Truyền thông Ấn Độ dẫn nguồn tin từ báo chí Israel đưa tin gần đây cho biết, hệ thống phòng thủ tên lửa Barak-8 do Ấn Độ-Israel hợp tác phát triển, đã thu hút được nhiều khách hàng tại khu vực Đông Nam Á.Tờ EurAsian Times của Ấn Độ cho biết, tên lửa Barak-8 có mức độ hoàn thiện rất cao, giá thành tương đối phải chăng và đặc biệt nó là loại vũ khí không phổ biến, nên sẽ rất khó bị "bắt bài" trong thực chiến.Trước đó, ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã sở hữu hệ thống phòng không Spyder do công ty Rafael Advanced Defense Systems của Israel sản xuất vào năm 2015, với tổng trị giá hợp đồng 600 triệu USD. Ngoài ra, Philippines cũng từng ký kết hợp đồng mua một loạt các loại súng trường tấn công, súng bắn tỉa hiện đại từ Israel.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Barak-8 mà rất nhiều quốc gia đang quan tâm được hợp tác phát triển bởi IAI, Elta Systems, Rafael Advanced Defense Systems của Israel, hợp tác với Tổ chức Nghiên cứu & Phát triển Quốc phòng (DRDO), Tổng cục Nghiên cứu và Phát triển (DDR & D) của Ấn Độ.Hệ thống tên lửa Barak-8 được thiết kế để chống lại các mối đe dọa từ trên không bao gồm máy bay cánh cố định, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa chống hạm, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Tên lửa có thể bắn trúng mục tiêu với tầm bắn tối đa đến 70 km. Hệ thống phòng thủ tên lửa Barak-8 có thể được triển khai trên các phương tiện của hải quân và lục quân như tàu nổi, tàu đổ bộ, xe bánh hơi, xe bánh xích….Với khả năng phóng thẳng đứng của dòng tên lửa đánh chặn Barak-8, cho phép hệ thống bao quát bảo vệ 360 độ.Công ty IAI tuyên bố, radar tìm kiếm mục tiêu của hệ thống có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và phát hiện các mối đe dọa với các mục tiêu có độ phản xạ radar (RCS) thấp hoặc các mục tiêu có tốc độ cao.Ngoài ra, radar trinh sát mục tiêu của hệ thống Barak-8 sử dụng chùm tần số vô tuyến (RF) rộng và hẹp, nên có thể khóa mục tiêu ở bất kỳ độ cao nào, do vậy có khả năng phòng thủ trước một loạt các mối đe dọa trên bộ, trên không và trên biển.Sau khi phát triển thành công hệ thống tên lửa phòng không Barak-8, công ty IAI đã phát triển thêm hệ thống phòng không nhiều lớp Barak-MX mới, bao gồm các tên lửa đánh chặn khác nhau, cho các tầm bắn khác nhau, giống như hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga.Quan trọng nhất, hệ thống tên lửa Barak-8 đã được chứng minh bằng khả năng chiến đấu. Năm 2020, trong cuộc xung đột tại Nagorno-Karabakh giữa Azerbaijan và Armenia, tên lửa đánh chặn Barak-8 được cho là đã bắn hạ một tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander của Armenia.Phiên bản trên đất liền của hệ thống tên lửa phòng không Barak-8 được trang bị cho lực lượng phòng không lục quân của Quân đội Ấn Độ, được gọi là MR-SAM; và một hệ thống tầm xa hiện đang được phát triển, được gọi là LR-SAM. Không những là hệ thống phòng không hiện đại cho lục quân, hệ thống phòng không Barak-8 chỉ cần sửa đổi nhỏ, có thể sử dụng trên tàu chiến hải quân; biến các tàu chiến bình thường, thành các tàu hộ vệ phòng không hiệu quả; nhất là với những quốc gia có lực lượng hải quân trung bình. Hồi đầu năm, Philippines đã mua hệ thống tên lửa chống hạm BrahMos của liên doanh Ấn-Nga với giá 375 triệu USD. Điều này cho thấy các loại vũ khí hiện đại với giá trị cao của Israel, đang dần chiếm được thị phần ở khu vực Đông Nam Á.Việc sản xuất tên lửa Barak-8 do liên doanh Ấn Độ-Israel có tên KRAS đảm nhiệm. Đây là liên doanh giữa Rafael, Kalyani Group của Israel và Bharat Dynamics Limited của Ấn Độ. Tên lửa Barak-8 cũng là sự đánh dấu thành công của nền công nghiệp quốc phòng Ấn Độ thời gian gần đây.
