Trong kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, Liên Xô đã viện trợ cho pháo binh Việt Nam khá nhiều loại pháo được sử dụng từ trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2. Trong ảnh là khẩu pháo nòng dài A19 122mm được Liên Xô thiết kế từ trước khi xảy ra chiến tranh với phát xít Đức, được viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Đại đội 442 Pháo binh Hà Tĩnh lập công xuất sắc bắn chìm tại chỗ một tàu biệt kích, bắn cháy 1 chiếc khác vào ngày 16/6/1966.Pháo nòng dài A19 122mm do Cục thiết kế Nhà máy 172 (lãnh đạo bởi F. F. Petrov) nghiên cứu thiết kế từ năm 1937-1938, sản xuất tại nhà máy Barrikady và số 172 với số lượng tổng cộng 2.450 khẩu.Pháo A19 122mm đã được Hồng quân Liên Xô sử dụng suốt trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại và một thời gian dài sau khi kết thúc chiến tranh. Số lượng nhỏ khẩu pháo này sau đó đã được bán cho Ai Cập, Syria, viện trợ cho Trung Quốc, Việt Nam sử dụng.Được thiết kế theo công nghệ của những năm 1930 nên không lạ khi A19 122mm có kích cỡ rất lớn nếu so với kiểu pháo cùng cỡ nòng được phát triển khoảng 10-20 năm sau đó.Nó có trọng lượng chiến đấu lên đến 7,11 tấn, hành quân là 7,9 tấn, dài tổng thể 8,725m (chiều dài nòng 5,6m), rộng 2,345m, cao 2,27m. Trong khi đó, khẩu pháo có tầm bắn xa nhất Việt Nam là M46 130mm có trọng lượng khoảng 7,7 tấn, hay pháo 122mm D74 phát triển cuối CTTG 2, có tầm bắn xa hơn nhưng trọng lượng chỉ có 5,6 tấn. Pháo nòng dài A19 122mm được đánh giá là có nhiều sửa đổi lớn so với pháo thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Điển hình là, càng pháo được chia làm 2 phần cho phép góc quay rộng hơn nhiều so với kiểu càng pháo đơn hoặc càng pháo dạng hộp. Góc ngẩng cao cùng khả năng sử dụng linh hoạt nhiều loại đạn mạnh cho phép A19 thực hiện một cách linh hoạt nhiều nhiệm vụ như bắn thẳng chống tăng hay bắn gián tiếp trợ chiến. Tuy nhiên, đây không phải là một pháo chống tăng chuyên nghiệp, bởi kích thước khá lớn, tốc độ triển khai và tốc độ bắn tương đối chậm.Pháo A19 122mm được trang bị nòng pháo cỡ 122mm dùng cỡ đạn 122x785mm. R, tốc độ bắn 3-4 phát/phút, tầm bắn xa nhất 20,4km, sơ tốc đầu đạn 806m/s. Trong ảnh, cận cảnh bộ phận nạp đạn của pháo A19 122mm.Pháo có khả năng bắn nhiều loại đạn gồm: đạn nổ phá văng mảnh OF-471, OF-462 có khối lượng lần lượt là 25-21,7kg, tầm bắn 19,8km và 16,6km; đạn phá công sự G-471 đạt tầm 20,4km; đạn hóa học OH-471 đạt tầm 19,8kg; đạn xuyên giáp BR-471 có khả năng xuyên giáp dày 120mm ở góc chạm 60 độ hoặc 150mm ở góc chạm 90 độ cách 500, 105mm ở góc chạm 60 độ, 130mm góc chạm 90 độ cách 1.000m.Pháo được trang bị hệ thống treo lò xo lá, cùng mâm bánh pháo kim loại 10 chấu và lốp cao su đặc. Kiểu lốp này được đánh giá khiến pháo cơ động chậm, sau này một số khẩu pháo được sản xuất dùng lốp bơm hơi.Ở dưới cuối càng pháo còn được trang bị thêm khung 2 bánh xe ốp đặc để thực hiện cơ động hành quân.
