Theo Zing, Thủ tướng vừa quyết định công nhận bảo vật quốc gia (đợt 3) cho 12 hiện vật, nhóm hiện vật. Trong đó có tiêm kích MiG-21 số hiệu 4324, bắn rơi 14 máy bay các loại của Mỹ chỉ trong một năm. Hiện, chiếc MiG-21 4324 được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh: Zing.vn
Đây có lẽ chiếc MiG-21 lập nhiều chiến công nhất trong một năm của Không quân Nhân dân Việt Nam. Theo đó, chỉ trong năm 1967, 9 phi công của Trung đoàn không quân 921 đã thay nhau trực ban chiến đấu và lần lượt cùng chiếc 4324 xuất kích chiến đấu, bắn rơi 14 máy bay các loại của Đế quốc Mỹ (dấu sao đỏ trên mũi máy bay thể hiện . Và trong cả cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, MiG-21 4324 đã xuất kích 69 lần, gặp địch 22 lần, xạ kích 16 lần.
Theo báo Quân đội Nhân dân, tiêm kích đánh chặn MiG-21 4324 được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam năm 1967, ngày 9/1 cùng năm nó được biên chế cho Trung đoàn 921 Sao Đỏ. Trong ảnh là một chiếc MiG-21 của Không quân Nhân dân Việt Nam đang trong trạng thái trực chiến. Ảnh: Bui Tuan Khiem - Jetphotos.net
Tiêm kích MiG-21 4324 thuộc biến thể tiêm kích đánh chặn trong mọi điều kiện thời tiết MiG-21PF (NATO định danh là Fishbed-D). Đây được xem là thế hệ 2 của dòng tiêm kích huyền thoại MiG-21. Trong ảnh là chiếc MiG-21PF được cắt hổng một số phần để khách thăm quan có thể nhìn rõ cấu tạo trong máy bay.
Biến thể tiêm kích MiG-21PF thời kỳ này có nắp buồng lái được mở về phía trước.
Cấu tạo, bố trí bảng điều khiển bên trong máy bay MiG-21PF. Biến thể này được trang bị loại radar điều khiển hỏa lực RP-21. Nó có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 20km, khóa mục tiêu ở cự ly 10km. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ số này giảm xuống còn 13km và 7km. Nó được sử dụng để xác định mục tiêu cho tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn bằng hồng ngoại Vympel K-13 còn gọi là R-3S, tuy nhiên không có khả năng dẫn đường cho tên lửa không đối đất.
Thế hệ MiG-21PF xuất khẩu cho Việt Nam thời kỳ này không được trang bị pháo 23 hay 30mm mà chỉ có tên lửa – tối đa 2 đạn không đối không tầm nhiệt K-13 có tầm bắn khoảng 10km. Dù khả năng mang vác vũ khí rất hạn chế nhưng bù lại MiG-21PF có tính cơ động cao, chẳng thế mà nó đã hạ gục được các tiêm kích hạng nặng F-4 của Mỹ. Ảnh: Jetphotos.net
Ngoài ra, MiG-21PF có thể làm nhiệm vụ tấn công mặt đất với khả năng mang ống phóng rocket 57mm hoặc bom FAB-100-250. Ảnh: Jetphotos.net
Theo Zing, Thủ tướng vừa quyết định công nhận bảo vật quốc gia (đợt 3) cho 12 hiện vật, nhóm hiện vật. Trong đó có tiêm kích MiG-21 số hiệu 4324, bắn rơi 14 máy bay các loại của Mỹ chỉ trong một năm. Hiện, chiếc MiG-21 4324 được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh: Zing.vn
Đây có lẽ chiếc MiG-21 lập nhiều chiến công nhất trong một năm của Không quân Nhân dân Việt Nam. Theo đó, chỉ trong năm 1967, 9 phi công của Trung đoàn không quân 921 đã thay nhau trực ban chiến đấu và lần lượt cùng chiếc 4324 xuất kích chiến đấu, bắn rơi 14 máy bay các loại của Đế quốc Mỹ (dấu sao đỏ trên mũi máy bay thể hiện . Và trong cả cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, MiG-21 4324 đã xuất kích 69 lần, gặp địch 22 lần, xạ kích 16 lần.
Theo báo Quân đội Nhân dân, tiêm kích đánh chặn MiG-21 4324 được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam năm 1967, ngày 9/1 cùng năm nó được biên chế cho Trung đoàn 921 Sao Đỏ. Trong ảnh là một chiếc MiG-21 của Không quân Nhân dân Việt Nam đang trong trạng thái trực chiến. Ảnh: Bui Tuan Khiem - Jetphotos.net
Tiêm kích MiG-21 4324 thuộc biến thể tiêm kích đánh chặn trong mọi điều kiện thời tiết MiG-21PF (NATO định danh là Fishbed-D). Đây được xem là thế hệ 2 của dòng tiêm kích huyền thoại MiG-21. Trong ảnh là chiếc MiG-21PF được cắt hổng một số phần để khách thăm quan có thể nhìn rõ cấu tạo trong máy bay.
Biến thể tiêm kích MiG-21PF thời kỳ này có nắp buồng lái được mở về phía trước.
Cấu tạo, bố trí bảng điều khiển bên trong máy bay MiG-21PF. Biến thể này được trang bị loại radar điều khiển hỏa lực RP-21. Nó có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 20km, khóa mục tiêu ở cự ly 10km. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ số này giảm xuống còn 13km và 7km. Nó được sử dụng để xác định mục tiêu cho tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn bằng hồng ngoại Vympel K-13 còn gọi là R-3S, tuy nhiên không có khả năng dẫn đường cho tên lửa không đối đất.
Thế hệ MiG-21PF xuất khẩu cho Việt Nam thời kỳ này không được trang bị pháo 23 hay 30mm mà chỉ có tên lửa – tối đa 2 đạn không đối không tầm nhiệt K-13 có tầm bắn khoảng 10km. Dù khả năng mang vác vũ khí rất hạn chế nhưng bù lại MiG-21PF có tính cơ động cao, chẳng thế mà nó đã hạ gục được các tiêm kích hạng nặng F-4 của Mỹ. Ảnh: Jetphotos.net
Ngoài ra, MiG-21PF có thể làm nhiệm vụ tấn công mặt đất với khả năng mang ống phóng rocket 57mm hoặc bom FAB-100-250. Ảnh: Jetphotos.net