Buôn Ma Thuột được coi là thủ phủ của Tây Nguyên, nằm giữa hai con đường huyết mạch mang tính chiến lược là đường 14 và đường 21. Nguồn ảnh: TL.Từ Buôn Ma Thuột, có thể dễ dàng đi lên các thành phố, tỉnh phía Bắc Tây Nguyên hoặc đi xuống Đông Nam Bộ - Sài Gòn bằng đường bộ và đường không. Nguồn ảnh: TL.Mặc dù đây là vị trí chiến lược, tuy nhiên đối phương lại mắc lừa bẫy nghi binh của ta, chỉ để lại đây quân số khoảng 8000 quân với trang bị thiếu thốn, lơi là lỏng lẻo. Nguồn ảnh: TL.Nhận biết được rằng địch chủ quan ở Buôn Ma Thuột, khăng khăng rằng quân giải phóng sẽ tấn công trước ở Pleiku, quân ta đã quyết định tấn công Buôn Ma Thuột vào sáng ngày 10/3/1975. Nguồn ảnh: TL.Mặc dù chúng ta tấn công với lực lượng hùng hậu, trang bị đầy đủ vũ khí và xe tăng, tuy nhiên đối phương vẫn quả quyết rằng đây chỉ là... đòn nghi binh của quân giải phóng và quyết không gửi quân tiếp viện. Nguồn ảnh: TL.Chỉ trong vòng hơn một giờ đồng hồ từ lúc nổ súng tấn công, quân giải phóng đã chiếm được phía Nam sân bay Hoà Bình, chốt giữ chờ xe tăng và bộ binh đến chi viện. Nguồn ảnh: TL.Tới 5 giờ sáng, cửa ngõ cho cơ giới của ta tiến công từ hướng đông bắc, tây bắc và tây nam vào thẳng trung tâm thị xã Buôn Ma Thuột đã được bộ binh khai thông. Nguồn ảnh: TL.Ngay lập tức, quân giải phóng "lật bài ngửa", bật đèn pha xe tăng kèm bộ binh yểm trợ tiến công thẳng vào trung tâm thị xã. Lúc này, đối phương mới nhận ra rằng chúng ta đánh Buôn Ma Thuột thật chứ không phải nghi binh. Tuy nhiên mọi chuyện đã quá muộn. Nguồn ảnh: TL.Đêm ngày 11/3 chiến sự tạm lắng xuống, đối phương xin tiếp viện nhưng vẫn không thành công vì chúng không tin hướng tiến quân chính của ta nhắm vào Buôn Ma Thuột. Đối phương cử cường kích A-37 đánh chặn các xe tăng của ta. Nguồn ảnh: TL.Trớ trêu thay, cường kích A-37 lại đánh trúng... sở chỉ huy của nguỵ quân, khiến chúng như rắn mất đầu. Tới 11 giờ trưa ngày 11/3/1975, các đơn vị của sư đoàn 316 quân giải phóng đã làm chủ thị xã, đối phương chỉ còn co cụm ở sân bay Hoà Bình với hi vọng được đổ quân chi viện hoặc chí ít là được... trực thăng đến đón đi di tản. Nguồn ảnh: TTXVN.Trận đánh ở Buôn Ma Thuột kết thúc với thắng lợi tuyệt đối của quân giải phóng kèm theo đó là áp lực chúng ta tạo ra ở mặt trận Huế, Bắc Tây Nguyên là quá lớn chính là nguyên do khiến đối phương hoang mang cực độ và dẫn đến sai lầm không thể cứu vãn. Nguồn ảnh: TTXVN.Sai lầm lớn nhất của chính quyền Sài Gòn sau khi để mất Buôn Ma Thuột đó là rút quân khỏi Tây Nguyên qua đường số 7, từ bỏ mặt trận Tây Nguyên để củng cố tuyến phòng ngự vùng duyên hải. Nguồn ảnh: TL.Tuy nhiên, quân giải phóng đã dự đoán được phương án rút lui của địch ngay từ đầu, điều duy nhất làm chúng ta bất ngờ đó là đối phương rút lui... quá sớm. Cuộc rút lui thảm hoạ này được cho là một trong những nguyên nhân khiến quân đội nguỵ Sài Gòn mất gần như hoàn toàn sức chiến đấu sau đó. Nguồn ảnh: TTXVN.Việc giải phóng toàn bộ Tây Nguyên, tiến hành truy quét tàn quân đối phương khiến chúng tan rã, mất hết trang bị và sức chiến đấu chính là một trong những lợi thế chiến lược để chúng ta ngay lập tức tiến hành Chiến dịch Hồ Chí Minh, tăng tốc giải phóng toàn bộ miền Nam Việt Nam ngay trước mùa mưa năm 1975. Nguồn ảnh: TL.Những ngày cuối cùng của quân đội Mỹ tại Tây Nguyên hay còn có tên cũ là Cao Nguyên Trung Phần.
