Hiện nay, khi tới thăm Bảo tàng Phòng không - Không quân, có lẽ không ai là không dừng lại để thăm quan chiếc trực thăng sơn màu đỏ - đen cùng lá cờ đỏ sao vàng lớn dưới bụng máy bay - đó là một trong những chiếc chuyên cơ phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh công tác. Ảnh: Trực thăng Mi-4 số hiệu 5951-D vinh dự nhiều lần phục vụ Bác Hồ công tác tới các tỉnh thành.Chiếc Mi-4 này là một trong những tài sản quý giá nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam những ngày đầu thành lập. Nó đã được sử dụng để đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm đồng bào Tây Bắc ngay khi đường bay lên đây mới mở, thăm huyện Móng Cái (Quảng Ninh), thăm nông trường Đông Hiếu (Nghệ An), hợp tác xã Thạch Thành (Thanh Hóa), nhiều chuyến bay đưa Bác đi công tác tại căn cứ địa của Trung ương thuộc địa phận Đá Chông (Ba Vì - Hà Tây), những chuyến bay đưa Bác đi chữa bệnh… từ năm 1959 tới năm 1969.Theo các tài liệu của Bảo tàng Lịch sử Quân sự, chiếc trực thăng này là một trong ba chiếc Mi-4 quà tặng riêng của Chính phủ và nhân dân Liên Xô cho Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1958. Sau đó trang bị cho Đại đội bay - Trung đoàn Không quân vận tải 919 năm 1959.Chiếc Mi-4 này là là máy bay chuyên cơ A phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tháng 2 năm 1959 đến tháng 3 năm 1969.Ảnh chuyên cơ trực thăng Mi-4 phục vụ Bác Hồ vẫn được lưu giữ nguyên vẹn, tình trạng rất tốt tại Bảo tàng Phòng không – Không quân.Mi-4 là một trong những loại trực thăng thành công nhất trong lịch sử phát triển phương tiện bay độc đáo này ở Liên Xô. Nó do nhà máy Mil Moscow thiết kế phát triển, sản xuất số lượng lớn đến 4.000 chiếc từ năm 1951-1979.Mi-4 được thiết kế với cấu hình cao, thân lớn dài tới 16,80m, trọng lượng cất cánh tối đa đến 7,55 tấn.Trực thăng Mi-4 ngoài vai trò vận tải còn có khả năng đảm nhiệm nhiều vai trò khác ví dụ như: cứu hộ cứu nạn; chữa cháy; chi viện hỏa lực; tác chiến chống ngầm; trinh sát không ảnh; nghiên cứu khoa học; chỉ thị mục tiêu và chỉ huy trên không...Ảnh phiên bản vũ trang của trực thăng Mi-4 có thể mang theo rocket và tên lửa chống tăng.Phiên bản Mi-4 phục vụ vận tải thương binh.Phiên bản chi viện hỏa lực tầm gần với tháp pháo nhỏ gắn dưới mũi máy bay.Trực thăng Mi-4 có thể vận chuyển 16 binh sĩ cùng đầy đủ vũ khí hoặc một khẩu pháo nhỏ.Khoang hành khách trên Mi-4. Đáng lưu ý, Mi-4 thiết kế với hai tầng kíp lái muốn vào cabin phải leo bằng một chiếc thang từ khoang hành khách.Cận cảnh buồng lái trực thăng Mi-4 với góc quan sát rộng.Mi-4 được vận hành từ 1-2 phi công.Máy bay trực thăng này trang bị một động cơ kiểu radial Shvetsov ASh-82V cho tốc độ tối đa 185km/h, tầm bay 500km, trần bay 5,5km.
Hiện nay, khi tới thăm Bảo tàng Phòng không - Không quân, có lẽ không ai là không dừng lại để thăm quan chiếc trực thăng sơn màu đỏ - đen cùng lá cờ đỏ sao vàng lớn dưới bụng máy bay - đó là một trong những chiếc chuyên cơ phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh công tác. Ảnh: Trực thăng Mi-4 số hiệu 5951-D vinh dự nhiều lần phục vụ Bác Hồ công tác tới các tỉnh thành.
Chiếc Mi-4 này là một trong những tài sản quý giá nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam những ngày đầu thành lập. Nó đã được sử dụng để đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm đồng bào Tây Bắc ngay khi đường bay lên đây mới mở, thăm huyện Móng Cái (Quảng Ninh), thăm nông trường Đông Hiếu (Nghệ An), hợp tác xã Thạch Thành (Thanh Hóa), nhiều chuyến bay đưa Bác đi công tác tại căn cứ địa của Trung ương thuộc địa phận Đá Chông (Ba Vì - Hà Tây), những chuyến bay đưa Bác đi chữa bệnh… từ năm 1959 tới năm 1969.
Theo các tài liệu của Bảo tàng Lịch sử Quân sự, chiếc trực thăng này là một trong ba chiếc Mi-4 quà tặng riêng của Chính phủ và nhân dân Liên Xô cho Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1958. Sau đó trang bị cho Đại đội bay - Trung đoàn Không quân vận tải 919 năm 1959.
Chiếc Mi-4 này là là máy bay chuyên cơ A phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tháng 2 năm 1959 đến tháng 3 năm 1969.
Ảnh chuyên cơ trực thăng Mi-4 phục vụ Bác Hồ vẫn được lưu giữ nguyên vẹn, tình trạng rất tốt tại Bảo tàng Phòng không – Không quân.
Mi-4 là một trong những loại trực thăng thành công nhất trong lịch sử phát triển phương tiện bay độc đáo này ở Liên Xô. Nó do nhà máy Mil Moscow thiết kế phát triển, sản xuất số lượng lớn đến 4.000 chiếc từ năm 1951-1979.
Mi-4 được thiết kế với cấu hình cao, thân lớn dài tới 16,80m, trọng lượng cất cánh tối đa đến 7,55 tấn.
Trực thăng Mi-4 ngoài vai trò vận tải còn có khả năng đảm nhiệm nhiều vai trò khác ví dụ như: cứu hộ cứu nạn; chữa cháy; chi viện hỏa lực; tác chiến chống ngầm; trinh sát không ảnh; nghiên cứu khoa học; chỉ thị mục tiêu và chỉ huy trên không...Ảnh phiên bản vũ trang của trực thăng Mi-4 có thể mang theo rocket và tên lửa chống tăng.
Phiên bản Mi-4 phục vụ vận tải thương binh.
Phiên bản chi viện hỏa lực tầm gần với tháp pháo nhỏ gắn dưới mũi máy bay.
Trực thăng Mi-4 có thể vận chuyển 16 binh sĩ cùng đầy đủ vũ khí hoặc một khẩu pháo nhỏ.
Khoang hành khách trên Mi-4. Đáng lưu ý, Mi-4 thiết kế với hai tầng kíp lái muốn vào cabin phải leo bằng một chiếc thang từ khoang hành khách.
Cận cảnh buồng lái trực thăng Mi-4 với góc quan sát rộng.
Mi-4 được vận hành từ 1-2 phi công.
Máy bay trực thăng này trang bị một động cơ kiểu radial Shvetsov ASh-82V cho tốc độ tối đa 185km/h, tầm bay 500km, trần bay 5,5km.