Ngày 21/5, chúng tôi đã có dịp mục kích một chuyến bay huấn luyện của Trung đoàn Không quân tiêm kích 935 (Sư đoàn 370 - quân chủng Phòng không Không quân). Đây cũng là ngày kỷ niệm 40 năm ngày thành lập trung đoàn (21/5/1975) - đơn vị đầu tiên sở hữu tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam. Ảnh: trước đó một ngày, lực lượng kỹ thuật phải kiểm tra lại toàn bộ máy bay để đảm bảo an toàn.Trung đoàn 935 ra đời ngày 21/5/1975 với nhiệm vụ ổn định đơn vị, sử dụng máy bay Mig-21 làm nhiệm vụ trực ban sẵn sàng chiến đấu; khai thác, sử dụng máy bay F-5 thu được của địch. Tháng 12/2004, Trung đoàn được trang bị loại máy bay và vũ khí hiện đại là Su-27 và Su-30MK. Đến tháng 12/2010, Trung đoàn được bổ sung máy bay Su-30MK2, thay thế cho toàn bộ máy bay Su-27. Ảnh: Giọt mồ hôi của người kỹ thuật viên trong thời tiết nắng nóng. Ở hangar, nhiệt độ thường cao hơn bên ngoài 2-3 độ C.Trong khi đó, ở khu vực phòng họp trước ban bay, các phi công đang vẽ bài bay cho mình sau khi được Trung đoàn trưởng phổ biến nhiệm vụ. Trong ảnh, một phi công trẻ đang vẽ đường bay cho bài tập của mình. Mỗi phi công trong mỗi ban bay đều được giao nhiệm vụ cụ thể về bài bay huấn luyện.Tất cả phi công lái Su-30MK2 đều có giờ bay tích lũy hơn 300 giờ trên các loại máy bay phản lực, dày dạn kinh nghiệm và phải biết tiếng Nga nên khi huấn luyện bay chuyển loại, họ chỉ cần một tháng học lý thuyết và sau 1-2 chuyến bay kèm đã tự điều khiển được Su-30MK2. Ảnh: một nhóm các phi công đang nghiên cứu về bài bay của mình trên khu vực sân rộng có vẽ các đường bay.Một phi công trẻ ôn bài với mô hình máy bay Su-30MK2 trên tay.Thượng tá Trần Văn Dũng - Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 935 - đang được kiểm tra sức khỏe trước khi ra khu vực hangar (nơi để máy bay).Su-30MK2 có khả năng thực thi nhiệm vụ tiêm kích (không chiến) trong điều kiện đêm tối, sử dụng các loại vũ khí tác chiến tầm trung, tầm xa và tiếp nhiên liệu ngay trên không (khi được tiếp nhiên liệu trên không, Su-30MK2 sẽ tăng tầm hoạt động từ 3.000km lên tới 8.000 km!). Ảnh: Nhân viên kỹ thuật đang hỗ trợ cho phi công trong buồng lái.Cận cảnh hai phi công trên buồng lái.Nhân viên kỹ thuật ra tín hiệu cho phép máy bay lăn ra khỏi khu vực hangar để ra đường băng.Máy bay Su-30MK2 là loại máy bay tiêm kích đa năng siêu âm hiện đại trên thế giới hiện nay. Su-30MK2 là loại máy bay có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội trong nhiều kiểu thời tiết, địa hình, ở cả trên không, trên đất, trên biển. Ảnh: Hình ảnh lãng mạn của Su-30MK2 khi đang di chuyển trên đường băng với bạt ngàn hoa lau trắng trong nắng sớm.Dưới thân và cánh Su-30MK2 được trang bị tên lửa tinh khôn (tên lửa truyền hình), tên lửa không đối hạm, không đối đất... Ở chế độ không đối không, chiến đấu cơ này có thể thực hiện 9 nhiệm vụ và 10 nhiệm vụ ở chế độ không đối đất. Ảnh: Máy bay Su-30MK2 cất cánh.Đặc biệt, hệ thống radar của Su-30MK2 có khả năng phát hiện 15 mục tiêu cùng lúc, có thể đồng thời theo dõi mười mục tiêu và sử dụng vũ khí tấn công bốn mục tiêu trên không hoặc hai mục tiêu mặt đất. Ảnh: Biên đội Su-30MK2 cất cánh giữa bạt ngàn hoa lau trắng trong sớm mai.Máy bay Su-30MK2 đang thực hiện bài bay theo biên đội. Ảnh do thượng tá Trần Trọng Tuyến (nguyên Chính ủy Trung đoàn 935, hiện là Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 370) chụp từ trong buồng lái.Hình ảnh chụp máy bay Su-30MK2 trên bầu trời trong buồng lái khi đang nhào lộn. Máy ảnh đặt ở chế độ tự động.Hình ảnh lãng mạn của “hổ mang chúa” Su-30MK2 giữa bồng bềnh mây trắng.
