Không quân Mỹ: Mỹ là quốc gia sở hữu lực lượng không quân lớn nhất và hiện đại bậc nhất thế giới. Không quân Mỹ luôn có khả năng chiếm ưu thế trên không trong mọi cuộc chiến, với các căn cứ không quân được phân bố khắp nước Mỹ và các quốc gia đồng minh trên toàn thế giới. Với quân số khoảng 332.000 ngàn người trong đó có 185.000 nhân viên dân sự và hơn 71.000 quân dự bị. Không quân Mỹ duy trì hơn 5.600 máy báy các loại trong biên chế, trong đó đa phần là các mẫu máy bay chiến đấu thế hệ mới như F-22, F-35, F/A-18 và F-15. Bên cạnh đó Mỹ còn duy trì một lượng lớn các máy bay ném bom chiến lược bao gồm: B-2, B-1, B-52 và hàng trăm chiếc máy bay vận tải và trực thăng các loại.Ngoài ra Không quân Mỹ còn được trang bị hai trong ba vũ khí răn đe hạt nhân chiến lược của Quân đội Mỹ là các tên lửa đạn đạo liên lục địa và các máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân
Bên cạnh các loại máy bay chiến đấu thông thường, Không quân Mỹ cũng là lực lượng đi đầu trong việc sử dụng các phương tiện bay không người lái (UAV) trên thế giới trong tác chiến trên không. UAV đóng vai trò hết sức quan trọng trong Không quân Mỹ, nó có thể thực hiện hầu hết các nhiệm vụ từ trinh sát cho đến hổ trợ hỏa lực và thậm chí hoạt động như một máy bay chiến thực thụ.Không quân Nga: được thành lập sau sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu những năm 1990, dù việc thừa hưởng một số lượng lớn các loại máy bay chiến đấu từ Không quân Liên Xô giúp Không quân Nga sở hữu sức mạnh trên không đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ nhưng mặt khác đa phần các máy bay trên đều đã lạc hậu. Không quân Nga sở hữu khoảng 1.500 máy bay chiến đấu cùng hơn 400 trực thăng các loại trong biên chế, chưa bao gồm các loại máy bay ném bom và vận tải chiến lược khác. Lực lượng Không quân Nga có quân số khoảng 160.000 người, với các căn cứ không quân được phân bố trên toàn bộ lãnh thổ nước Nga. Không giống như Mỹ, Không quân Nga không sở hữu các tên lửa đạn đạo chiến lược nhưng lại được trang bị các máy bay ném bom tầm xa chiến lược như Tu-160 hay Tu-95 có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân.Hiện tại Không quân Nga vẫn đang trải qua quá trình hiện đại hóa sâu rộng với việc đưa vào trang bị mới và nâng cấp hàng loạt các phi đội máy bay chiến đấu của mình. Tuy nhiên số lượng các máy chiến đấu mới vẫn khá hạn chế.Cũng giống như Không quân Mỹ, Nga cũng đang tiến hành phát triển các mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới. Với mẫu máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 T-50/PAK-FA, đây cũng là mẫu máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của Không quân Nga. Bên cạnh đó Nga cũng đang phát triển thế hệ máy bay ném bom chiến lược tàng hình thế hệ mới là PAK-DA, với khả năng tàng hình vượt trội hơn hẳn các mẫu máy bay ném bom của Mỹ.Không quân Trung Quốc: là lực lượng không quân lớn nhất châu Á và chỉ đứng ba thế giới sau Mỹ và Nga. Không quân Trung Quốc được chia làm hai quân chủng là Không quân và Không quân Hải quân, được trang bị hơn 2.800 máy bay chiến đấu các loại trong đó bao gồm cả 134 máy bay ném bom hạng nặng. Tuy sở hữu một lực lượng không quân mạnh và với ngân sách hàng tỷ USD mỗi năm, nhưng Không quân Trung Quốc vẫn bị đánh giá là yếu kém so với thực lực.Khi mà đa số các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đều đã lỗi thời hoặc các máy bay chiến đấu nội địa thường xuyên gặp sự cố. Trong số đó chỉ có 600 chiếc được xem là lực lượng xương sống của Không quân