Trang tờ "Defense News" của Mỹ ngày 9/6 đưa tin, cuộc chạy đua vũ trang cho Ukraine, đã làm nảy sinh những lo ngại của phương Tây, về việc đánh mất các bí mật công nghệ của khối này vào tay đối thủ Nga và có thể sau đó là Trung Quốc và Iran.Các loại thế hệ vũ khí mới do phương Tây sản xuất, được trang bị cho các lực lượng tuyến đầu của Quân đội Ukraine; các nước viện trợ đang đánh giá, những vũ khí, khí tài quân sự hiện đại này, có thể làm rò rỉ công nghệ nhạy cảm cho Quân đội Nga; nếu bị đối phương thu giữ.Theo các quan chức quốc phòng Anh, với việc ngày càng ít vũ khí từ thời Liên Xô được Quân đội Ukraine sử dụng trong chiến đấu và trước yêu cầu của các nhà lãnh đạo Ukraine, cần các loại vũ khí tầm xa hơn, hiệu quả hơn; do vậy lo ngại về nguy cơ rò rỉ công nghệ trở nên phổ biến hơn.Một quan chức đại sứ quán Anh cho biết, bất kỳ vũ khí nào có chứa bộ phận tìm kiếm, các thành phần dẫn đường và thuật toán mã hóa, thì đều có thể cung cấp cho Quân đội Nga manh mối về cách thức hoạt động và cách phòng thủ đối với loại vũ khí này.Trong chiến tranh hiện đại, chiến lợi phẩm của công nghệ thường đổi chủ. Khi các loại vũ khí phương Tây chảy vào Ukraine, có xu hướng được hiện đại hóa, thì việc đánh giá rủi ro của các loại vũ khí viện trợ cho nước này, ngày càng trở nên quan trọng hơn.Đầu tháng này, các nhà lãnh đạo Mỹ và Anh đã thông báo viện trợ cho Ukraine hệ thống tên lửa cơ động chiến thuật HIMARS và nhiều hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270, để Quân đội Ukraine có thêm vũ khí tiến công tầm xaCác quan chức phương Tây cho rằng, các loại vũ khí trên đều có tầm bắn tối đa từ 70 đến 80 km, với tầm bắn như vậy, chúng đủ xa tiền tuyến để giảm nguy cơ bị các lực lượng Nga bắt giữ trực tiếp.Và một giải pháp nữa để giảm thiểu những thiệt hại hay thất thoát những bí mật quân sự, đó là vũ khí hiện đại của phương Tây, khi viện trợ cho Ukraine, đều bị cắt giảm các tính năng quan trọng. Ví dụ pháo lựu M777 khi viện trợ cho Ukraine, đã bị tháo máy tính đường đạn, hệ thống thông tin liên lạc, khiến nó cũng chỉ giống như một khẩu pháo thông thường của Ukraine.Tuy nhiên, các quan chức cho rằng, việc thu giữ các vũ khí tầm ngắn tiên tiến như tên lửa Brimstone của Anh là mối quan ngại lớn hơn, khi tên lửa Brimstone có công nghệ nhận dạng mục tiêu trên không.Những bức ảnh về Quân đội Nga được cho là đã thu giữ một tên lửa Brimstone còn nguyên vẹn ở đông nam Ukraine, lần đầu tiên xuất hiện trên Twitter vào giữa tháng 5 vừa qua, đã làm các quan chức Anh lo ngại.Để đối phó với lực lượng pháo binh quá mạnh của Nga, Quân đội Ukraine khẩn thiết yêu cầu phương Tây viện trợ vũ khí tiến công tầm xa và Mỹ đã đáp ứng yêu cầu của Quân đội Ukraine, khi viện trợ một số hệ thống tên lửa cơ động cao M142 HIMARS.Hiện những hệ thống M142 HIMARS của Mỹ viện trợ cho Ukraine, được phát hiện ở biên giới Ba Lan – Ukraine và đang trên đường tiến về hướng biên giới Ukraine. Theo thông tin, những hệ thống này là vũ khí trực chiến của Quân đội Mỹ tại châu Âu, chứ không phải đưa trực tiếp từ Mỹ sang.Trên đoạn video được người đi đường quay và đưa lên mạng xã hội, người xem có thể thấy sự di chuyển của các hệ thống M142 Himars hạng nặng qua các đường phố của một trong những thị trấn biên giới Ba Lan.Mặc dù trên đoạn video, chỉ quay được một hệ thống M142, nhưng theo thông tin, trước mắt có 4 hệ thống như vậy tập trung ở biên giới Ba Lan – Ukraine và việc chuyển giao những vũ khí đó cho Kyiv, có thể diễn ra sớm nhất là vào tuần tới.Được biết, Mỹ dự định chuyển giao cho Ukraine một tiểu đoàn M142 HIMARS gồm 4 bệ phóng di động, mỗi bệ mang 8 tên lửa và Anh cũng định chuyển giao cho Ukraine 4 hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) M270. Như vậy vào cuối tháng này, Quân đội Ukraine sẽ có ít nhất 8 MLRS hạng nặng với phạm vi tác chiến mục tiêu lên đến 80 km. Việc phương Tây chuyển giao vũ khí tầm xa cho Ukraine, đã bị Nga cực lực phản đối, khi cho rằng Quân đội Ukraine có thể dùng vũ khí này tấn công vào lãnh thổ Nga, do đó dẫn đến tình hình leo thang. Và Moscow khẳng định, những hệ thống vũ khí này sẽ bị săn lùng và tiêu diệt khi vừa vào lãnh thổ Ukraine.Video về một hệ thống HIMARS của Mỹ viện trợ cho Ukrane ở một thị trấn của Ba Lan.
