Mới đây, trong một phóng sự về quá trình huấn luyện nâng cao chất lượng sẵn sàng chiến đấu của các kíp đài radar tại trung đoàn 290 thuộc sư đoàn phòng không 375, ta đã bắt gặp những radar VRS-2DM hiện đại do Việt Nam tự thiết kế chế tạo đã đi vào biên chế.
Ảnh: Đài radar VRS-2DM trong trạng thái hành quân.Radar VRS-2DM chính là sản phẩm được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bởi Tập đoàn Công nghệ - Viễn thông Quân đội Viettel.
Ảnh: Trắc thủ khiển khai tác chiến với radar VRS-2DM.Hệ thống sử dụng phương thức bắt sóng thấp decimet (dm), là loại radar chủ lực sử dụng làm nhiệm vụ cảnh giới, bám bắt các mục tiêu bay thấp và rất thấp.
Ảnh: Triển khai chiến đấu radar VRS-2DM.Radar VRS-2DM của Viettel có khả năng phát hiện mục tiêu xa hàng trăm km, được thiết kế để triển khai và thu hồi bán tự động bằng điều khiển điện hoặc thủy lực, giúp giảm thời gian thu hồi đài xuống chỉ bằng 1/4 so với các đài radar đời cũ.
Ảnh: Xe chỉ huy tác chiến (trái) và xe chở đài radar (phải) của tổ hợp VRS-2DM.Với kinh phí quốc phòng hạn hẹp, việc chúng ta thay thế toàn bộ các radar cảnh giới 2D bắt thấp dải sóng dm như P-15, P-19 hiện có bằng các loại radar mua mới từ nước ngoài là không khả thi. Thay vào đó, việc tự nghiên cứu chế tạo đài radar 2D sóng dm mới do tập đoàn Viettel thực hiện cho tính năng kỹ thuật tương đương loại radar P-19, tiết kiệm chi phí rất lớn.
Ảnh: Trắc thủ vận hành radar VRS-2DM. Có thể thấy radar sử dụng các loại màn hình hiển thị LED rất hiện đại.Được biết, hiện nay, một số đài radar VRS-2DM đã được gửi ra thực hiện nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa, cung cấp cho ta độ bao phủ rộng lớn, có thể theo dõi các mục tiêu bay thấp và rất thấp trong phạm vi toàn bộ quần đảo.
Ảnh: Hai tổ hợp radar VRS-2DM.Với việc làm chủ thiết kế chế tạo các đài radar này cho phép dễ dàng nâng cấp, tùy biến phần mềm, phần cứng cho phù hợp với những yêu cầu kỹ thuật phát sinh sau này, cũng như dễ dàng đảm bảo kỹ thuật cho khí tài mà không phụ thuộc vào đối tác nước ngoài.
Ảnh: Triển khai chiến đấu đài radar VRS-2DM. Nguồn: QPVNĐài radar VRS-2DM cũng tái sử dụng lại ăng ten cũ của các radar P-15, P-19 cho phép tiết kiệm chi phí rất lớn, ngoài ra còn được trang bị thêm máy hỏi nhận diện địch ta IFF do Việt Nam tự thiết kế chế tạo. Đây cũng là nâng cấp quan trọng, giúp đài radar có năng lực chiến đấu toàn diện hơn các đài radar thế hệ cũ.
Ảnh: Máy hỏi và Ăng ten của radar VRS-2DM.Về thành phần tổ hợp, đài radar VRS-2DM gồm một xe chỉ huy tác chiến và một xe chở thiết bị ăng ten, hai xe này có thể bố trí cách nhau hơn 500m, đảm bảo tính an toàn cao cho kíp chiến đấu khỏi ảnh hưởng của sóng từ trường cũng như tăng tỉ lệ sống sót cho kíp trắc thủ trong trường hợp bị tên lửa diệt radar tấn công.
Ảnh: Tổ hợp radar VRS-2DM.Hiện nay, các radar VRS-2DM đã được triển khai rộng rãi trong nhiều đơn vị trên toàn quân, thay thế các đài radar cũ, góp phần nâng cao khả năng chiến đấu của lực lượng radar nói riêng, quân chủng phòng không - không quân nói chung. Việc triển khai các radar này đến Trường Sa cũng càng làm tăng năng lực tác chiến của ta trên quần đảo, góp phần phát hiện sớm những âm mưu của kẻ thù. Hiện nay, không chỉ dừng lại ở sử dụng trong nước, Viettel cũng đang dần hướng đến xuất khẩu những đài radar này đi các nước. Video Vũ khí "made by Việt Nam" - Radar cảnh giới VRS-2DM do Viettel sản xuất - Nguồn: QPVN
Mới đây, trong một phóng sự về quá trình huấn luyện nâng cao chất lượng sẵn sàng chiến đấu của các kíp đài radar tại trung đoàn 290 thuộc sư đoàn phòng không 375, ta đã bắt gặp những radar VRS-2DM hiện đại do Việt Nam tự thiết kế chế tạo đã đi vào biên chế.
