Theo People.com.cn ngày 18/12 cho biết, chiếc máy bay trên thuộc loại E-2C bị gấp da vỏ lại trong một lần hạ cánh gần đây xuống tàu sân bay USS John C.Stennis của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. E-2C là máy bay cảnh báo sớm được thiết kế để có thể cất cánh và hạ cánh ngay trên boong tàu sân bay. Phần đuôi gồm có 4 cánh đuôi thẳng đứng cho phép E-2C hạ cánh xuống tàu sân bay và cạo trên đường băng, từ đó hạn chế được ảnh hưởng xấu tới máy bay.
Tuy nhiên, dù được giảm tốc và có cánh đuôi chịu lực nhưng việc hạ cánh xuống tàu sân bay nhiều khi đã tạo ra áp lực rất lớn đối với phần thân đuôi của máy bay.
Các chuyên gia phỏng đoán rằng, lớp vỏ bọc của thân chiếc máy bay này đã bị nhăn lại do áp lực mạnh khi hạ cánh.
Hiện Mỹ có khoảng 180 máy bay cảnh báo sớm E-2C, được trang bị các hệ thống radar, điện tử do thám có khả năng phát hiện sớm các máy bay ở khoảng cách hơn 550 km, và có thể theo dõi hơn 2.000 mục tiêu, kiểm soát và dẫn đường các tiêm kích đánh chặn tới 40 mục tiêu cùng lúc.
Theo People.com.cn ngày 18/12 cho biết, chiếc máy bay trên thuộc loại E-2C bị gấp da vỏ lại trong một lần hạ cánh gần đây xuống tàu sân bay USS John C.Stennis của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
E-2C là máy bay cảnh báo sớm được thiết kế để có thể cất cánh và hạ cánh ngay trên boong tàu sân bay. Phần đuôi gồm có 4 cánh đuôi thẳng đứng cho phép E-2C hạ cánh xuống tàu sân bay và cạo trên đường băng, từ đó hạn chế được ảnh hưởng xấu tới máy bay.
Tuy nhiên, dù được giảm tốc và có cánh đuôi chịu lực nhưng việc hạ cánh xuống tàu sân bay nhiều khi đã tạo ra áp lực rất lớn đối với phần thân đuôi của máy bay.
Các chuyên gia phỏng đoán rằng, lớp vỏ bọc của thân chiếc máy bay này đã bị nhăn lại do áp lực mạnh khi hạ cánh.
Hiện Mỹ có khoảng 180 máy bay cảnh báo sớm E-2C, được trang bị các hệ thống radar, điện tử do thám có khả năng phát hiện sớm các máy bay ở khoảng cách hơn 550 km, và có thể theo dõi hơn 2.000 mục tiêu, kiểm soát và dẫn đường các tiêm kích đánh chặn tới 40 mục tiêu cùng lúc.