Gần đây, Quân đội Nga đã tiến hành một số cuộc tập trận có sự tham gia của pháo tự hành 2S5 Giatsint-S – một trong những khẩu pháo uy lực nhất của thời Liên Xô vẫn được nước Nga hiện tại sử dụng.Các đầu đạn pháo cỡ 1522mm nằm sẵn trên đất chuẩn bị cho cuộc bắn.Được phát triển từ năm 1968, 2S5 Giatsint (Lục bình) là loại pháo tự hành 152mm, được phát triển song song với phiên bản pháo xe kéo là Giatsint-B, cùng cỡ nòng và cùng sử dụng các loại đạn giống nhau.Pháo tự hành 2S5 gia nhập biên chế Quân đội Liên Xô từ năm 1976. Cũng trong năm này, việc sản xuất 2S5 Giatsint bắt đầu được tiến hành, kéo dài cho đến đầu những năm 1990. Hiện nay 2S5 vẫn nằm trong biên chế một số quốc gia thuộc Liên Xô (cũ) như Nga, Belarus và Ukraine. Ảnh: 2S5 bắt đầu lập “hỏa đồ trận” diệt địch.2S5 Giatsint-S không thiết kế tháp pháo mà khẩu pháo đặt ở đuôi xe, việc triển khai chiến đấu phải thực hiện từ bên ngoài.2S5 Giatsint sử dụng pháo 152mm với chiều dài gấp 54 lần cỡ nòng. Với hệ thống hỗ trợ nạp đạn, tốc độ bắn tối đa lên đến 5-6 phát/phút.Liều phóng bắn ra ngoài sau khi hoàn thành nhiệm vụ “chuyển” đầu đạn tới kẻ địch.Cần ba người để thực hiện nạp đạn, khai hỏa tấn công.Nó có thể bắn các đạn nổ mảnh thông thường, đạn lõm chống tăng (HEAT) và đạn khói... với tầm bắn 28,4km và lên đến 33km với đạn tăng tầm. Một số nguồn tin cho rằng, 2S5 có thể bắn được cả đạn hạt nhân với công suất từ 0,1-2kT.Dùng kính quan trắc vùng mục tiêu.Cơ số đạn của 2S5 Giatsint khá ít, chỉ có 30 viên, nên sau khi bắn hết phải bổ sung từ các xe tiếp đạn. Thời gian chuẩn bị để sẵn sàng bắn là 3 phút.Sức công phá của viên đạn pháo 152mm là rất khủng khiếp.
Gần đây, Quân đội Nga đã tiến hành một số cuộc tập trận có sự tham gia của pháo tự hành 2S5 Giatsint-S – một trong những khẩu pháo uy lực nhất của thời Liên Xô vẫn được nước Nga hiện tại sử dụng.
Các đầu đạn pháo cỡ 1522mm nằm sẵn trên đất chuẩn bị cho cuộc bắn.
Được phát triển từ năm 1968, 2S5 Giatsint (Lục bình) là loại pháo tự hành 152mm, được phát triển song song với phiên bản pháo xe kéo là Giatsint-B, cùng cỡ nòng và cùng sử dụng các loại đạn giống nhau.
Pháo tự hành 2S5 gia nhập biên chế Quân đội Liên Xô từ năm 1976. Cũng trong năm này, việc sản xuất 2S5 Giatsint bắt đầu được tiến hành, kéo dài cho đến đầu những năm 1990. Hiện nay 2S5 vẫn nằm trong biên chế một số quốc gia thuộc Liên Xô (cũ) như Nga, Belarus và Ukraine. Ảnh: 2S5 bắt đầu lập “hỏa đồ trận” diệt địch.
2S5 Giatsint-S không thiết kế tháp pháo mà khẩu pháo đặt ở đuôi xe, việc triển khai chiến đấu phải thực hiện từ bên ngoài.
2S5 Giatsint sử dụng pháo 152mm với chiều dài gấp 54 lần cỡ nòng. Với hệ thống hỗ trợ nạp đạn, tốc độ bắn tối đa lên đến 5-6 phát/phút.
Liều phóng bắn ra ngoài sau khi hoàn thành nhiệm vụ “chuyển” đầu đạn tới kẻ địch.
Cần ba người để thực hiện nạp đạn, khai hỏa tấn công.
Nó có thể bắn các đạn nổ mảnh thông thường, đạn lõm chống tăng (HEAT) và đạn khói... với tầm bắn 28,4km và lên đến 33km với đạn tăng tầm. Một số nguồn tin cho rằng, 2S5 có thể bắn được cả đạn hạt nhân với công suất từ 0,1-2kT.
Dùng kính quan trắc vùng mục tiêu.
Cơ số đạn của 2S5 Giatsint khá ít, chỉ có 30 viên, nên sau khi bắn hết phải bổ sung từ các xe tiếp đạn. Thời gian chuẩn bị để sẵn sàng bắn là 3 phút.
Sức công phá của viên đạn pháo 152mm là rất khủng khiếp.