Trong bài viết đăng ngày 26/5 của tờ Kommersant (Nga) cho biết thông tin đặc biệt, theo nguồn tin Tập đoàn Tên lửa Chiến dịch – Chiến thuật (KTRV) thì Việt Nam là quốc gia thứ hai sau Nga đưa vào trang bị các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến Bal-E. Nếu đây là sự thật thì rõ ràng sức mạnh phòng thủ bờ biển của Việt Nam đã được tăng lên rõ rệt khi Bal-E là hệ thống vũ khí mới, đang được Nga trang bị hàng loạt.
Tổ hợp phòng thủ bờ biển Bal-E (NATO định danh là SSC-6 Sennight) được thiết kế để bảo vệ các căn cứ hải quân, các mục tiêu và hạ tầng trên bờ, bảo vệ bờ biển (trải dài đến 400km) trên những hướng đối phương có thể đổ bộ bằng cách kiểm soát vùng biển chủ quyền và eo biển, phát hiện và tiêu diệt tàu mặt nước ở tầm đến 120 km khi chúng đang tiếp cận bờ, tại các eo biển, các vùng đảo, đảo ngầm..
Theo KTRV, Bal-E là một tổ hợp vũ khí cơ động, tất cả các thành phần chiến đấu - hỗ trợ đều đặt trên khung bệ xe bánh lốp MAZ 7930 bao gồm: đến 2 xe chỉ huy, kiểm soát, liên lạc (C3) tự hành; đến 4 xe bệ phóng lắp các container ống phóng (8 hoặc 4 ống) chứa tên lửa chống tàu cận âm Kh-35E Uran) và 4 xe nạp đạn. Trong ảnh là xe phóng tổ hợp Bal-E với giàn phóng 8 ống cùng đạn tên lửa Kh-35E.
Tổ hợp Bal-E trang bị đạn tên lửa chống tàu Kh-35E (phiên bản phóng trên đất liền của tên lửa cùng tên mà Việt Nam có dùng trên các chiến hạm hiện đại), nó có thể có chiều dài 3,75m, sải cánh 0,93m, đường kính 0,42m, trọng lượng phóng 630kg (với động cơ tăng cường). Trên thân quả đạn có 4 cánh ổn định ở giữa thân (có thể gập gọn) cùng 4 cánh lái ở đuôi.
Tên lửa Kh-35E phóng từ đất liền có thể đạt tầm bắn tối đa 120km, lắp đầu nổ nặng 145kg (được cho là đủ khả năng đánh chìm tàu chiễn cỡ 5.000 tấn), dùng đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-35E (kích hoạt khi cách mục tiêu 20km) ở pha cuối. Theo báo cáo tài chỉnh của KTRV, tháng 12/2012 họ đã hoàn thành một hợp đồng cung cấp Kh-35 phiên bản đặt trên đất liền cho Hải quân Việt Nam.
Cận cảnh xe đài điều khiển của tổ hợp phòng thủ bờ biển Bal-E.
Xe nạp đạn của tổ hợp Bal-E. Theo nhà thiết kế, Bal-E có thể bắn tới 32 quả tên lửa trong một loạt bắn từ 4 xe phóng đủ sức tiêu diệt cụm tàu sân bay hoặc một cụm tàu tấn công (gồm 3 tàu hộ vệ) hay binh đoàn tàu đổ bộ cách bờ 7-120km. Sau 30-40 phút tái nạp, hệ thống có thể phóng tiếp loạt thứ 2. Trong tác chiến bảo vệ bờ biển tầm gần, Bal-E có thể xem là loại vũ khí không có đối thủ với hỏa lực như vũ bão, chính xác cao, cơ động cao.
Trong bài viết đăng ngày 26/5 của tờ Kommersant (Nga) cho biết thông tin đặc biệt, theo nguồn tin Tập đoàn Tên lửa Chiến dịch – Chiến thuật (KTRV) thì Việt Nam là quốc gia thứ hai sau Nga đưa vào trang bị các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến Bal-E. Nếu đây là sự thật thì rõ ràng sức mạnh phòng thủ bờ biển của Việt Nam đã được tăng lên rõ rệt khi Bal-E là hệ thống vũ khí mới, đang được Nga trang bị hàng loạt.
Tổ hợp phòng thủ bờ biển Bal-E (NATO định danh là SSC-6 Sennight) được thiết kế để bảo vệ các căn cứ hải quân, các mục tiêu và hạ tầng trên bờ, bảo vệ bờ biển (trải dài đến 400km) trên những hướng đối phương có thể đổ bộ bằng cách kiểm soát vùng biển chủ quyền và eo biển, phát hiện và tiêu diệt tàu mặt nước ở tầm đến 120 km khi chúng đang tiếp cận bờ, tại các eo biển, các vùng đảo, đảo ngầm..
Theo KTRV, Bal-E là một tổ hợp vũ khí cơ động, tất cả các thành phần chiến đấu - hỗ trợ đều đặt trên khung bệ xe bánh lốp MAZ 7930 bao gồm: đến 2 xe chỉ huy, kiểm soát, liên lạc (C3) tự hành; đến 4 xe bệ phóng lắp các container ống phóng (8 hoặc 4 ống) chứa tên lửa chống tàu cận âm Kh-35E Uran) và 4 xe nạp đạn. Trong ảnh là xe phóng tổ hợp Bal-E với giàn phóng 8 ống cùng đạn tên lửa Kh-35E.
Tổ hợp Bal-E trang bị đạn tên lửa chống tàu Kh-35E (phiên bản phóng trên đất liền của tên lửa cùng tên mà Việt Nam có dùng trên các chiến hạm hiện đại), nó có thể có chiều dài 3,75m, sải cánh 0,93m, đường kính 0,42m, trọng lượng phóng 630kg (với động cơ tăng cường). Trên thân quả đạn có 4 cánh ổn định ở giữa thân (có thể gập gọn) cùng 4 cánh lái ở đuôi.
Tên lửa Kh-35E phóng từ đất liền có thể đạt tầm bắn tối đa 120km, lắp đầu nổ nặng 145kg (được cho là đủ khả năng đánh chìm tàu chiễn cỡ 5.000 tấn), dùng đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-35E (kích hoạt khi cách mục tiêu 20km) ở pha cuối. Theo báo cáo tài chỉnh của KTRV, tháng 12/2012 họ đã hoàn thành một hợp đồng cung cấp Kh-35 phiên bản đặt trên đất liền cho Hải quân Việt Nam.
Cận cảnh xe đài điều khiển của tổ hợp phòng thủ bờ biển Bal-E.
Xe nạp đạn của tổ hợp Bal-E.
Theo nhà thiết kế, Bal-E có thể bắn tới 32 quả tên lửa trong một loạt bắn từ 4 xe phóng đủ sức tiêu diệt cụm tàu sân bay hoặc một cụm tàu tấn công (gồm 3 tàu hộ vệ) hay binh đoàn tàu đổ bộ cách bờ 7-120km. Sau 30-40 phút tái nạp, hệ thống có thể phóng tiếp loạt thứ 2. Trong tác chiến bảo vệ bờ biển tầm gần, Bal-E có thể xem là loại vũ khí không có đối thủ với hỏa lực như vũ bão, chính xác cao, cơ động cao.