Pháo chống tăng BS-3 100mm là một những hỏa lực pháo binh mạnh mẽ của bộ đội ta trong kháng chiến chống Mỹ, được Liên Xô viện trợ. Trong ảnh, là khẩu pháo 100mm BS-3 thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Pháo binh 164, Pháo binh Quân khu 4 đã dội bão lửa lên đầu pháo binh địch ở Dốc Miếu, ngày 20/3/1963.Pháo chống tăng BS-3 100mm được Liên Xô phát triển ở thời điểm cuối cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2 nhằm chống lại xe tăng mới của phát xít Đức Tiger II – “con quái vật” thép mà pháo chống tăng 76,2mm F-22 hay Zis-3 của Hồng quân hoàn toàn bất lực. Pháo chính thức xuất hiện trong Hồng quân từ tháng 5/1944, khoảng 400 khẩu được bàn giao tính tới cuối chiến tranh.Đúng như mong đợi của các tướng lĩnh Hồng quân Liên Xô, khi xuất hiện trên chiến trường, BS-3 100mm đã tạo nên cơn ác mông với xe tăng hạng trung của người Đức. Do độ xuyên giáp cực tốt, bảo đảm tiêu diệt bất kỳ xe tăng nào của kẻ thù, những người lính tiền phương đã gọi nó bằng tên “Mãnh thú”.Pháo chống tăng BS-3 100mm (hay còn gọi là pháo chiến trường 100m M1944) có trọng lượng tổng thể 3,65 tấn, chiều dài tổng thể 5,96m. Trong ảnh là khẩu pháo chống tăng BS-3 100mm được trưng bày tại Bảo tàng Pháo binh Việt Nam.Theo các tài liệu được công bố, thời điểm đó, khung pháo chống tăng BS-3 100mm được thiết kế theo sơ đồ trục nâng quay hình tam giác. Điều này cho phéo giảm tải lên giá pháo khi quay khung trên ở góc bắn cực đại. Bằng hình thức này, nếu trong sơ đồ thiết kế thông thường, mỗi giá pháo phải chịu tới 2/3 lực giật của pháo, còn theo thiết kế mới, lực giật tác động lên khung pháo ở bất kỳ góc hướng nào cũng không quá 1/2 lực hãm lùi. Điều đó cho phép giảm khối lượng khung pháo và của toàn bộ pháo một cách rõ ràng.Do trọng lượng của BS-3 khá lớn, bánh xe tải Zis-5 không đủ sức tải nên nhà thiết kế đã sử dụng kiểu bánh đôi Zis-5 để đáp ứng yêu cầu cơ động pháo.Bộ phận nạp đạn pháo của BS-3 cũng được đánh giá là có nhiều sự cải tiến nên tốc độ khá tốt, tính toán lý thuyết đạt 8-10 phát/phút. Tất nhiên điều này có đạt được không còn tùy thuộc vào kĩ năng kíp pháo thủ.Pháo BS-3 được trang bị nòng pháo cỡ 100mm với các loại đạn xuyên giáp BR-412; đạn xuyên giáp có nắp đạn đạo BR-412B (có khả năng xuyên thủng giáp 160mm ở cách xa 500m, 150mm ở cách 1.000m); đạn nổ phá mảnh. Tầm bắn xa nhất của pháo lên tới 20km với đạn nổ mạnh, đạn nổ mảnh.Cận cảnh bộ phận giảm giật đầu nòng.Sau CTTG 2, pháo chống tăng BS-3 100mm tiếp tục được Hồng quân Liên xô sử dụng rộng rãi, đồng thời chuyển giao cho nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, vẫn còn số lượng lớn BS-3 còn tồn tại trong lực lượng vũ trang một số nước Đông Âu, thuộc Liên Xô (cũ). Gần đây, đã có bằng chứng hình ảnh cho thấy BS-3 được quân ly khai, quân đội Ukraine sử dụng.