Trung Quốc gồm các mẫu máy bay như Su-30, Su-27 do Nga sản xuất và J-11B do Trung Quốc sao chép. Bên cạnh đó Không quân Trung Quốc vẫn sở hữu các máy bay ném bom hạng nặng H-6 có khả năng theo vũ khí hạt nhân.Không quân Trung Quốc vẫn đang tiếp tục quá trình hiện đại hóa lực lượng của mình, trong đó ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc đóng vai trò khá quan trọng. Với việc cho ra mắt hàng loạt mẫu máy bay mới trong thời gian ngắn, bao gồm cả các loại máy bay chiến đấu tàng hình như J-20 hay J-31 đã thể hiện sự phát triển của Không quân Trung Quốc trong suốt thời gian qua.Lực lượng Phòng vệ trên Không Nhật Bản (JASDF): tuy Nhật Bản chỉ sở hữu gần 770 máy bay các loại, trong đó có 350 máy bay chiến đấu thua xa cả ba nước có trong danh sách trên. Nhưng JASDF lại được trang bị hầu hết là các máy bay chiến đấu tiên tiến thế hệ mới, ngoài ra các mẫu máy bay trên cũng được Nhật Bản phát triển thành các biến thể dành riêng cho nước này dựa trên bản quyền mua từ nước ngoài đa phần là của Mỹ.Không quân Nhật Bản có quân số khoảng 45.000 người và được phân bố hầu hết tại các căn cứ không quân nằm trên các khu vực đảo lớn. Chính vì sở hữu một vùng biển rộng Không quân Nhật Bản cũng được trang bị số lượng đáng kể các loại máy bay trinh sát tuần tra và chống ngầm trên biển, với nhiệm vụ chính là bảo vệ lãnh hải cũng như an ninh trên biển.JASDF luôn là một ẩn số trong lực lượng Không quân các nước Châu Á, khi mà hiến pháp Nhật Bản luôn yêu cầu kiểm soát chặt chẽ mọi thông tin về lực lượng phòng vệ của nước này. Được biết, nước này đang mua mới các tiêm kích tàng hình tối tân F-35A và bên cạnh đó tự phát triển mẫu máy bay chiến đấu tàng hình cho riêng mình với tên gọi ATD-X.
Không quân Mỹ: Mỹ là quốc gia sở hữu lực lượng không quân lớn nhất và hiện đại bậc nhất thế giới. Không quân Mỹ luôn có khả năng chiếm ưu thế trên không trong mọi cuộc chiến, với các căn cứ không quân được phân bố khắp nước Mỹ và các quốc gia đồng minh trên toàn thế giới. Với quân số khoảng 332.000 ngàn người trong đó có 185.000 nhân viên dân sự và hơn 71.000 quân dự bị.
Không quân Mỹ duy trì hơn 5.600 máy báy các loại trong biên chế, trong đó đa phần là các mẫu máy bay chiến đấu thế hệ mới như F-22, F-35, F/A-18 và F-15. Bên cạnh đó Mỹ còn duy trì một lượng lớn các máy bay ném bom chiến lược bao gồm: B-2, B-1, B-52 và hàng trăm chiếc máy bay vận tải và trực thăng các loại.
Ngoài ra Không quân Mỹ còn được trang bị hai trong ba vũ khí răn đe hạt nhân chiến lược của Quân đội Mỹ là các tên lửa đạn đạo liên lục địa và các máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân
Bên cạnh các loại máy bay chiến đấu thông thường, Không quân Mỹ cũng là lực lượng đi đầu trong việc sử dụng các phương tiện bay không người lái (UAV) trên thế giới trong tác chiến trên không. UAV đóng vai trò hết sức quan trọng trong Không quân Mỹ, nó có thể thực hiện hầu hết các nhiệm vụ từ trinh sát cho đến hổ trợ hỏa lực và thậm chí hoạt động như một máy bay chiến thực thụ.
Không quân Nga: được thành lập sau sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu những năm 1990, dù việc thừa hưởng một số lượng lớn các loại máy bay chiến đấu từ Không quân Liên Xô giúp Không quân Nga sở hữu sức mạnh trên không đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ nhưng mặt khác đa phần các máy bay trên đều đã lạc hậu. Không quân Nga sở hữu khoảng 1.500 máy bay chiến đấu cùng hơn 400 trực thăng các loại trong biên chế, chưa bao gồm các loại máy bay ném bom và vận tải chiến lược khác.
