng 20km thì được kích hoạt) sẽ tự động phát hiện, tìm kiếm và khóa mục tiêu tấn công. Ảnh: Radar chủ động trên RVV-AE.Ngoài ra, một ưu điểm nữa của tên lửa RVV-AE là có thiết kế khí động học độc đáo, giúp giảm tiết diện phản xạ radar tránh bị máy bay địch phát hiện sớm, tăng tốc độ bay và sức chịu quá tải, chuyển hướng nhanh hơn (tới 150°/giây), khiến đối phương không thể trốn thoát.Đồng thời, nhờ ứng dụng vật liệu mới, thiết kế khí động học tốt hơn nên kích thước và trọng lượng của tên lửa RVV-AE giảm đáng kể (175kg và dài 3,6m) so với họ tên lửa tầm trung R-27 (khoảng 250-350kg và dài đến gần 5m, tùy biến thể) đã phát triển trước đó khá lâu.RVV-AE được trang bị động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tầm bắn tối đa đến 80km, độ cao bắn hạ mục tiêu từ 5-25km.Tên lửa không đối không RVV-AE trang bị đầu nổ phá mảnh nặng 22,5kg với ngòi nổ laser cận tiếp xúc.RVV-AE và Su-30MK2 là “cặp song sát” của Không quân Nhân dân Việt Nam hiện đại.
Mới đây, trong phóng sự "Lá chắn thép bảo vệ vùng trời phía Nam Tổ quốc" của Truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPTV) về hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Sư đoàn Không quân 370, tên lửa không đối không RVV-AE lần đầu tiên chính thức xuất hiện.
Ngoài RVV-AE, trong đoạn phóng sự cũng giới thiệu hình ảnh tên lửa không đối không R-27, R-27; tên lửa không đối đất Kh-29 và cả tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm Kh-31. Đây là bộ vũ khí của các tiêm kích đa năng Su-30MK2 thuộc Trung đoàn 935, Sư 370 anh hùng.
RVV-AE là định danh phiên bản xuất khẩu của dòng tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng radar chủ động R-77 cực kỳ hiện đại do Công ty Vympel phát triển, trang bị cho Không quân Nga từ năm 1994. Tới ngày nay, R-77 hay RVV-AE vẫn là một trong những loại tên lửa không đối không bậc nhất thế giới, mạnh ngang ngửa dòng tên lửa AIM-120 AMRAAM của Mỹ.
Tên lửa không đối không RVV-AE có khả năng tác chiến chống rất nhiều mục tiêu, từ tiêm kích, trực thăng hay máy bay vận tải cho tới tên lửa hành trình trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày, đêm, trên đất liền hay trên mặt biển.
Với RVV-AE, sức mạnh của tiêm kích Su-30MK2 và 4 chiếc Su-30MK (mua năm 2004) được nâng lên một đẳng cấp mới trong nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hay bảo vệ không phận trước các mối đe dọa trên không.
Một trong những ưu điểm nổi bật của tên lửa RVV-AE là có tính năng “bắn và quên”. Cụ thể, sau khi rời bệ phóng trên máy bay, tên lửa bay theo quán tính trong pha đầu, ở pha giữa bay theo căn cứ trên tham số mục tiêu cập nhật từ radar trên máy bay. Đến pha cuối, radar chủ động trên tên lửa (cách mục tiêu khoảng 20km thì được kích hoạt) sẽ tự động phát hiện, tìm kiếm và khóa mục tiêu tấn công. Ảnh: Radar chủ động trên RVV-AE.
Ngoài ra, một ưu điểm nữa của tên lửa RVV-AE là có thiết kế khí động học độc đáo, giúp giảm tiết diện phản xạ radar tránh bị máy bay địch phát hiện sớm, tăng tốc độ bay và sức chịu quá tải, chuyển hướng nhanh hơn (tới 150°/giây), khiến đối phương không thể trốn thoát.
Đồng thời, nhờ ứng dụng vật liệu mới, thiết kế khí động học tốt hơn nên kích thước và trọng lượng của tên lửa RVV-AE giảm đáng kể (175kg và dài 3,6m) so với họ tên lửa tầm trung R-27 (khoảng 250-350kg và dài đến gần 5m, tùy biến thể) đã phát triển trước đó khá lâu.
RVV-AE được trang bị động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tầm bắn tối đa đến 80km, độ cao bắn hạ mục tiêu từ 5-25km.
Tên lửa không đối không RVV-AE trang bị đầu nổ phá mảnh nặng 22,5kg với ngòi nổ laser cận tiếp xúc.
RVV-AE và Su-30MK2 là “cặp song sát” của Không quân Nhân dân Việt Nam hiện đại.