Grumman F-14: là mẫu máy bay chiến đấu có khả năng bay với tốc độ siêu âm với thiết kế cánh cụp cánh xòe, được Hải quân Mỹ đưa vào trang bị chính thức từ năm 1974 thay thế cho mẫu máy bay chiến đấu F-4, với thời gian phục vụ hơn 30 năm trước khi bị loại khỏi biên chế vào năm 2006. Ngoài Mỹ thì trên thế giới chỉ có một quốc gia duy nhất duy trì các phi đội F-14 là Iran, khi Mỹ xuất khẩu mẫu máy bay này cho Iran vào năm 1976. Mặc dù không nhận được hổ trợ kỹ thuật từ Mỹ nhưng Iran vẫn duy trì khả năng hoạt động của F-14 gần 40 năm và nó vẫn là một trong những mẫu máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Iran. F-14 có thể bay với tốc độ tối đa lên tới 2.485km/h và có khả năng mang theo 5,9 tấn vũ khí gồm bom và tên lửa các loại.North American Rockwell OV-10: là một mẫu máy bay cường kích và trinh sát hạng nhẹ được Quân đội Mỹ đưa vào trang bị vào năm 1969. OV-10 luôn tỏ ra hiệu quả trên chiến trường trong suốt khoảng thời gian được Quân đội Mỹ sử dụng nhất là trong tác chiến chống chiến tranh du kích. Mặc dù OV-10 đã bị loại khỏi biên chế từ năm 1995 nhưng nó vẫn được Quân đội Mỹ sử dụng ở mức hạn chế. Ngoài ra OV-10 còn khá được ưa chuộng tại các quốc gia như: Colombia, Venezuela, Thái Lan và Philippines.OV-10 có tầm bay hiệu quả khoảng 2.224km với tốc độ tối đa là 463km/h. Nó được trang bị 4 súng máy M60C 7,62mm hoặc một pháo M197 20mm, các loại rocket phóng loạt và có thể mang theo 227kg bom.Boeing 727: là một mẫu máy bay chở khách thương mại được trang bị ba động cơ phản do hãng hàng không Boeing của Mỹ chế tạo và giới thiệu lần đầu tiên vào 1964. Tuy nhiên nó lại được lực lượng không quân của một số quốc gia trên thế giới cải tạo và sử dụng như một máy bay vận tải quân sự.Đi đầu trong số đó có thể kể tới Không quân Mỹ với biến thể Boeing C-22B và lực lượng không quân các quốc gia khác như Colombia, Mexico và Afghanistan. Boeing 727 có thể chở tối đa gần 190 hành khách với phạm vi hoạt động tối đa là 4.300km.Shorts SC.7 Skyvan: là một mẫu máy bay vận tải cánh quạt cỡ nhỏ được công ty Short Brothers của Belfast , Bắc Ireland chế tạo, ngoài chức năng vận tải nó còn có thể được sử dụng trong các hoạt động huấn luyện nhảy dù. SC.7 Skyvan chỉ được một số ít lực lượng không quân trên thế giới sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.Mẫu máy bay SC.7 Skyvan có thể chở theo 19 hành khách, với tốc độ bay tối đa là 325km/h và có thể hoạt động trong phạm vi 1.117km. SC.7 Skyvan còn được tới như một mẫu máy bay tuần tra và bảo vệ bờ biển ở một số nước.North American T-2 Buckeye: là mẫu máy bay huấn luyện của Hải quân Mỹ được đưa vào trang bị từ năm 1959. Hiện nay T-2 Buckeye hầu nhưng đã ngưng hoạt động trên toàn thế giới, ngoại trừ một số ít chiếc vẫn còn được Không quân Hy Lạp sử dụng. T-2 Buckeye được trang bị hai động cơ phản lực General Electric J85 có công suất 2.950 lbf cho mỗi chiếc, với tốc độ bay tối đa là 840km/h và có tầm hoạt động khoảng 1.685km.Scottish Aviation Bulldog: là mẫu máy bay cánh quạt hạng nhẹ, được lực lượng không quân các nước châu Âu sử dụng như một máy bay huấn luyện cơ bản.