Trong kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, Liên Xô đã viện trợ cho pháo binh Việt Nam khá nhiều loại pháo được sử dụng từ trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2. Trong ảnh là khẩu pháo nòng dài A19 122mm được Liên Xô thiết kế từ trước khi xảy ra chiến tranh với phát xít Đức, được viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Đại đội 442 Pháo binh Hà Tĩnh lập công xuất sắc bắn chìm tại chỗ một tàu biệt kích, bắn cháy 1 chiếc khác vào ngày 16/6/1966.
Pháo nòng dài A19 122mm do Cục thiết kế Nhà máy 172 (lãnh đạo bởi F. F. Petrov) nghiên cứu thiết kế từ năm 1937-1938, sản xuất tại nhà máy Barrikady và số 172 với số lượng tổng cộng 2.450 khẩu.
Pháo A19 122mm đã được Hồng quân Liên Xô sử dụng suốt trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại và một thời gian dài sau khi kết thúc chiến tranh. Số lượng nhỏ khẩu pháo này sau đó đã được bán cho Ai Cập, Syria, viện trợ cho Trung Quốc, Việt Nam sử dụng.
Được thiết kế theo công nghệ của những năm 1930 nên không lạ khi A19 122mm có kích cỡ rất lớn nếu so với kiểu pháo cùng cỡ nòng được phát triển khoảng 10-20 năm sau đó.
Nó có trọng lượng chiến đấu lên đến 7,11 tấn, hành quân là 7,9 tấn, dài tổng thể 8,725m (chiều dài nòng 5,6m), rộng 2,345m, cao 2,27m. Trong khi đó, khẩu pháo có tầm bắn xa nhất Việt Nam là M46 130mm có trọng lượng khoảng 7,7 tấn, hay pháo 122mm D74 phát triển cuối CTTG 2, có tầm bắn xa hơn nhưng trọng lượng chỉ có 5,6 tấn.
Pháo nòng dài A19 122mm được đánh giá là có nhiều sửa đổi lớn so với pháo thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Điển hình là, càng pháo được chia làm 2 phần cho phép góc quay rộng hơn nhiều so với kiểu càng pháo đơn hoặc càng pháo dạng hộp. Góc ngẩng cao cùng khả năng sử dụng linh hoạt nhiều loại đạn mạnh cho phép A19 thực hiện một cách linh hoạt nhiều nhiệm vụ như bắn thẳng chống tăng hay bắn gián tiếp trợ chiến. Tuy nhiên, đây không phải là một pháo chống tăng chuyên nghiệp, bởi kích thước khá lớn, tốc độ triển khai và tốc độ bắn tương đối chậm.
Pháo A19 122mm được trang bị nòng pháo cỡ 122mm dùng cỡ đạn 122x785mm. R, tốc độ bắn 3-4 phát/phút, tầm bắn xa nhất 20,4km, sơ tốc đầu đạn 806m/s. Trong ảnh, cận cảnh bộ phận nạp đạn của pháo A19 122mm.
Pháo có khả năng bắn nhiều loại đạn gồm: đạn nổ phá văng mảnh OF-471, OF-462 có khối lượng lần lượt là 25-21,7kg, tầm bắn 19,8km và 16,6km; đạn phá công sự G-471 đạt tầm 20,4km; đạn hóa học OH-471 đạt tầm 19,8kg; đạn xuyên giáp BR-471 có khả năng xuyên giáp dày 120mm ở góc chạm 60 độ hoặc 150mm ở góc chạm 90 độ cách 500, 105mm ở góc chạm 60 độ, 130mm góc chạm 90 độ cách 1.000m.
Pháo được trang bị hệ thống treo lò xo lá, cùng mâm bánh pháo kim loại 10 chấu và lốp cao su đặc. Kiểu lốp này được đánh giá khiến pháo cơ động chậm, sau này một số khẩu pháo được sản xuất dùng lốp bơm hơi.
Ở dưới cuối càng pháo còn được trang bị thêm khung 2 bánh xe ốp đặc để thực hiện cơ động hành quân.