Tàu đổ bộ là một trong những phương tiện quan trọng của hải quân thế giới, đó là loại tàu được thiết kế để có thể chuyên chở các phương tiện xe tăng, xe bọc thép, súng, pháo cùng lực lượng chiến đấu khác phục vụ cho các chiến dịch đổ bộ đường biển, đánh chiếm bờ biển, đảo. Hiện Hải quân Việt Nam được trang bị nhiều loại tàu đổ bộ do cả Nga, Mỹ, Ba Lan và công nghiệp quốc phòng nội địa chế tạo. Trong đó, các tàu đổ bộ Project 771 là một trong những phương tiện chủ lực. Nguồn ảnh: Kênh QPTVHiện cả ba tàu đổ bộ Project 771 mà Hải quân Việt Nam sở hữu đều biên chế trong Lữ đoàn 125 Hải quân – đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Trong kháng chiến chống Mỹ, đơn vị đã thực hiện hàng loạt chuyến tàu không số đưa hàng hóa vũ khí vào miền Nam đánh Mỹ. Đặc biệt, trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, đơn vị đã trực tiếp tiến hành hàng loạt trận đánh giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Nguồn ảnh: Kênh QPTVTàu đổ bộ Project 771 do nhà máy đóng tàu Stocznia Polnocna ở Gdynia (Ba Lan) chế tạo từ giữa những năm 1960 cung cấp tới Liên Xô và các nước anh em XHCN trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 108 chiếc tàu đổ bộ Project 771 và các phiên bản khác như 770, 773, 776, 773U và NS-722 đã được chế tạo từ 1967-1986. Đến nay, ước tính vẫn còn 33 chiếc hoạt động ở khắp nơi trên thế giới.Project 771 có lượng giãn nước tiêu chuẩn khoảng 834 tấn, đầy tải khoảng 1.500 tấn, dài 73m, rộng 9,6m và mới nước là 2,3m. Tàu được thiết kế theo truyền thống với mũi tàu có hai cánh cửa lớn dạng hình cung, có thể mở ra để phương tiện cơ giới chui vào hoặc chui ra.Tàu đổ bộ Project 771 có sức chở 6 xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2 hoặc 6 xe bọc thép chở quân BTR-60PB, BTR-50 hoặc BTR-80 hoặc 5 xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76B và 300 chiến sĩ hải quân đánh bộ (ba đại đội).Thủy thủ đoàn vận hành tàu có 37-44 cán bộ chiến sĩ, sĩ quan.Trên tàu được trang bị một số loại vũ khí yểm trợ hỏa lực cho quân đổ bộ cùng vũ khí tự vệ riêng. Trong ảnh là tàu đổ bộ HQ-513 của Lữ đoàn 125 với hai bệ pháo phản lực WM-18 122mm. Nguồn ảnh: Kênh QPTVMột bệ phóng WM-18 có 18 ống phóng cỡ 122mm cùng 180 viên đạn rocket dự trữ. Uy lực, sức hủy diệt của nó cũng gần tương đương BM-21 Grad trên bộ.Nhìn chung, tuy tàu đổ bộ 771 có kích thước nhỏ so với các tàu đổ bộ cỡ trung bình mà NATO hay Mỹ chế tạo, thiếu bãi đáp trực thăng. Nhưng đổi lại có khả năng chuyên chở nhiều phương tiện bọc thép cùng các đơn vị lính thủy đánh bộ với quân số đầy đủ để tác chiến, có khả năng hỗ trợ hỏa lực trên bờ biển bằng pháo phản lực bắn loạt và có thể thực hiện phối hợp đổ bộ nhiều chiếc trong các chiến dịch lớn. Ảnh: Ảnh tàu đổ bộ 771 của nước ngoài đang khai hỏa pháo phản lực WM-18 chi viện cho quân đổ bộ đường biển.Trên tàu đổ bộ 771 của Việt Nam còn có hai bệ pháo phòng không bắn nhanh AK-230 CIWS để tự vệ trước các máy bay địch hay tàu tấn công nhỏ của đối phương. Ảnh: Huấn luyện sử dụng pháo AK-230 trên tàu đổ bộ HQ-513. Nguồn ảnh: Kênh QPTVTổ hợp pháo phòng không AK-230 được thiết kế làm nhiệm vụ chống máy bay, có trang bị radar dẫn bắn. Tổ hợp trang bị 2 pháo NN-30 30mm làm mát bằng nước cho tốc độ bắn tổng hợp đến 1.000 phát/phút, tầm bắn tối đa 6,7km nhưng hiệu quả với mục tiêu trên không chỉ từ 2,5-4km.Tàu đổ bộ này trang bị hai động cơ tuabin Kolomna 40-D cùng hai trục chân vịt cho tầm hoạt động 2.000km với tốc độ trung bình 16 hải lý/h. Nguồn ảnh: Kênh QPTV