Lực lượng Không quân Nga có quân số khoảng 160.000 người, với các căn cứ không quân được phân bố trên toàn bộ lãnh thổ nước Nga. Không giống như Mỹ, Không quân Nga không sở hữu các tên lửa đạn đạo chiến lược nhưng lại được trang bị các máy bay ném bom tầm xa chiến lược như Tu-160 hay Tu-95 có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân.
Hiện tại Không quân Nga vẫn đang trải qua quá trình hiện đại hóa sâu rộng với việc đưa vào trang bị mới và nâng cấp hàng loạt các phi đội máy bay chiến đấu của mình. Tuy nhiên số lượng các máy chiến đấu mới vẫn khá hạn chế.
Cũng giống như Không quân Mỹ, Nga cũng đang tiến hành phát triển các mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới. Với mẫu máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 T-50/PAK-FA, đây cũng là mẫu máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của Không quân Nga. Bên cạnh đó Nga cũng đang phát triển thế hệ máy bay ném bom chiến lược tàng hình thế hệ mới là PAK-DA, với khả năng tàng hình vượt trội hơn hẳn các mẫu máy bay ném bom của Mỹ.
Không quân Trung Quốc: là lực lượng không quân lớn nhất châu Á và chỉ đứng ba thế giới sau Mỹ và Nga. Không quân Trung Quốc được chia làm hai quân chủng là Không quân và Không quân Hải quân, được trang bị hơn 2.800 máy bay chiến đấu các loại trong đó bao gồm cả 134 máy bay ném bom hạng nặng. Tuy sở hữu một lực lượng không quân mạnh và với ngân sách hàng tỷ USD mỗi năm, nhưng Không quân Trung Quốc vẫn bị đánh giá là yếu kém so với thực lực.
Khi mà đa số các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đều đã lỗi thời hoặc các máy bay chiến đấu nội địa thường xuyên gặp sự cố. Trong số đó chỉ có 600 chiếc được xem là lực lượng xương sống của Không quân Trung Quốc gồm các mẫu máy bay như Su-30, Su-27 do Nga sản xuất và J-11B do Trung Quốc sao chép. Bên cạnh đó Không quân Trung Quốc vẫn sở hữu các máy bay ném bom hạng nặng H-6 có khả năng theo vũ khí hạt nhân.
Không quân Trung Quốc vẫn đang tiếp tục quá trình hiện đại hóa lực lượng của mình, trong đó ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc đóng vai trò khá quan trọng. Với việc cho ra mắt hàng loạt mẫu máy bay mới trong thời gian ngắn, bao gồm cả các loại máy bay chiến đấu tàng hình như J-20 hay J-31 đã thể hiện sự phát triển của Không quân Trung Quốc trong suốt thời gian qua.
Lực lượng Phòng vệ trên Không Nhật Bản (JASDF): tuy Nhật Bản chỉ sở hữu gần 770 máy bay các loại, trong đó có 350 máy bay chiến đấu thua xa cả ba nước có trong danh sách trên. Nhưng JASDF lại được trang bị hầu hết là các máy bay chiến đấu tiên tiến thế hệ mới, ngoài ra các mẫu máy bay trên cũng được Nhật Bản phát triển thành các biến thể dành riêng cho nước này dựa trên bản quyền mua từ nước ngoài đa phần là của Mỹ.
Không quân Nhật Bản có quân số khoảng 45.000 người và được phân bố hầu hết tại các căn cứ không quân nằm trên các khu vực đảo lớn. Chính vì sở hữu một vùng biển rộng Không quân Nhật Bản cũng được trang bị số lượng đáng kể các loại máy bay trinh sát tuần tra và chống ngầm trên biển, với nhiệm vụ chính là bảo vệ lãnh hải cũng như an ninh trên biển.
JASDF luôn là một ẩn số trong lực lượng Không quân các nước Châu Á, khi mà hiến pháp Nhật Bản luôn yêu cầu kiểm soát chặt chẽ mọi thông tin về lực lượng phòng vệ của nước này. Được biết, nước này đang mua mới các tiêm kích tàng hình tối tân F-35A và bên cạnh đó tự phát triển mẫu máy bay chiến đấu tàng hình cho riêng mình với tên gọi ATD-X.