Truyền thông Ấn Độ dẫn nguồn tin từ báo chí Israel đưa tin gần đây cho biết, hệ thống phòng thủ tên lửa Barak-8 do Ấn Độ-Israel hợp tác phát triển, đã thu hút được nhiều khách hàng tại khu vực Đông Nam Á.
Tờ EurAsian Times của Ấn Độ cho biết, tên lửa Barak-8 có mức độ hoàn thiện rất cao, giá thành tương đối phải chăng và đặc biệt nó là loại vũ khí không phổ biến, nên sẽ rất khó bị "bắt bài" trong thực chiến.
Trước đó, ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã sở hữu hệ thống phòng không Spyder do công ty Rafael Advanced Defense Systems của Israel sản xuất vào năm 2015, với tổng trị giá hợp đồng 600 triệu USD. Ngoài ra, Philippines cũng từng ký kết hợp đồng mua một loạt các loại súng trường tấn công, súng bắn tỉa hiện đại từ Israel.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Barak-8 mà rất nhiều quốc gia đang quan tâm được hợp tác phát triển bởi IAI, Elta Systems, Rafael Advanced Defense Systems của Israel, hợp tác với Tổ chức Nghiên cứu & Phát triển Quốc phòng (DRDO), Tổng cục Nghiên cứu và Phát triển (DDR & D) của Ấn Độ.
Hệ thống tên lửa Barak-8 được thiết kế để chống lại các mối đe dọa từ trên không bao gồm máy bay cánh cố định, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa chống hạm, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Tên lửa có thể bắn trúng mục tiêu với tầm bắn tối đa đến 70 km.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Barak-8 có thể được triển khai trên các phương tiện của hải quân và lục quân như tàu nổi, tàu đổ bộ, xe bánh hơi, xe bánh xích….Với khả năng phóng thẳng đứng của dòng tên lửa đánh chặn Barak-8, cho phép hệ thống bao quát bảo vệ 360 độ.
Công ty IAI tuyên bố, radar tìm kiếm mục tiêu của hệ thống có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và phát hiện các mối đe dọa với các mục tiêu có độ phản xạ radar (RCS) thấp hoặc các mục tiêu có tốc độ cao.
Ngoài ra, radar trinh sát mục tiêu của hệ thống Barak-8 sử dụng chùm tần số vô tuyến (RF) rộng và hẹp, nên có thể khóa mục tiêu ở bất kỳ độ cao nào, do vậy có khả năng phòng thủ trước một loạt các mối đe dọa trên bộ, trên không và trên biển.
Sau khi phát triển thành công hệ thống tên lửa phòng không Barak-8, công ty IAI đã phát triển thêm hệ thống phòng không nhiều lớp Barak-MX mới, bao gồm các tên lửa đánh chặn khác nhau, cho các tầm bắn khác nhau, giống như hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga.
Quan trọng nhất, hệ thống tên lửa Barak-8 đã được chứng minh bằng khả năng chiến đấu. Năm 2020, trong cuộc xung đột tại Nagorno-Karabakh giữa Azerbaijan và Armenia, tên lửa đánh chặn Barak-8 được cho là đã bắn hạ một tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander của Armenia.
Phiên bản trên đất liền của hệ thống tên lửa phòng không Barak-8 được trang bị cho lực lượng phòng không lục quân của Quân đội Ấn Độ, được gọi là MR-SAM; và một hệ thống tầm xa hiện đang được phát triển, được gọi là LR-SAM.
Không những là hệ thống phòng không hiện đại cho lục quân, hệ thống phòng không Barak-8 chỉ cần sửa đổi nhỏ, có thể sử dụng trên tàu chiến hải quân; biến các tàu chiến bình thường, thành các tàu hộ vệ phòng không hiệu quả; nhất là với những quốc gia có lực lượng hải quân trung bình.
Hồi đầu năm, Philippines đã mua hệ thống tên lửa chống hạm BrahMos của liên doanh Ấn-Nga với giá 375 triệu USD. Điều này cho thấy các loại vũ khí hiện đại với giá trị cao của Israel, đang dần chiếm được thị phần ở khu vực Đông Nam Á.
Việc sản xuất tên lửa Barak-8 do liên doanh Ấn Độ-Israel có tên KRAS đảm nhiệm. Đây là liên doanh giữa Rafael, Kalyani Group của Israel và Bharat Dynamics Limited của Ấn Độ. Tên lửa Barak-8 cũng là sự đánh dấu thành công của nền công nghiệp quốc phòng Ấn Độ thời gian gần đây.