Ngày 21/5, chúng tôi đã có dịp mục kích một chuyến bay huấn luyện của Trung đoàn Không quân tiêm kích 935 (Sư đoàn 370 - quân chủng Phòng không Không quân). Đây cũng là ngày kỷ niệm 40 năm ngày thành lập trung đoàn (21/5/1975) - đơn vị đầu tiên sở hữu tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam. Ảnh: trước đó một ngày, lực lượng kỹ thuật phải kiểm tra lại toàn bộ máy bay để đảm bảo an toàn.
Trung đoàn 935 ra đời ngày 21/5/1975 với nhiệm vụ ổn định đơn vị, sử dụng máy bay Mig-21 làm nhiệm vụ trực ban sẵn sàng chiến đấu; khai thác, sử dụng máy bay F-5 thu được của địch. Tháng 12/2004, Trung đoàn được trang bị loại máy bay và vũ khí hiện đại là Su-27 và Su-30MK. Đến tháng 12/2010, Trung đoàn được bổ sung máy bay Su-30MK2, thay thế cho toàn bộ máy bay Su-27. Ảnh: Giọt mồ hôi của người kỹ thuật viên trong thời tiết nắng nóng. Ở hangar, nhiệt độ thường cao hơn bên ngoài 2-3 độ C.
Trong khi đó, ở khu vực phòng họp trước ban bay, các phi công đang vẽ bài bay cho mình sau khi được Trung đoàn trưởng phổ biến nhiệm vụ. Trong ảnh, một phi công trẻ đang vẽ đường bay cho bài tập của mình. Mỗi phi công trong mỗi ban bay đều được giao nhiệm vụ cụ thể về bài bay huấn luyện.
Tất cả phi công lái Su-30MK2 đều có giờ bay tích lũy hơn 300 giờ trên các loại máy bay phản lực, dày dạn kinh nghiệm và phải biết tiếng Nga nên khi huấn luyện bay chuyển loại, họ chỉ cần một tháng học lý thuyết và sau 1-2 chuyến bay kèm đã tự điều khiển được Su-30MK2. Ảnh: một nhóm các phi công đang nghiên cứu về bài bay của mình trên khu vực sân rộng có vẽ các đường bay.
Một phi công trẻ ôn bài với mô hình máy bay Su-30MK2 trên tay.
Thượng tá Trần Văn Dũng - Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 935 - đang được kiểm tra sức khỏe trước khi ra khu vực hangar (nơi để máy bay).
Su-30MK2 có khả năng thực thi nhiệm vụ tiêm kích (không chiến) trong điều kiện đêm tối, sử dụng các loại vũ khí tác chiến tầm trung, tầm xa và tiếp nhiên liệu ngay trên không (khi được tiếp nhiên liệu trên không, Su-30MK2 sẽ tăng tầm hoạt động từ 3.000km lên tới 8.000 km!). Ảnh: Nhân viên kỹ thuật đang hỗ trợ cho phi công trong buồng lái.
Cận cảnh hai phi công trên buồng lái.
Nhân viên kỹ thuật ra tín hiệu cho phép máy bay lăn ra khỏi khu vực hangar để ra đường băng.
Máy bay Su-30MK2 là loại máy bay tiêm kích đa năng siêu âm hiện đại trên thế giới hiện nay. Su-30MK2 là loại máy bay có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội trong nhiều kiểu thời tiết, địa hình, ở cả trên không, trên đất, trên biển. Ảnh: Hình ảnh lãng mạn của Su-30MK2 khi đang di chuyển trên đường băng với bạt ngàn hoa lau trắng trong nắng sớm.
Dưới thân và cánh Su-30MK2 được trang bị tên lửa tinh khôn (tên lửa truyền hình), tên lửa không đối hạm, không đối đất... Ở chế độ không đối không, chiến đấu cơ này có thể thực hiện 9 nhiệm vụ và 10 nhiệm vụ ở chế độ không đối đất. Ảnh: Máy bay Su-30MK2 cất cánh.
Đặc biệt, hệ thống radar của Su-30MK2 có khả năng phát hiện 15 mục tiêu cùng lúc, có thể đồng thời theo dõi mười mục tiêu và sử dụng vũ khí tấn công bốn mục tiêu trên không hoặc hai mục tiêu mặt đất. Ảnh: Biên đội Su-30MK2 cất cánh giữa bạt ngàn hoa lau trắng trong sớm mai.
Máy bay Su-30MK2 đang thực hiện bài bay theo biên đội. Ảnh do thượng tá Trần Trọng Tuyến (nguyên Chính ủy Trung đoàn 935, hiện là Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 370) chụp từ trong buồng lái.
Hình ảnh chụp máy bay Su-30MK2 trên bầu trời trong buồng lái khi đang nhào lộn. Máy ảnh đặt ở chế độ tự động.
Hình ảnh lãng mạn của “hổ mang chúa” Su-30MK2 giữa bồng bềnh mây trắng.