Vào ngày 28/7, đoạn video do Lực lượng quân dù Nga công bố cho thấy, lực lượng này đã sử dụng máy bay không người lái tự sát Lancet, để phá hủy rơ-moóc chuyển tiếp liên lạc của UAV TB-2 của Quân đội Ukraine.Thiết bị chuyển tiếp liên lạc này đã bị phá hủy lần đầu tiên kể từ khi nó đi vào hoạt động năm 2014. Không rõ mục tiêu trên do UAV Lancet tự phát hiện và tấn công, hay do các đơn vị tác chiến điện tử của Nga phát hiện ra và sau đó thông báo cho các đơn vị sử dụng UAV tự sát Lancet tiêu diệt.Mặc dù trong các cuộc xung đột trước đây, máy bay không người lái TB-2 đã đạt được những chiến tích to lớn và cũng chịu nhiều tổn thất; nhưng theo báo giới, đây là lần đầu tiên, một thiết bị quan trọng như trạm chuyển tiếp thông tin liên lạc bị phá hủy và trạm điều khiển quan trọng hơn thì chưa bao giờ bị phá hủy (hình ảnh phía sau UAV TB-2, bên trái là trạm điều khiển, bên phải là trạm chuyển tiếp liên lạc).Theo bán kính tác chiến tối đa của UAV tự sát Lancet là 40 km, thì trạm chuyển tiếp liên lạc cho UAV TB2 vừa bị phá hủy, đã được Quân đội Ukraine triển khai không xa chiến tuyến. Điều này cũng phù hợp với quy tắc sử dụng của nó, khi trạm chuyển tiếp thông tin liên lạc thường được triển khai ở những nơi nguy hiểm hơn như gần tiền tuyến và các trạm điều khiển (có người điều khiển), có thể được triển khai ở nơi hậu phương an toàn hơn.Do không được trang bị hệ thống liên lạc vệ tinh, nên bán kính chiến đấu tối đa của UAV TB-2 chỉ là 150 km, nhưng với sự hỗ trợ của trạm chuyển tiếp thông tin liên lạc gần tiền tuyến, nó có thể vươn xa thêm 100 km.Như vậy, nhờ sự giúp đỡ của trạm chuyển tiếp liên lạc, UAV TB2 có thể hoạt động sau chiến tuyến của Nga, tiến hành các hoạt động trinh sát hành động triển khai quân của Nga, các căn cứ, kho tàng và kịp thời cung cấp tọa độ mục tiêu theo thời gian thực.Trong trường hợp Không quân Ukraine không dám tiến sâu vào hậu phương Nga, thì việc sử dụng UAV là một phương pháp ít rủi ro hơn. Mặc dù khả năng tấn công hạn chế, nhưng chúng có thể truyền tọa độ cho các trận địa pháo tầm xa và tên lửa như Tochka-U hay HIMARS để tấn công mục tiêu.Đó cũng là trường hợp UAV TB-2 phải chịu nhiều tổn thất, do sự đánh chặn của hệ thống phòng không Nga. Hiện tại vẫn chưa có con số chính xác về việc UAV TB-2 của Ukraine bị thiệt hại bao nhiêu, nhưng Bộ Quốc phòng Nga rõ ràng đã phóng đại, thậm chí nhiều hơn tổng sản lượng sản xuất của công ty Bairakta. Nhưng điều chắc chắn là sau khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, Thổ Nhĩ Kỳ đã bổ sung cho quân đội Ukraine một số lượng tương đối lớn UAV TB-2, thông qua các giao dịch thương mại và quyên góp. Nhưng cũng phải thẳng thắn thừa nhận, UAV TB2 là mục tiêu dễ bắn hạ nhất đối với tên lửa phòng không. Lý do đây là mục tiêu có độ phản xạ tín hiệu radar lớn, tốc độ bay chậm, trần bay hạn chế, nên dễ bị các hệ thống phòng không Nga bắn hạ.Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã công khai tuyên bố rằng, trong cuộc chiến với Nga, máy bay không người lái TB-2 không thể hiện tốt như trong các cuộc xung đột quân sự khác. Điều này hoàn toàn có thể lý giải một cách dễ dàng.Xét cho cùng, quân đội Nga không phải là quân đội chính phủ Syria, quân đội Armenia hay Quân đội quốc gia Haftar của Libya, khi họ có các hệ thống phòng không mạnh hơn;Thứ hai, trong cuộc xung đột cục bộ trước đó, UAV TB-2 không chiến đấu đơn độc, mà được hỗ trợ bởi các hệ thống tác chiến điện tử, máy bay cảnh báo sớm và các loại vũ khí khác mà quân đội Ukraine không thể có;Hơn nữa, trong các cuộc xung đột cục bộ trước đây, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia một cách công khai hoặc nửa công khai. Trong việc sử dụng máy bay không người lái TB-2, quân đội Ukraine vẫn còn một lỗ hổng nhất định.Mặc dù Bộ Quốc phòng Nga luôn tuyên bố rằng, UAV TB-2 của Ukraine chịu tổn thất nặng nề trước hệ thống phòng không do Nga sản xuất, nhưng các bức ảnh và video cho thấy, UAV TB-2 cũng đã đạt được kết quả cao hơn với tổn thất và hiệu suất chiến trường đã được cải thiện. Còn đối với UAV tự sát Lancet vừa tiêu diệt trạm chuyển tiếp liên lạc TB-2 UAV, đây là loại vũ khí mới được quân đội Nga trang bị. Các nhà phân tích chuyên nghiệp cho rằng, hiệu suất tổng thể và độ tin cậy của UAV Lancet không cao, và năng lực sản xuất của Nga còn hạn chế. So với loại vũ khí cùng loại UAV tự sát Switchblade 300 mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine, thì chúng có tính năng tương đương. Sở dĩ Bộ Quốc phòng Nga gần đây tăng cường quảng bá UAV Lancet, cũng là một cách cho thế giới thấy rằng, quân đội Nga không thiếu các loại vũ khí hiện đại ngang ngửa với Mỹ.
Vào ngày 28/7, đoạn video do Lực lượng quân dù Nga công bố cho thấy, lực lượng này đã sử dụng máy bay không người lái tự sát Lancet, để phá hủy rơ-moóc chuyển tiếp liên lạc của UAV TB-2 của Quân đội Ukraine.
Thiết bị chuyển tiếp liên lạc này đã bị phá hủy lần đầu tiên kể từ khi nó đi vào hoạt động năm 2014. Không rõ mục tiêu trên do UAV Lancet tự phát hiện và tấn công, hay do các đơn vị tác chiến điện tử của Nga phát hiện ra và sau đó thông báo cho các đơn vị sử dụng UAV tự sát Lancet tiêu diệt.
Mặc dù trong các cuộc xung đột trước đây, máy bay không người lái TB-2 đã đạt được những chiến tích to lớn và cũng chịu nhiều tổn thất; nhưng theo báo giới, đây là lần đầu tiên, một thiết bị quan trọng như trạm chuyển tiếp thông tin liên lạc bị phá hủy và trạm điều khiển quan trọng hơn thì chưa bao giờ bị phá hủy (hình ảnh phía sau UAV TB-2, bên trái là trạm điều khiển, bên phải là trạm chuyển tiếp liên lạc).
Theo bán kính tác chiến tối đa của UAV tự sát Lancet là 40 km, thì trạm chuyển tiếp liên lạc cho UAV TB2 vừa bị phá hủy, đã được Quân đội Ukraine triển khai không xa chiến tuyến.
Điều này cũng phù hợp với quy tắc sử dụng của nó, khi trạm chuyển tiếp thông tin liên lạc thường được triển khai ở những nơi nguy hiểm hơn như gần tiền tuyến và các trạm điều khiển (có người điều khiển), có thể được triển khai ở nơi hậu phương an toàn hơn.
Do không được trang bị hệ thống liên lạc vệ tinh, nên bán kính chiến đấu tối đa của UAV TB-2 chỉ là 150 km, nhưng với sự hỗ trợ của trạm chuyển tiếp thông tin liên lạc gần tiền tuyến, nó có thể vươn xa thêm 100 km.