Bulldog vẫn được sử dụng trong lực lượng không quân một số quốc gia, tuy nhiên với vai trò không mấy nổi bật. Nó có tốc độ bay tối đa 241km/h khi chỉ có động cơ có công suất 200 mã lực. Mặc dù Bulldog được trang bị các giá treo vũ khí hai bên cánh nhưng hầu như không có quốc gia nào tiến hành vũ trang mẫu máy bay này.Dornier Do 28: mẫu máy bay đa dụng hai động cơ được sản xuất bởi công ty Dornier Flugzeugbau GmbH, hầu hết những chiếc Do 28 từng được sản xuất đều phục vụ trong lực lượng Không quân Đức. Bên cạnh đó nó còn được sử dụng cho cả mục địch dân sự ở nhiều quốc gia khác nhau. Số lượng những chiếc Do 28 được sản xuất khá hạn chế chỉ tầm 300 chiếc cho tất cả các biến thể, với giá thành hợp lý Do 28 được xem là lựa chọn phù hợp cho nhiều nước có nguồn kinh phí quốc phòng hạn chế. Một chiếc Do 28 có thể chở theo 7 hành khách với tốc độ bay tối đa là 290km/h và có tầm hoạt động 1.235km.Aermacchi MB-326: là mẫu máy bay phản lực do hãng hàng không Aermacchi của Italy, với mục đích thiết kế ban đầu là một mẫu máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi. Tuy nhiên sau đó MB-326 được phát triển thêm các biến thể máy bay cường kích hai chỗ ngồi và một chỗ ngồi. MB-326 khá thành công trên thị trường xuất khẩu và được trang bị cho lực lượng không quân nhiều nước trên thế giới với nhiều vai trò khác nhau, thậm chí Brazil và Nam Phi cũng mua lại giấy phép sản xuất của mẫu máy bay này. Tuy nhiên ngày nay số lượng MB-326 trên toàn thế giới chỉ còn khá ít đa số hoạt động ở châu Phi và Nam Mỹ. Với biến thể cường kích, MB-326 có thể mang theo 900kg bom các loại và được trang bị 2 súng máy 12,7mm.Hawker Hunter: là mẫu tiêm kích phản lực cận âm của Anh được phát triển vào thập niên 1950. Phiên bản Hunter một chỗ ngồi được đưa vào trang bị với vai trò như một máy bay tiêm kích, nhưng sau đó nó còn kiêm nhiệm các nhiệm vụ trinh sát và tiêm kích-bom trong nhiều cuộc xung đột. Các phiên bản hai chỗ được sử dụng làm máy bay huấn luyện cho Không quân Hoàng gia (RAF) và Hải quân Hoàng gia Anh (RN) cho đến đầu thập niên 1990 trước khi bị loại biên. Hiện nay chỉ còn Không quân Lebanon vẫn còn duy trì và sử dụng loại máy bay này.Hawker Hunter có tốc độ bay tối đa là 1.150km/h, tầm bay hiệu quả khi chiến đấu là 715km, trang bị vũ khí chính gồm 4 pháo ADEN 30mm và có thể mang theo 3,4 tấn vũ khí gồm tên lửa và bom các loại.Atlas Cheetah: là mẫu máy bay tiêm kích phục vụ trong Không quân Nam Phi từ năm 1986 cho đến năm 2008. Nó được xem là biến thể nâng cấp toàn diện của mẫu tiêm kích Dassault Mirage III do hãng Atlas Aircraft Corporation của Nam Phi phát triển. Hiện nay Nam Phi vẫn còn sử dụng một số lượng hạn chế Atlas Cheetah trong các hoạt động biểu diễn trên không và đóng vai trò như một máy bay thử nghiệm.Atlas Cheetah có tốc độ bay tối đa 2.350km/h với tầm hoạt động 1.300km. Nó được trang bị một động cơ phản lực Snecma Atar 9K50C-11 có công suất 15.900 lbf và có trọng lượng cất cánh tối đa 13,7 tấn. Hệ thống vũ khí chính của Atlas Cheetah là 2 pháo DEFA 552 30mm, có thể mang theo 4,4 tấn bom và tên lửa các loại.
