Trang mạng Hải quân Mỹ đăng tải bức ảnh chụp ngày 2/12 cho thấy tàu sân bay hạt nhân George Washington (CVN-73) thực hiện hoạt động tiếp tế đạn dược trên vùng biển Philippines.
Tàu tiếp tế hậu cần tổng hợp USNS Charles Drew (T-AKE10) của Hải quân Mỹ tiến hành cung ứng các loại đạn dược cho tàu sân bay USS George Washington. Quan chức Hải quân Mỹ giải thích rằng, việc cung ứng cho tàu sân bay để bảo vệ lợi ích chung trên biển của Mỹ và các nước đồng minh khác cũng như đối tác hợp tác khu vực Ấn Độ - châu Á - Thái Bình Dương. Chỉ trước đó ít ngày, tàu sân bay George Washington đã có cuộc tập trận chung quy mô cực lớn với Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) trên khu vực biển Nhật Bản trong bối cảnh căng thẳng Hoa Đông tăng cao.
Ngay sau tập trận kết thúc, tàu sân bay Mỹ này cùng các tàu hộ tống lại ngay lập tức trở lại Philippines phục vụ hoạt động hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão Haiyan khiến Philippines thiệt hại nặng nề.
Dù là được cử tới biển Philippines để khắc phục bão lụt nhưng việc tiếp tế đạn dược (bom, tên lửa) cho tàu Washington có thể là nhằm bổ sung cho khối đạn dược trước đó đã tiêu tốn trong cuộc tập trận với Nhật Bản.
Việc tiếp tế giữa tàu George Washington (CVN-73) với USNS Charles Drew (T-AKE10) được thực hiện qua 2 hình thức: truyền bằng dây khi 2 tàu chạy song song cùng tốc độ với nhau và truyền bằng trực thăng. Trong ảnh là các kiện bom được truyền qua dây từ tàu Charles Drew sang Washington.
Cách thứ 2, trực thăng Sea Hawk sẽ vận chuyển các kiện đạn dược từ tàu Charles Drew sang George Washington.
Những lô đạn dược (bom, tên lửa) xếp hàng dài trên tàu sân bay George Washington (CVN-73).
Trang mạng Hải quân Mỹ đăng tải bức ảnh chụp ngày 2/12 cho thấy tàu sân bay hạt nhân George Washington (CVN-73) thực hiện hoạt động tiếp tế đạn dược trên vùng biển Philippines.
Tàu tiếp tế hậu cần tổng hợp USNS Charles Drew (T-AKE10) của Hải quân Mỹ tiến hành cung ứng các loại đạn dược cho tàu sân bay USS George Washington.
Quan chức Hải quân Mỹ giải thích rằng, việc cung ứng cho tàu sân bay để bảo vệ lợi ích chung trên biển của Mỹ và các nước đồng minh khác cũng như đối tác hợp tác khu vực Ấn Độ - châu Á - Thái Bình Dương.
Chỉ trước đó ít ngày, tàu sân bay George Washington đã có cuộc tập trận chung quy mô cực lớn với Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) trên khu vực biển Nhật Bản trong bối cảnh căng thẳng Hoa Đông tăng cao.
Ngay sau tập trận kết thúc, tàu sân bay Mỹ này cùng các tàu hộ tống lại ngay lập tức trở lại Philippines phục vụ hoạt động hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão Haiyan khiến Philippines thiệt hại nặng nề.
Dù là được cử tới biển Philippines để khắc phục bão lụt nhưng việc tiếp tế đạn dược (bom, tên lửa) cho tàu Washington có thể là nhằm bổ sung cho khối đạn dược trước đó đã tiêu tốn trong cuộc tập trận với Nhật Bản.
Việc tiếp tế giữa tàu George Washington (CVN-73) với USNS Charles Drew (T-AKE10) được thực hiện qua 2 hình thức: truyền bằng dây khi 2 tàu chạy song song cùng tốc độ với nhau và truyền bằng trực thăng. Trong ảnh là các kiện bom được truyền qua dây từ tàu Charles Drew sang Washington.
Cách thứ 2, trực thăng Sea Hawk sẽ vận chuyển các kiện đạn dược từ tàu Charles Drew sang George Washington.
Những lô đạn dược (bom, tên lửa) xếp hàng dài trên tàu sân bay George Washington (CVN-73).