Pháo chống tăng BS-3 100mm là một những hỏa lực pháo binh mạnh mẽ của bộ đội ta trong kháng chiến chống Mỹ, được Liên Xô viện trợ. Trong ảnh, là khẩu pháo 100mm BS-3 thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Pháo binh 164, Pháo binh Quân khu 4 đã dội bão lửa lên đầu pháo binh địch ở Dốc Miếu, ngày 20/3/1963.
Pháo chống tăng BS-3 100mm được Liên Xô phát triển ở thời điểm cuối cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2 nhằm chống lại xe tăng mới của phát xít Đức Tiger II – “con quái vật” thép mà pháo chống tăng 76,2mm F-22 hay Zis-3 của Hồng quân hoàn toàn bất lực. Pháo chính thức xuất hiện trong Hồng quân từ tháng 5/1944, khoảng 400 khẩu được bàn giao tính tới cuối chiến tranh.
Đúng như mong đợi của các tướng lĩnh Hồng quân Liên Xô, khi xuất hiện trên chiến trường, BS-3 100mm đã tạo nên cơn ác mông với xe tăng hạng trung của người Đức. Do độ xuyên giáp cực tốt, bảo đảm tiêu diệt bất kỳ xe tăng nào của kẻ thù, những người lính tiền phương đã gọi nó bằng tên “Mãnh thú”.
Pháo chống tăng BS-3 100mm (hay còn gọi là pháo chiến trường 100m M1944) có trọng lượng tổng thể 3,65 tấn, chiều dài tổng thể 5,96m. Trong ảnh là khẩu pháo chống tăng BS-3 100mm được trưng bày tại Bảo tàng Pháo binh Việt Nam.
Theo các tài liệu được công bố, thời điểm đó, khung pháo chống tăng BS-3 100mm được thiết kế theo sơ đồ trục nâng quay hình tam giác. Điều này cho phéo giảm tải lên giá pháo khi quay khung trên ở góc bắn cực đại. Bằng hình thức này, nếu trong sơ đồ thiết kế thông thường, mỗi giá pháo phải chịu tới 2/3 lực giật của pháo, còn theo thiết kế mới, lực giật tác động lên khung pháo ở bất kỳ góc hướng nào cũng không quá 1/2 lực hãm lùi. Điều đó cho phép giảm khối lượng khung pháo và của toàn bộ pháo một cách rõ ràng.
Do trọng lượng của BS-3 khá lớn, bánh xe tải Zis-5 không đủ sức tải nên nhà thiết kế đã sử dụng kiểu bánh đôi Zis-5 để đáp ứng yêu cầu cơ động pháo.
Bộ phận nạp đạn pháo của BS-3 cũng được đánh giá là có nhiều sự cải tiến nên tốc độ khá tốt, tính toán lý thuyết đạt 8-10 phát/phút. Tất nhiên điều này có đạt được không còn tùy thuộc vào kĩ năng kíp pháo thủ.
Pháo BS-3 được trang bị nòng pháo cỡ 100mm với các loại đạn xuyên giáp BR-412; đạn xuyên giáp có nắp đạn đạo BR-412B (có khả năng xuyên thủng giáp 160mm ở cách xa 500m, 150mm ở cách 1.000m); đạn nổ phá mảnh. Tầm bắn xa nhất của pháo lên tới 20km với đạn nổ mạnh, đạn nổ mảnh.
Cận cảnh bộ phận giảm giật đầu nòng.
Sau CTTG 2, pháo chống tăng BS-3 100mm tiếp tục được Hồng quân Liên xô sử dụng rộng rãi, đồng thời chuyển giao cho nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, vẫn còn số lượng lớn BS-3 còn tồn tại trong lực lượng vũ trang một số nước Đông Âu, thuộc Liên Xô (cũ). Gần đây, đã có bằng chứng hình ảnh cho thấy BS-3 được quân ly khai, quân đội Ukraine sử dụng.