Ghế phóng dù là một hệ thống được thiết kế để cứu phi công hay thành viên phi hành đoàn trong tình huống khẩn cấp (máy bay gặp sự cố kĩ thuật hay bị đối phương bắn hạ trong chiến tranh). Hầu hết các mẫu thiết kế trong lịch sử, ghế ngồi của phi công được phóng ra khỏi máy bay nhờ động cơ rocket. Ảnh: thử nghiệm ghế phóng dù “bắn” khỏi buồng lái máy bay tiêm kích MiG-25.Dù ghế phóng dù nhiều khi gây chấn thương cột sống cho phi công khi mà họ sẽ phải chịu gia tốc rất lớn 12-14G. Tuy nhiên, nhìn chung thì ghế phóng dù đã cứu thoát được khá lớn sinh mạng các phi công trên khắp thế giới. Ảnh: phi công được ghế phóng K-36 bắn ra khỏi chiếc tiêm kích MiG-29 đang sắp nổ tung sau khi đâm xuống đất.Nếu tính riêng mẫu ghế phóng Martin - Baker được sản xuất ở Anh Quốc từ năm 1946, tính tới tháng 5/2006, loại ghế này đã cứu thoát 7.152 phi công. Trong ảnh, phi công William Belden được ghế phóng "bắn ra" khỏi máy bay A-4 Skyhawk sắp lao xuống biển.Hiện nay, trên các máy bay chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam đều được trang bị ghế phóng dù cho phi công. Ngay từ thế hệ tiêm kích MiG-21 đã rất cũ, phi công cũng có ghế phóng dù KM-1.Còn trên các thế hệ chiến đấu mới hơn như cường kích Su-22M4, tiêm kích đa năng Su-27/30 đều được trang bị ghế phóng khẩn cấp NPP Zvezda K-36. Trong ảnh, ghế phóng dù K-36D trang bị trên tiêm kích Su-27.Ghế phóng K-36 là phương tiện thoát hiểm khẩn cấp cho các phi công máy bay chiến đấu, có thể hoạt động trên một dải tốc độ và độ cao bay khá rộng, và có thể được sử dụng kết hợp với các thiết bị bảo vệ, chẳng hạn như các bộ quần áo bay kháng áp.Cấu tạo ghế bao gồm: cơ cấu phóng tên lửa, hộp số, hệ thống bảo vệ vùng đầu phi công với một mái vòm che sẽ bung ra từ phần gối tựa đầu, cùng những hệ thống khác để bảo đảm an toàn cho phi công. Tổng trọng lượng ghế phóng là dưới 103kg (bao gồm cả các hệ thống dù, bộ phận bảo đảm sự sống, hệ thống oxy khẩn cấp và pháo hiệu).Ảnh: phần bảo vệ vùng vùng đầu phi công của ghế phóng K-36.Đây là cần kích hoạt ghế phóng dù K-36 trên máy bay chiến đấu.Các ghế phóng K-36 bảo đảm phi công thoát hiểm an toàn trong dải vận tốc từ 0 đến 1.300-1.400km/h (tùy theo loại thiết bị bảo hộ), độ cao từ 0-20.000m. Ảnh: thử nghiệm ghế phóng K-36 trang bị trên tiêm kích – bom hạng nặng Su-34.
Ghế phóng dù là một hệ thống được thiết kế để cứu phi công hay thành viên phi hành đoàn trong tình huống khẩn cấp (máy bay gặp sự cố kĩ thuật hay bị đối phương bắn hạ trong chiến tranh). Hầu hết các mẫu thiết kế trong lịch sử, ghế ngồi của phi công được phóng ra khỏi máy bay nhờ động cơ rocket. Ảnh: thử nghiệm ghế phóng dù “bắn” khỏi buồng lái máy bay tiêm kích MiG-25.
Dù ghế phóng dù nhiều khi gây chấn thương cột sống cho phi công khi mà họ sẽ phải chịu gia tốc rất lớn 12-14G. Tuy nhiên, nhìn chung thì ghế phóng dù đã cứu thoát được khá lớn sinh mạng các phi công trên khắp thế giới. Ảnh: phi công được ghế phóng K-36 bắn ra khỏi chiếc tiêm kích MiG-29 đang sắp nổ tung sau khi đâm xuống đất.
Nếu tính riêng mẫu ghế phóng Martin - Baker được sản xuất ở Anh Quốc từ năm 1946, tính tới tháng 5/2006, loại ghế này đã cứu thoát 7.152 phi công. Trong ảnh, phi công William Belden được ghế phóng "bắn ra" khỏi máy bay A-4 Skyhawk sắp lao xuống biển.
Hiện nay, trên các máy bay chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam đều được trang bị ghế phóng dù cho phi công. Ngay từ thế hệ tiêm kích MiG-21 đã rất cũ, phi công cũng có ghế phóng dù KM-1.
Còn trên các thế hệ chiến đấu mới hơn như cường kích Su-22M4, tiêm kích đa năng Su-27/30 đều được trang bị ghế phóng khẩn cấp NPP Zvezda K-36. Trong ảnh, ghế phóng dù K-36D trang bị trên tiêm kích Su-27.
Ghế phóng K-36 là phương tiện thoát hiểm khẩn cấp cho các phi công máy bay chiến đấu, có thể hoạt động trên một dải tốc độ và độ cao bay khá rộng, và có thể được sử dụng kết hợp với các thiết bị bảo vệ, chẳng hạn như các bộ quần áo bay kháng áp.
Cấu tạo ghế bao gồm: cơ cấu phóng tên lửa, hộp số, hệ thống bảo vệ vùng đầu phi công với một mái vòm che sẽ bung ra từ phần gối tựa đầu, cùng những hệ thống khác để bảo đảm an toàn cho phi công. Tổng trọng lượng ghế phóng là dưới 103kg (bao gồm cả các hệ thống dù, bộ phận bảo đảm sự sống, hệ thống oxy khẩn cấp và pháo hiệu).
Ảnh: phần bảo vệ vùng vùng đầu phi công của ghế phóng K-36.
Đây là cần kích hoạt ghế phóng dù K-36 trên máy bay chiến đấu.
Các ghế phóng K-36 bảo đảm phi công thoát hiểm an toàn trong dải vận tốc từ 0 đến 1.300-1.400km/h (tùy theo loại thiết bị bảo hộ), độ cao từ 0-20.000m. Ảnh: thử nghiệm ghế phóng K-36 trang bị trên tiêm kích – bom hạng nặng Su-34.