Tập trận Hổ mang Vàng (Cobra Gold) là cuộc tập trận hỗn hợp do quân đội Hoàng gia Thái Lan tổ chức từ năm 1982. Mục đích ban đầu của cuộc tập trận nhằm cải thiện khả năng phối hợp giữa quân đội Thái Lan và Mỹ trong các hoạt động quân sự cũng như nhân đạo.Sau đó cuộc tập trận được mở rộng với 7 nước thành viên chính gồm: Thái Lan, Mỹ, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ảnh xe thiết giáp lội nước của quân đội Hàn Quốc tiến lên bờ trong cuộc tập trận Hổ mang Vàng năm 2010.Một trong những hạng mục chủ yếu của cuộc tập trận này là các binh lính phải học cách sinh tồn trong điều kiện rừng rậm. Các binh sĩ phải học cách để ăn côn trùng thay cho những thực phẩm hàng ngày. Ảnh một lính Mỹ đang nhai con bò cạp.Cuộc tập trận Hổ mang Vàng có 3 hạng mục chính: Đầu tiên là bắn đạn thật vào các điểm đã định trước, cùng lúc đó, lực lượng đổ bộ sẽ tiến vào từ biển nơi mà các vũ khí chi viện hỏa lực đang khai hỏa. Hoạt động này mô phỏng trực tiếp một cuộc tấn công đổ bộ phối hợp giữa không quân, hải quân và thủy quân lục chiến.Hạng mục tiếp theo là học cách chỉ huy chiến trường thông qua một trò chơi mô phỏng trên máy tính, thực hiện bài tập cứu trợ nhân đạo, thiên tai. Ảnh một sĩ quan Mỹ đang hướng dẫn cho đồng nghiệp phía Nhật Bản về kinh nghiệm chỉ huy.Hoạt động cuối cùng là tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở các khu vực tại Thái Lan. Hoạt động này đã trở thành một biểu tượng mang tính nhân văn của cuộc tập trận đa quốc gia lớn nhất châu Á. Ảnh thủy quân lục chiến Mỹ tặng quà cho trẻ em và phụ nữ khuyết tật trong cuộc tập trận năm 2010.Tính đến năm 2015, Hổ mang Vàng đã mở rộng với sự tham gia của 26 quốc gia. Trung Quốc tham gia cuộc tập trận này lần đầu vào năm 2015 với tư cách quan sát viên. Ảnh thủy quân lục chiến Mỹ vừa nhảy dù ra khỏi máy bay vận tải C-130 trong cuộc tập trận năm 2013.Theo báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), Việt Nam cùng 9 quốc gia khác (gồm Chile, Lào, Nam Phi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Hà Lan, Brunei, Myanmar, Ả Rập Xê-út và Campuchia) sẽ tham gia một phần cuộc tập trận Hổ mang Vàng lần thứ 35 dự kiến sẽ có tổng cộng 8.564 binh sỹ từ bảy quốc gia. Trong đó, Thái Lan chiếm số lượng đông đảo nhất với 4.286 binh sỹ, Mỹ đóng góp 3.288 binh sỹ. Ảnh: trực thăng CH-53E hạ cánh trong bài tập sơ tán thường dân trong cuộc tập trận năm 2013.Uống máu rắn từ lâu đã trở thành hình ảnh mang tính biểu trưng của cuộc tập mang tên loài rắn độc nguy hiểm ở khu vực châu Á.Mỹ là nước có số quân lớn nhất trong các nước thành viên chính tham gia cuộc tập trận. Tuy nhiên, Mỹ đã giảm quân số từ hơn 8.000 xuống còn 3.600 trong cuộc tập trận vào năm 2015. Ảnh 3 xe thiết giáp lội nước của thủy quân lục chiến Mỹ phóng lựu đạn khói trong cuộc tập trận năm 2011.Theo Bangkok Post, cuộc tập trận Hổ mang Vàng 2016 sẽ diễn ra từ ngày 9/2 với sự tham gia của hơn 8.500 binh sĩ và chuyên viên quân sự của 7 nước thành viên chính.Nhóm tàu đổ bộ tấn công của Hải quân Mỹ trên vịnh Thái Lan trong cuộc tập trận năm 2011.
