Nhiều trang mạng, báo mạng quân sự nước ngoài (như wiki, jane’s) lâu nay vẫn đăng tải thông tin cho rằng Không quân Nhân dân Việt Nam có trong tay tiêm kích đánh chặn MiG-23 do Liên Xô cung cấp. Ví dụ, thông tin đầu tiên cho rằng Việt Nam có MiG-23 xuất hiện trên tạp chí quốc phòng Jane’s (Anh). Theo đó, trong hai năm 1985 và 1986 Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ 30 chiếc MiG-23ML để thay thế số MiG-19 (J-6) đã hết hạn sử dụng.Thế nhưng, trong suốt thời gian dài, hoàn toàn không có bất kỳ hình ảnh nào chính xác nhất chứng minh rằng KQND Việt Nam có trong tay tiêm kích đánh chặn MiG-23. Dẫu sao MiG-23 cũng là tiêm kích từ những năm 1960, không có gì còn là bí mật để phải che giấu. Trong khi đó, KQND Việt Nam lâu nay đã công khai nhiều hình ảnh, tư liệu về tiêm kích thế hệ 4 Su-27/30 tối tân. Vì lẽ đó, không có lý do gì nếu chúng ta có MiG-23 mà lại không công khai.Nhiều khả năng, báo chí nước ngoài đã nhầm lẫn sự hiện diện của tiêm kích MiG-23 Liên Xô ở căn cứ Cam Ranh là của Việt Nam, hoặc là cung cấp cho Việt Nam. Giai đoạn 1979-2002, Liên Xô (sau đó là Nga) đã thuê và sử dụng căn cứ quân sự Cam Ranh của Việt Nam. Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23MLD sau chuyến bay thử ở sân bay Cam Ranh tháng 1/1985.Hầu hết các máy bay tiêm kích MiG-23 của Liên Xô đều rút khỏi Việt nam từ cuối những năm 1980 cùng các loại máy bay tuần tra săn ngầm Tu-142, máy bay ném bom Tu-95MS.MiG-23 là tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe do Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich nghiên cứu phát triển cho Không quân Liên Xô. Khoảng 5.000 chiếc được sản xuất từ 1967-1985, hiện vẫn còn phục vụ ở một số nước.MiG-23 được trang bị kiểu cnahs cụp cánh xòe có thể xoay góc 16 độ, 45 độ và 72 độ cho khả năng bay thấp tốc độ rất cao, hạ cánh đường băng ngắn... Máy bay được đánh giá là có tính cơ động tốt, nhanh nhẹn. Ảnh: Thiết bị thủy lực làm nhiệm vụ giúp cánh thay đổi hình dạng.MiG-23 được trang bị động cơ phản lực R-35 cho tốc độ tối đa 2.445km/h trên trần bay lớn, tầm bay 1.150km với 6 tên lửa không đối không, trần bay 18.500m, vận tốc leo cao 240m/s.Đây được xem là tiêm kích phản lực thế hệ thứ 3 hiện đại hàng đầu thế giới thời bấy giờ, là mẫu tiêm kích đầu tiên của Liên Xô trang bị radar có khả năng không chiến ngoài tầm nhìn (BVR), tên lửa ngoài tầm nhìn....So với MiG-21, MiG-23 được chú trọng hơn về hệ thống điện tử với một rẩ điều khiển hỏa lực tân tiến nhất thời bấy giờ Sapfir 23 có khả năng không chiến ngoài tầm nhìn (BVR). Những thế hệ đầu tiên có tầm trinh sát 45-55km tùy mục tiêu là máy bay ném bom hay tiêm kích, tầm theo dõi 35km. Thế hệ Sapfir-23ML ra mắt năm 1976 có khả năng phát hiện máy bay ném bom ở cự ly đến 80km.Cận cảnh buồng lái tiêm kích đánh chặn MiG-23MLD – một trong những phiên bản hiện đại nhất của dòng MiG-23.Phiên bản MLD mà Liên xô từng triển khai ở Việt Nam được trang bị hệ thống điện tử mạnh vượt bậc với radar Sapfir-23MLA-II có những thay đổi vượt bậc trong phát hiện, bắn hạ và chiến đấu trong khoảng không hẹp; radar cảnh báo từ xa SPO-15L và hệ thống gây nhiễu bằng các mảnh kim loại và bắn pháo hiệu được lắp đặt.Ghế phóng khẩn cấp kiểu KM-1 dành cho phi công MiG-23.Về vũ khí, tiêm kích MiG-23 có 6 giá treo trên cánh và thân cho phép triển khai 3 tấn vũ khí gồm các loại tên lửa không đối không, bom và rocket. Hầu hết các phiên bản MiG-23 đều chỉ được trang bị tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường radar bán chủ động R-23/24 có tầm bắn từ 25-50km và loại tầm ngắn R-60.Phiên bản nâng cấp theo tiêu chuẩn hiện đại sau này cho phép triển khai tên lửa không đối không R-73, R-27 và R-77.MiG-23 cũng có khả năng không kích mặt đất với tên lửa không đối đất Kh-23/25, bom thông thường cùng rocket. Thậm chí, Liên Xô đã phát triển cả nhánh máy bay MiG-23 chuyên làm nhiệm vụ tấn công mặt đất. Trên cơ sở loại này đã phát triển thành dòng máy bay cường kích MiG-27.