Ảnh: Đài radar VRS-2DM trong trạng thái hành quân.
Radar VRS-2DM chính là sản phẩm được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bởi Tập đoàn Công nghệ - Viễn thông Quân đội Viettel.
Ảnh: Trắc thủ khiển khai tác chiến với radar VRS-2DM.
Hệ thống sử dụng phương thức bắt sóng thấp decimet (dm), là loại radar chủ lực sử dụng làm nhiệm vụ cảnh giới, bám bắt các mục tiêu bay thấp và rất thấp.
Ảnh: Triển khai chiến đấu radar VRS-2DM.
Radar VRS-2DM của Viettel có khả năng phát hiện mục tiêu xa hàng trăm km, được thiết kế để triển khai và thu hồi bán tự động bằng điều khiển điện hoặc thủy lực, giúp giảm thời gian thu hồi đài xuống chỉ bằng 1/4 so với các đài radar đời cũ.
Ảnh: Xe chỉ huy tác chiến (trái) và xe chở đài radar (phải) của tổ hợp VRS-2DM.
Với kinh phí quốc phòng hạn hẹp, việc chúng ta thay thế toàn bộ các radar cảnh giới 2D bắt thấp dải sóng dm như P-15, P-19 hiện có bằng các loại radar mua mới từ nước ngoài là không khả thi. Thay vào đó, việc tự nghiên cứu chế tạo đài radar 2D sóng dm mới do tập đoàn Viettel thực hiện cho tính năng kỹ thuật tương đương loại radar P-19, tiết kiệm chi phí rất lớn.
Ảnh: Trắc thủ vận hành radar VRS-2DM. Có thể thấy radar sử dụng các loại màn hình hiển thị LED rất hiện đại.
Được biết, hiện nay, một số đài radar VRS-2DM đã được gửi ra thực hiện nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa, cung cấp cho ta độ bao phủ rộng lớn, có thể theo dõi các mục tiêu bay thấp và rất thấp trong phạm vi toàn bộ quần đảo.
Ảnh: Hai tổ hợp radar VRS-2DM.
Với việc làm chủ thiết kế chế tạo các đài radar này cho phép dễ dàng nâng cấp, tùy biến phần mềm, phần cứng cho phù hợp với những yêu cầu kỹ thuật phát sinh sau này, cũng như dễ dàng đảm bảo kỹ thuật cho khí tài mà không phụ thuộc vào đối tác nước ngoài.
Ảnh: Triển khai chiến đấu đài radar VRS-2DM. Nguồn: QPVN
Đài radar VRS-2DM cũng tái sử dụng lại ăng ten cũ của các radar P-15, P-19 cho phép tiết kiệm chi phí rất lớn, ngoài ra còn được trang bị thêm máy hỏi nhận diện địch ta IFF do Việt Nam tự thiết kế chế tạo. Đây cũng là nâng cấp quan trọng, giúp đài radar có năng lực chiến đấu toàn diện hơn các đài radar thế hệ cũ.
Ảnh: Máy hỏi và Ăng ten của radar VRS-2DM.
Về thành phần tổ hợp, đài radar VRS-2DM gồm một xe chỉ huy tác chiến và một xe chở thiết bị ăng ten, hai xe này có thể bố trí cách nhau hơn 500m, đảm bảo tính an toàn cao cho kíp chiến đấu khỏi ảnh hưởng của sóng từ trường cũng như tăng tỉ lệ sống sót cho kíp trắc thủ trong trường hợp bị tên lửa diệt radar tấn công.
Ảnh: Tổ hợp radar VRS-2DM.
Hiện nay, các radar VRS-2DM đã được triển khai rộng rãi trong nhiều đơn vị trên toàn quân, thay thế các đài radar cũ, góp phần nâng cao khả năng chiến đấu của lực lượng radar nói riêng, quân chủng phòng không - không quân nói chung. Việc triển khai các radar này đến Trường Sa cũng càng làm tăng năng lực tác chiến của ta trên quần đảo, góp phần phát hiện sớm những âm mưu của kẻ thù. Hiện nay, không chỉ dừng lại ở sử dụng trong nước, Viettel cũng đang dần hướng đến xuất khẩu những đài radar này đi các nước.
Video Vũ khí "made by Việt Nam" - Radar cảnh giới VRS-2DM do Viettel sản xuất - Nguồn: QPVN