Trang tờ "Defense News" của Mỹ ngày 9/6 đưa tin, cuộc chạy đua vũ trang cho Ukraine, đã làm nảy sinh những lo ngại của phương Tây, về việc đánh mất các bí mật công nghệ của khối này vào tay đối thủ Nga và có thể sau đó là Trung Quốc và Iran.
Các loại thế hệ vũ khí mới do phương Tây sản xuất, được trang bị cho các lực lượng tuyến đầu của Quân đội Ukraine; các nước viện trợ đang đánh giá, những vũ khí, khí tài quân sự hiện đại này, có thể làm rò rỉ công nghệ nhạy cảm cho Quân đội Nga; nếu bị đối phương thu giữ.
Theo các quan chức quốc phòng Anh, với việc ngày càng ít vũ khí từ thời Liên Xô được Quân đội Ukraine sử dụng trong chiến đấu và trước yêu cầu của các nhà lãnh đạo Ukraine, cần các loại vũ khí tầm xa hơn, hiệu quả hơn; do vậy lo ngại về nguy cơ rò rỉ công nghệ trở nên phổ biến hơn.
Một quan chức đại sứ quán Anh cho biết, bất kỳ vũ khí nào có chứa bộ phận tìm kiếm, các thành phần dẫn đường và thuật toán mã hóa, thì đều có thể cung cấp cho Quân đội Nga manh mối về cách thức hoạt động và cách phòng thủ đối với loại vũ khí này.
Trong chiến tranh hiện đại, chiến lợi phẩm của công nghệ thường đổi chủ. Khi các loại vũ khí phương Tây chảy vào Ukraine, có xu hướng được hiện đại hóa, thì việc đánh giá rủi ro của các loại vũ khí viện trợ cho nước này, ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Đầu tháng này, các nhà lãnh đạo Mỹ và Anh đã thông báo viện trợ cho Ukraine hệ thống tên lửa cơ động chiến thuật HIMARS và nhiều hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270, để Quân đội Ukraine có thêm vũ khí tiến công tầm xa
Các quan chức phương Tây cho rằng, các loại vũ khí trên đều có tầm bắn tối đa từ 70 đến 80 km, với tầm bắn như vậy, chúng đủ xa tiền tuyến để giảm nguy cơ bị các lực lượng Nga bắt giữ trực tiếp.
Và một giải pháp nữa để giảm thiểu những thiệt hại hay thất thoát những bí mật quân sự, đó là vũ khí hiện đại của phương Tây, khi viện trợ cho Ukraine, đều bị cắt giảm các tính năng quan trọng. Ví dụ pháo lựu M777 khi viện trợ cho Ukraine, đã bị tháo máy tính đường đạn, hệ thống thông tin liên lạc, khiến nó cũng chỉ giống như một khẩu pháo thông thường của Ukraine.
Tuy nhiên, các quan chức cho rằng, việc thu giữ các vũ khí tầm ngắn tiên tiến như tên lửa Brimstone của Anh là mối quan ngại lớn hơn, khi tên lửa Brimstone có công nghệ nhận dạng mục tiêu trên không.
Những bức ảnh về Quân đội Nga được cho là đã thu giữ một tên lửa Brimstone còn nguyên vẹn ở đông nam Ukraine, lần đầu tiên xuất hiện trên Twitter vào giữa tháng 5 vừa qua, đã làm các quan chức Anh lo ngại.
Để đối phó với lực lượng pháo binh quá mạnh của Nga, Quân đội Ukraine khẩn thiết yêu cầu phương Tây viện trợ vũ khí tiến công tầm xa và Mỹ đã đáp ứng yêu cầu của Quân đội Ukraine, khi viện trợ một số hệ thống tên lửa cơ động cao M142 HIMARS.
Hiện những hệ thống M142 HIMARS của Mỹ viện trợ cho Ukraine, được phát hiện ở biên giới Ba Lan – Ukraine và đang trên đường tiến về hướng biên giới Ukraine. Theo thông tin, những hệ thống này là vũ khí trực chiến của Quân đội Mỹ tại châu Âu, chứ không phải đưa trực tiếp từ Mỹ sang.
Trên đoạn video được người đi đường quay và đưa lên mạng xã hội, người xem có thể thấy sự di chuyển của các hệ thống M142 Himars hạng nặng qua các đường phố của một trong những thị trấn biên giới Ba Lan.
Mặc dù trên đoạn video, chỉ quay được một hệ thống M142, nhưng theo thông tin, trước mắt có 4 hệ thống như vậy tập trung ở biên giới Ba Lan – Ukraine và việc chuyển giao những vũ khí đó cho Kyiv, có thể diễn ra sớm nhất là vào tuần tới.
Được biết, Mỹ dự định chuyển giao cho Ukraine một tiểu đoàn M142 HIMARS gồm 4 bệ phóng di động, mỗi bệ mang 8 tên lửa và Anh cũng định chuyển giao cho Ukraine 4 hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) M270. Như vậy vào cuối tháng này, Quân đội Ukraine sẽ có ít nhất 8 MLRS hạng nặng với phạm vi tác chiến mục tiêu lên đến 80 km.
Việc phương Tây chuyển giao vũ khí tầm xa cho Ukraine, đã bị Nga cực lực phản đối, khi cho rằng Quân đội Ukraine có thể dùng vũ khí này tấn công vào lãnh thổ Nga, do đó dẫn đến tình hình leo thang. Và Moscow khẳng định, những hệ thống vũ khí này sẽ bị săn lùng và tiêu diệt khi vừa vào lãnh thổ Ukraine.
Video về một hệ thống HIMARS của Mỹ viện trợ cho Ukrane ở một thị trấn của Ba Lan.