Nhiều trang mạng, báo mạng quân sự nước ngoài (như wiki, jane’s) lâu nay vẫn đăng tải thông tin cho rằng Không quân Nhân dân Việt Nam có trong tay tiêm kích đánh chặn MiG-23 do Liên Xô cung cấp. Ví dụ, thông tin đầu tiên cho rằng Việt Nam có MiG-23 xuất hiện trên tạp chí quốc phòng Jane’s (Anh). Theo đó, trong hai năm 1985 và 1986 Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ 30 chiếc MiG-23ML để thay thế số MiG-19 (J-6) đã hết hạn sử dụng.
Thế nhưng, trong suốt thời gian dài, hoàn toàn không có bất kỳ hình ảnh nào chính xác nhất chứng minh rằng KQND Việt Nam có trong tay tiêm kích đánh chặn MiG-23. Dẫu sao MiG-23 cũng là tiêm kích từ những năm 1960, không có gì còn là bí mật để phải che giấu. Trong khi đó, KQND Việt Nam lâu nay đã công khai nhiều hình ảnh, tư liệu về tiêm kích thế hệ 4 Su-27/30 tối tân. Vì lẽ đó, không có lý do gì nếu chúng ta có MiG-23 mà lại không công khai.
Nhiều khả năng, báo chí nước ngoài đã nhầm lẫn sự hiện diện của tiêm kích MiG-23 Liên Xô ở căn cứ Cam Ranh là của Việt Nam, hoặc là cung cấp cho Việt Nam. Giai đoạn 1979-2002, Liên Xô (sau đó là Nga) đã thuê và sử dụng căn cứ quân sự Cam Ranh của Việt Nam. Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23MLD sau chuyến bay thử ở sân bay Cam Ranh tháng 1/1985.
Hầu hết các máy bay tiêm kích MiG-23 của Liên Xô đều rút khỏi Việt nam từ cuối những năm 1980 cùng các loại máy bay tuần tra săn ngầm Tu-142, máy bay ném bom Tu-95MS.
MiG-23 là tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe do Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich nghiên cứu phát triển cho Không quân Liên Xô. Khoảng 5.000 chiếc được sản xuất từ 1967-1985, hiện vẫn còn phục vụ ở một số nước.
MiG-23 được trang bị kiểu cnahs cụp cánh xòe có thể xoay góc 16 độ, 45 độ và 72 độ cho khả năng bay thấp tốc độ rất cao, hạ cánh đường băng ngắn... Máy bay được đánh giá là có tính cơ động tốt, nhanh nhẹn. Ảnh: Thiết bị thủy lực làm nhiệm vụ giúp cánh thay đổi hình dạng.
MiG-23 được trang bị động cơ phản lực R-35 cho tốc độ tối đa 2.445km/h trên trần bay lớn, tầm bay 1.150km với 6 tên lửa không đối không, trần bay 18.500m, vận tốc leo cao 240m/s.
Đây được xem là tiêm kích phản lực thế hệ thứ 3 hiện đại hàng đầu thế giới thời bấy giờ, là mẫu tiêm kích đầu tiên của Liên Xô trang bị radar có khả năng không chiến ngoài tầm nhìn (BVR), tên lửa ngoài tầm nhìn....
So với MiG-21, MiG-23 được chú trọng hơn về hệ thống điện tử với một rẩ điều khiển hỏa lực tân tiến nhất thời bấy giờ Sapfir 23 có khả năng không chiến ngoài tầm nhìn (BVR). Những thế hệ đầu tiên có tầm trinh sát 45-55km tùy mục tiêu là máy bay ném bom hay tiêm kích, tầm theo dõi 35km. Thế hệ Sapfir-23ML ra mắt năm 1976 có khả năng phát hiện máy bay ném bom ở cự ly đến 80km.
Cận cảnh buồng lái tiêm kích đánh chặn MiG-23MLD – một trong những phiên bản hiện đại nhất của dòng MiG-23.
Phiên bản MLD mà Liên xô từng triển khai ở Việt Nam được trang bị hệ thống điện tử mạnh vượt bậc với radar Sapfir-23MLA-II có những thay đổi vượt bậc trong phát hiện, bắn hạ và chiến đấu trong khoảng không hẹp; radar cảnh báo từ xa SPO-15L và hệ thống gây nhiễu bằng các mảnh kim loại và bắn pháo hiệu được lắp đặt.
Ghế phóng khẩn cấp kiểu KM-1 dành cho phi công MiG-23.
Về vũ khí, tiêm kích MiG-23 có 6 giá treo trên cánh và thân cho phép triển khai 3 tấn vũ khí gồm các loại tên lửa không đối không, bom và rocket. Hầu hết các phiên bản MiG-23 đều chỉ được trang bị tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường radar bán chủ động R-23/24 có tầm bắn từ 25-50km và loại tầm ngắn R-60.
Phiên bản nâng cấp theo tiêu chuẩn hiện đại sau này cho phép triển khai tên lửa không đối không R-73, R-27 và R-77.
MiG-23 cũng có khả năng không kích mặt đất với tên lửa không đối đất Kh-23/25, bom thông thường cùng rocket. Thậm chí, Liên Xô đã phát triển cả nhánh máy bay MiG-23 chuyên làm nhiệm vụ tấn công mặt đất. Trên cơ sở loại này đã phát triển thành dòng máy bay cường kích MiG-27.