Tàu đổ bộ là một trong những phương tiện quan trọng của hải quân thế giới, đó là loại tàu được thiết kế để có thể chuyên chở các phương tiện xe tăng, xe bọc thép, súng, pháo cùng lực lượng chiến đấu khác phục vụ cho các chiến dịch đổ bộ đường biển, đánh chiếm bờ biển, đảo. Hiện Hải quân Việt Nam được trang bị nhiều loại tàu đổ bộ do cả Nga, Mỹ, Ba Lan và công nghiệp quốc phòng nội địa chế tạo. Trong đó, các tàu đổ bộ Project 771 là một trong những phương tiện chủ lực. Nguồn ảnh: Kênh QPTV
Hiện cả ba tàu đổ bộ Project 771 mà Hải quân Việt Nam sở hữu đều biên chế trong Lữ đoàn 125 Hải quân – đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Trong kháng chiến chống Mỹ, đơn vị đã thực hiện hàng loạt chuyến tàu không số đưa hàng hóa vũ khí vào miền Nam đánh Mỹ. Đặc biệt, trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, đơn vị đã trực tiếp tiến hành hàng loạt trận đánh giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Nguồn ảnh: Kênh QPTV
Tàu đổ bộ Project 771 do nhà máy đóng tàu Stocznia Polnocna ở Gdynia (Ba Lan) chế tạo từ giữa những năm 1960 cung cấp tới Liên Xô và các nước anh em XHCN trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 108 chiếc tàu đổ bộ Project 771 và các phiên bản khác như 770, 773, 776, 773U và NS-722 đã được chế tạo từ 1967-1986. Đến nay, ước tính vẫn còn 33 chiếc hoạt động ở khắp nơi trên thế giới.
Project 771 có lượng giãn nước tiêu chuẩn khoảng 834 tấn, đầy tải khoảng 1.500 tấn, dài 73m, rộng 9,6m và mới nước là 2,3m. Tàu được thiết kế theo truyền thống với mũi tàu có hai cánh cửa lớn dạng hình cung, có thể mở ra để phương tiện cơ giới chui vào hoặc chui ra.
Tàu đổ bộ Project 771 có sức chở 6 xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2 hoặc 6 xe bọc thép chở quân BTR-60PB, BTR-50 hoặc BTR-80 hoặc 5 xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76B và 300 chiến sĩ hải quân đánh bộ (ba đại đội).
Thủy thủ đoàn vận hành tàu có 37-44 cán bộ chiến sĩ, sĩ quan.
Trên tàu được trang bị một số loại vũ khí yểm trợ hỏa lực cho quân đổ bộ cùng vũ khí tự vệ riêng. Trong ảnh là tàu đổ bộ HQ-513 của Lữ đoàn 125 với hai bệ pháo phản lực WM-18 122mm. Nguồn ảnh: Kênh QPTV
Một bệ phóng WM-18 có 18 ống phóng cỡ 122mm cùng 180 viên đạn rocket dự trữ. Uy lực, sức hủy diệt của nó cũng gần tương đương BM-21 Grad trên bộ.
Nhìn chung, tuy tàu đổ bộ 771 có kích thước nhỏ so với các tàu đổ bộ cỡ trung bình mà NATO hay Mỹ chế tạo, thiếu bãi đáp trực thăng. Nhưng đổi lại có khả năng chuyên chở nhiều phương tiện bọc thép cùng các đơn vị lính thủy đánh bộ với quân số đầy đủ để tác chiến, có khả năng hỗ trợ hỏa lực trên bờ biển bằng pháo phản lực bắn loạt và có thể thực hiện phối hợp đổ bộ nhiều chiếc trong các chiến dịch lớn. Ảnh: Ảnh tàu đổ bộ 771 của nước ngoài đang khai hỏa pháo phản lực WM-18 chi viện cho quân đổ bộ đường biển.
Trên tàu đổ bộ 771 của Việt Nam còn có hai bệ pháo phòng không bắn nhanh AK-230 CIWS để tự vệ trước các máy bay địch hay tàu tấn công nhỏ của đối phương. Ảnh: Huấn luyện sử dụng pháo AK-230 trên tàu đổ bộ HQ-513. Nguồn ảnh: Kênh QPTV
Tổ hợp pháo phòng không AK-230 được thiết kế làm nhiệm vụ chống máy bay, có trang bị radar dẫn bắn. Tổ hợp trang bị 2 pháo NN-30 30mm làm mát bằng nước cho tốc độ bắn tổng hợp đến 1.000 phát/phút, tầm bắn tối đa 6,7km nhưng hiệu quả với mục tiêu trên không chỉ từ 2,5-4km.
Tàu đổ bộ này trang bị hai động cơ tuabin Kolomna 40-D cùng hai trục chân vịt cho tầm hoạt động 2.000km với tốc độ trung bình 16 hải lý/h. Nguồn ảnh: Kênh QPTV