Grumman F-14: là mẫu máy bay chiến đấu có khả năng bay với tốc độ siêu âm với thiết kế cánh cụp cánh xòe, được Hải quân Mỹ đưa vào trang bị chính thức từ năm 1974 thay thế cho mẫu máy bay chiến đấu F-4, với thời gian phục vụ hơn 30 năm trước khi bị loại khỏi biên chế vào năm 2006. Ngoài Mỹ thì trên thế giới chỉ có một quốc gia duy nhất duy trì các phi đội F-14 là Iran, khi Mỹ xuất khẩu mẫu máy bay này cho Iran vào năm 1976.
Mặc dù không nhận được hổ trợ kỹ thuật từ Mỹ nhưng Iran vẫn duy trì khả năng hoạt động của F-14 gần 40 năm và nó vẫn là một trong những mẫu máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Iran. F-14 có thể bay với tốc độ tối đa lên tới 2.485km/h và có khả năng mang theo 5,9 tấn vũ khí gồm bom và tên lửa các loại.
North American Rockwell OV-10: là một mẫu máy bay cường kích và trinh sát hạng nhẹ được Quân đội Mỹ đưa vào trang bị vào năm 1969. OV-10 luôn tỏ ra hiệu quả trên chiến trường trong suốt khoảng thời gian được Quân đội Mỹ sử dụng nhất là trong tác chiến chống chiến tranh du kích. Mặc dù OV-10 đã bị loại khỏi biên chế từ năm 1995 nhưng nó vẫn được Quân đội Mỹ sử dụng ở mức hạn chế. Ngoài ra OV-10 còn khá được ưa chuộng tại các quốc gia như: Colombia, Venezuela, Thái Lan và Philippines.
OV-10 có tầm bay hiệu quả khoảng 2.224km với tốc độ tối đa là 463km/h. Nó được trang bị 4 súng máy M60C 7,62mm hoặc một pháo M197 20mm, các loại rocket phóng loạt và có thể mang theo 227kg bom.
Boeing 727: là một mẫu máy bay chở khách thương mại được trang bị ba động cơ phản do hãng hàng không Boeing của Mỹ chế tạo và giới thiệu lần đầu tiên vào 1964. Tuy nhiên nó lại được lực lượng không quân của một số quốc gia trên thế giới cải tạo và sử dụng như một máy bay vận tải quân sự.
Đi đầu trong số đó có thể kể tới Không quân Mỹ với biến thể Boeing C-22B và lực lượng không quân các quốc gia khác như Colombia, Mexico và Afghanistan. Boeing 727 có thể chở tối đa gần 190 hành khách với phạm vi hoạt động tối đa là 4.300km.
Shorts SC.7 Skyvan: là một mẫu máy bay vận tải cánh quạt cỡ nhỏ được công ty Short Brothers của Belfast , Bắc Ireland chế tạo, ngoài chức năng vận tải nó còn có thể được sử dụng trong các hoạt động huấn luyện nhảy dù. SC.7 Skyvan chỉ được một số ít lực lượng không quân trên thế giới sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Mẫu máy bay SC.7 Skyvan có thể chở theo 19 hành khách, với tốc độ bay tối đa là 325km/h và có thể hoạt động trong phạm vi 1.117km. SC.7 Skyvan còn được tới như một mẫu máy bay tuần tra và bảo vệ bờ biển ở một số nước.
North American T-2 Buckeye: là mẫu máy bay huấn luyện của Hải quân Mỹ được đưa vào trang bị từ năm 1959. Hiện nay T-2 Buckeye hầu nhưng đã ngưng hoạt động trên toàn thế giới, ngoại trừ một số ít chiếc vẫn còn được Không quân Hy Lạp sử dụng.
T-2 Buckeye được trang bị hai động cơ phản lực General Electric J85 có công suất 2.950 lbf cho mỗi chiếc, với tốc độ bay tối đa là 840km/h và có tầm hoạt động khoảng 1.685km.
Scottish Aviation Bulldog: là mẫu máy bay cánh quạt hạng nhẹ, được lực lượng không quân các nước châu Âu sử dụng như một máy bay huấn luyện cơ bản.