Buôn Ma Thuột được coi là thủ phủ của Tây Nguyên, nằm giữa hai con đường huyết mạch mang tính chiến lược là đường 14 và đường 21. Nguồn ảnh: TL.
Từ Buôn Ma Thuột, có thể dễ dàng đi lên các thành phố, tỉnh phía Bắc Tây Nguyên hoặc đi xuống Đông Nam Bộ - Sài Gòn bằng đường bộ và đường không. Nguồn ảnh: TL.
Mặc dù đây là vị trí chiến lược, tuy nhiên đối phương lại mắc lừa bẫy nghi binh của ta, chỉ để lại đây quân số khoảng 8000 quân với trang bị thiếu thốn, lơi là lỏng lẻo. Nguồn ảnh: TL.
Nhận biết được rằng địch chủ quan ở Buôn Ma Thuột, khăng khăng rằng quân giải phóng sẽ tấn công trước ở Pleiku, quân ta đã quyết định tấn công Buôn Ma Thuột vào sáng ngày 10/3/1975. Nguồn ảnh: TL.
Mặc dù chúng ta tấn công với lực lượng hùng hậu, trang bị đầy đủ vũ khí và xe tăng, tuy nhiên đối phương vẫn quả quyết rằng đây chỉ là... đòn nghi binh của quân giải phóng và quyết không gửi quân tiếp viện. Nguồn ảnh: TL.
Chỉ trong vòng hơn một giờ đồng hồ từ lúc nổ súng tấn công, quân giải phóng đã chiếm được phía Nam sân bay Hoà Bình, chốt giữ chờ xe tăng và bộ binh đến chi viện. Nguồn ảnh: TL.
Tới 5 giờ sáng, cửa ngõ cho cơ giới của ta tiến công từ hướng đông bắc, tây bắc và tây nam vào thẳng trung tâm thị xã Buôn Ma Thuột đã được bộ binh khai thông. Nguồn ảnh: TL.
Ngay lập tức, quân giải phóng "lật bài ngửa", bật đèn pha xe tăng kèm bộ binh yểm trợ tiến công thẳng vào trung tâm thị xã. Lúc này, đối phương mới nhận ra rằng chúng ta đánh Buôn Ma Thuột thật chứ không phải nghi binh. Tuy nhiên mọi chuyện đã quá muộn. Nguồn ảnh: TL.
Đêm ngày 11/3 chiến sự tạm lắng xuống, đối phương xin tiếp viện nhưng vẫn không thành công vì chúng không tin hướng tiến quân chính của ta nhắm vào Buôn Ma Thuột. Đối phương cử cường kích A-37 đánh chặn các xe tăng của ta. Nguồn ảnh: TL.
Trớ trêu thay, cường kích A-37 lại đánh trúng... sở chỉ huy của nguỵ quân, khiến chúng như rắn mất đầu. Tới 11 giờ trưa ngày 11/3/1975, các đơn vị của sư đoàn 316 quân giải phóng đã làm chủ thị xã, đối phương chỉ còn co cụm ở sân bay Hoà Bình với hi vọng được đổ quân chi viện hoặc chí ít là được... trực thăng đến đón đi di tản. Nguồn ảnh: TTXVN.
Trận đánh ở Buôn Ma Thuột kết thúc với thắng lợi tuyệt đối của quân giải phóng kèm theo đó là áp lực chúng ta tạo ra ở mặt trận Huế, Bắc Tây Nguyên là quá lớn chính là nguyên do khiến đối phương hoang mang cực độ và dẫn đến sai lầm không thể cứu vãn. Nguồn ảnh: TTXVN.
Sai lầm lớn nhất của chính quyền Sài Gòn sau khi để mất Buôn Ma Thuột đó là rút quân khỏi Tây Nguyên qua đường số 7, từ bỏ mặt trận Tây Nguyên để củng cố tuyến phòng ngự vùng duyên hải. Nguồn ảnh: TL.
Tuy nhiên, quân giải phóng đã dự đoán được phương án rút lui của địch ngay từ đầu, điều duy nhất làm chúng ta bất ngờ đó là đối phương rút lui... quá sớm. Cuộc rút lui thảm hoạ này được cho là một trong những nguyên nhân khiến quân đội nguỵ Sài Gòn mất gần như hoàn toàn sức chiến đấu sau đó. Nguồn ảnh: TTXVN.
Việc giải phóng toàn bộ Tây Nguyên, tiến hành truy quét tàn quân đối phương khiến chúng tan rã, mất hết trang bị và sức chiến đấu chính là một trong những lợi thế chiến lược để chúng ta ngay lập tức tiến hành Chiến dịch Hồ Chí Minh, tăng tốc giải phóng toàn bộ miền Nam Việt Nam ngay trước mùa mưa năm 1975. Nguồn ảnh: TL.
Những ngày cuối cùng của quân đội Mỹ tại Tây Nguyên hay còn có tên cũ là Cao Nguyên Trung Phần.