Tập trận Hổ mang Vàng (Cobra Gold) là cuộc tập trận hỗn hợp do quân đội Hoàng gia Thái Lan tổ chức từ năm 1982. Mục đích ban đầu của cuộc tập trận nhằm cải thiện khả năng phối hợp giữa quân đội Thái Lan và Mỹ trong các hoạt động quân sự cũng như nhân đạo.
Sau đó cuộc tập trận được mở rộng với 7 nước thành viên chính gồm: Thái Lan, Mỹ, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ảnh xe thiết giáp lội nước của quân đội Hàn Quốc tiến lên bờ trong cuộc tập trận Hổ mang Vàng năm 2010.
Một trong những hạng mục chủ yếu của cuộc tập trận này là các binh lính phải học cách sinh tồn trong điều kiện rừng rậm. Các binh sĩ phải học cách để ăn côn trùng thay cho những thực phẩm hàng ngày. Ảnh một lính Mỹ đang nhai con bò cạp.
Cuộc tập trận Hổ mang Vàng có 3 hạng mục chính: Đầu tiên là bắn đạn thật vào các điểm đã định trước, cùng lúc đó, lực lượng đổ bộ sẽ tiến vào từ biển nơi mà các vũ khí chi viện hỏa lực đang khai hỏa. Hoạt động này mô phỏng trực tiếp một cuộc tấn công đổ bộ phối hợp giữa không quân, hải quân và thủy quân lục chiến.
Hạng mục tiếp theo là học cách chỉ huy chiến trường thông qua một trò chơi mô phỏng trên máy tính, thực hiện bài tập cứu trợ nhân đạo, thiên tai. Ảnh một sĩ quan Mỹ đang hướng dẫn cho đồng nghiệp phía Nhật Bản về kinh nghiệm chỉ huy.
Hoạt động cuối cùng là tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở các khu vực tại Thái Lan. Hoạt động này đã trở thành một biểu tượng mang tính nhân văn của cuộc tập trận đa quốc gia lớn nhất châu Á. Ảnh thủy quân lục chiến Mỹ tặng quà cho trẻ em và phụ nữ khuyết tật trong cuộc tập trận năm 2010.
Tính đến năm 2015, Hổ mang Vàng đã mở rộng với sự tham gia của 26 quốc gia. Trung Quốc tham gia cuộc tập trận này lần đầu vào năm 2015 với tư cách quan sát viên. Ảnh thủy quân lục chiến Mỹ vừa nhảy dù ra khỏi máy bay vận tải C-130 trong cuộc tập trận năm 2013.
Theo báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), Việt Nam cùng 9 quốc gia khác (gồm Chile, Lào, Nam Phi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Hà Lan, Brunei, Myanmar, Ả Rập Xê-út và Campuchia) sẽ tham gia một phần cuộc tập trận Hổ mang Vàng lần thứ 35 dự kiến sẽ có tổng cộng 8.564 binh sỹ từ bảy quốc gia. Trong đó, Thái Lan chiếm số lượng đông đảo nhất với 4.286 binh sỹ, Mỹ đóng góp 3.288 binh sỹ. Ảnh: trực thăng CH-53E hạ cánh trong bài tập sơ tán thường dân trong cuộc tập trận năm 2013.
Uống máu rắn từ lâu đã trở thành hình ảnh mang tính biểu trưng của cuộc tập mang tên loài rắn độc nguy hiểm ở khu vực châu Á.
Mỹ là nước có số quân lớn nhất trong các nước thành viên chính tham gia cuộc tập trận. Tuy nhiên, Mỹ đã giảm quân số từ hơn 8.000 xuống còn 3.600 trong cuộc tập trận vào năm 2015. Ảnh 3 xe thiết giáp lội nước của thủy quân lục chiến Mỹ phóng lựu đạn khói trong cuộc tập trận năm 2011.
Theo Bangkok Post, cuộc tập trận Hổ mang Vàng 2016 sẽ diễn ra từ ngày 9/2 với sự tham gia của hơn 8.500 binh sĩ và chuyên viên quân sự của 7 nước thành viên chính.
Nhóm tàu đổ bộ tấn công của Hải quân Mỹ trên vịnh Thái Lan trong cuộc tập trận năm 2011.