Như vậy, nhờ sự giúp đỡ của trạm chuyển tiếp liên lạc, UAV TB2 có thể hoạt động sau chiến tuyến của Nga, tiến hành các hoạt động trinh sát hành động triển khai quân của Nga, các căn cứ, kho tàng và kịp thời cung cấp tọa độ mục tiêu theo thời gian thực.
Trong trường hợp Không quân Ukraine không dám tiến sâu vào hậu phương Nga, thì việc sử dụng UAV là một phương pháp ít rủi ro hơn. Mặc dù khả năng tấn công hạn chế, nhưng chúng có thể truyền tọa độ cho các trận địa pháo tầm xa và tên lửa như Tochka-U hay HIMARS để tấn công mục tiêu.
Đó cũng là trường hợp UAV TB-2 phải chịu nhiều tổn thất, do sự đánh chặn của hệ thống phòng không Nga. Hiện tại vẫn chưa có con số chính xác về việc UAV TB-2 của Ukraine bị thiệt hại bao nhiêu, nhưng Bộ Quốc phòng Nga rõ ràng đã phóng đại, thậm chí nhiều hơn tổng sản lượng sản xuất của công ty Bairakta.
Nhưng điều chắc chắn là sau khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, Thổ Nhĩ Kỳ đã bổ sung cho quân đội Ukraine một số lượng tương đối lớn UAV TB-2, thông qua các giao dịch thương mại và quyên góp.
Nhưng cũng phải thẳng thắn thừa nhận, UAV TB2 là mục tiêu dễ bắn hạ nhất đối với tên lửa phòng không. Lý do đây là mục tiêu có độ phản xạ tín hiệu radar lớn, tốc độ bay chậm, trần bay hạn chế, nên dễ bị các hệ thống phòng không Nga bắn hạ.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã công khai tuyên bố rằng, trong cuộc chiến với Nga, máy bay không người lái TB-2 không thể hiện tốt như trong các cuộc xung đột quân sự khác. Điều này hoàn toàn có thể lý giải một cách dễ dàng.
Xét cho cùng, quân đội Nga không phải là quân đội chính phủ Syria, quân đội Armenia hay Quân đội quốc gia Haftar của Libya, khi họ có các hệ thống phòng không mạnh hơn;
Thứ hai, trong cuộc xung đột cục bộ trước đó, UAV TB-2 không chiến đấu đơn độc, mà được hỗ trợ bởi các hệ thống tác chiến điện tử, máy bay cảnh báo sớm và các loại vũ khí khác mà quân đội Ukraine không thể có;
Hơn nữa, trong các cuộc xung đột cục bộ trước đây, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia một cách công khai hoặc nửa công khai. Trong việc sử dụng máy bay không người lái TB-2, quân đội Ukraine vẫn còn một lỗ hổng nhất định.
Mặc dù Bộ Quốc phòng Nga luôn tuyên bố rằng, UAV TB-2 của Ukraine chịu tổn thất nặng nề trước hệ thống phòng không do Nga sản xuất, nhưng các bức ảnh và video cho thấy, UAV TB-2 cũng đã đạt được kết quả cao hơn với tổn thất và hiệu suất chiến trường đã được cải thiện.
Còn đối với UAV tự sát Lancet vừa tiêu diệt trạm chuyển tiếp liên lạc TB-2 UAV, đây là loại vũ khí mới được quân đội Nga trang bị. Các nhà phân tích chuyên nghiệp cho rằng, hiệu suất tổng thể và độ tin cậy của UAV Lancet không cao, và năng lực sản xuất của Nga còn hạn chế.
So với loại vũ khí cùng loại UAV tự sát Switchblade 300 mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine, thì chúng có tính năng tương đương. Sở dĩ Bộ Quốc phòng Nga gần đây tăng cường quảng bá UAV Lancet, cũng là một cách cho thế giới thấy rằng, quân đội Nga không thiếu các loại vũ khí hiện đại ngang ngửa với Mỹ.