Bulldog vẫn được sử dụng trong lực lượng không quân một số quốc gia, tuy nhiên với vai trò không mấy nổi bật. Nó có tốc độ bay tối đa 241km/h khi chỉ có động cơ có công suất 200 mã lực. Mặc dù Bulldog được trang bị các giá treo vũ khí hai bên cánh nhưng hầu như không có quốc gia nào tiến hành vũ trang mẫu máy bay này.
Dornier Do 28: mẫu máy bay đa dụng hai động cơ được sản xuất bởi công ty Dornier Flugzeugbau GmbH, hầu hết những chiếc Do 28 từng được sản xuất đều phục vụ trong lực lượng Không quân Đức. Bên cạnh đó nó còn được sử dụng cho cả mục địch dân sự ở nhiều quốc gia khác nhau.
Số lượng những chiếc Do 28 được sản xuất khá hạn chế chỉ tầm 300 chiếc cho tất cả các biến thể, với giá thành hợp lý Do 28 được xem là lựa chọn phù hợp cho nhiều nước có nguồn kinh phí quốc phòng hạn chế. Một chiếc Do 28 có thể chở theo 7 hành khách với tốc độ bay tối đa là 290km/h và có tầm hoạt động 1.235km.
Aermacchi MB-326: là mẫu máy bay phản lực do hãng hàng không Aermacchi của Italy, với mục đích thiết kế ban đầu là một mẫu máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi. Tuy nhiên sau đó MB-326 được phát triển thêm các biến thể máy bay cường kích hai chỗ ngồi và một chỗ ngồi.
MB-326 khá thành công trên thị trường xuất khẩu và được trang bị cho lực lượng không quân nhiều nước trên thế giới với nhiều vai trò khác nhau, thậm chí Brazil và Nam Phi cũng mua lại giấy phép sản xuất của mẫu máy bay này. Tuy nhiên ngày nay số lượng MB-326 trên toàn thế giới chỉ còn khá ít đa số hoạt động ở châu Phi và Nam Mỹ. Với biến thể cường kích, MB-326 có thể mang theo 900kg bom các loại và được trang bị 2 súng máy 12,7mm.
Hawker Hunter: là mẫu tiêm kích phản lực cận âm của Anh được phát triển vào thập niên 1950. Phiên bản Hunter một chỗ ngồi được đưa vào trang bị với vai trò như một máy bay tiêm kích, nhưng sau đó nó còn kiêm nhiệm các nhiệm vụ trinh sát và tiêm kích-bom trong nhiều cuộc xung đột. Các phiên bản hai chỗ được sử dụng làm máy bay huấn luyện cho Không quân Hoàng gia (RAF) và Hải quân Hoàng gia Anh (RN) cho đến đầu thập niên 1990 trước khi bị loại biên. Hiện nay chỉ còn Không quân Lebanon vẫn còn duy trì và sử dụng loại máy bay này.
Hawker Hunter có tốc độ bay tối đa là 1.150km/h, tầm bay hiệu quả khi chiến đấu là 715km, trang bị vũ khí chính gồm 4 pháo ADEN 30mm và có thể mang theo 3,4 tấn vũ khí gồm tên lửa và bom các loại.
Atlas Cheetah: là mẫu máy bay tiêm kích phục vụ trong Không quân Nam Phi từ năm 1986 cho đến năm 2008. Nó được xem là biến thể nâng cấp toàn diện của mẫu tiêm kích Dassault Mirage III do hãng Atlas Aircraft Corporation của Nam Phi phát triển. Hiện nay Nam Phi vẫn còn sử dụng một số lượng hạn chế Atlas Cheetah trong các hoạt động biểu diễn trên không và đóng vai trò như một máy bay thử nghiệm.
Atlas Cheetah có tốc độ bay tối đa 2.350km/h với tầm hoạt động 1.300km. Nó được trang bị một động cơ phản lực Snecma Atar 9K50C-11 có công suất 15.900 lbf và có trọng lượng cất cánh tối đa 13,7 tấn. Hệ thống vũ khí chính của Atlas Cheetah là 2 pháo DEFA 552 30mm, có thể mang theo 4,4 tấn bom và tên lửa các loại.