Sau Lục quân thì Không quân Triều Tiên là lực lượng có quân số đông đảo nhất trong Lực lượng Vũ trang CHDCND Triều Tiên. Lực lượng này được trang bị khoảng 940 máy bay các loại (chiếm hơn một nửa là chiến đấu cơ), hầu hết là đời cũ do Liên Xô và Trung Quốc cung cấp giai đoạn 1960-1990, hầu như sau đó cho tới ngày nay thì không có hợp đồng mua sắm nào mới hơn.Nhìn chung lực lượng Không quân Triều Tiên rất bí ẩn, các con số chủ yếu mang tính chất tương đối. Tuy nhiên, có một điều gần như chắc chắn rằng chất lượng các máy bay chiến đấu của nước này kém xa so với Hàn Quốc về mức độ hiện đại, khả năng tác chiến…Về lực lượng máy bay tiêm kích, theo các thống kê quốc tế, Không quân Triều Tiên hiện có trong tay gần 450 chiếc các loại. Chiếm số lượng đông đảo nhất là dòng tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-21 hoặc phiên bản J-7 (Trung Quốc sản xuất sao chép MiG-21).Triều Tiên được cho là sở hữu đến 4 phiên bản lớn của dòng MiG-21 gồm: MiG-21F-13 (thế hệ đầu); MiG-21PFM; MiG-21MF và MiG-21bis. Trong đó, mẫu F-13 và PFM chỉ có hai giá treo vũ khí, còn MF và bis có 4 giá treo.Trong ảnh là loại máy bay MiG-21PFM của Triều Tiên với hai giá treo tên lửa đối không Vympel K-13.Cực kỳ ngạc nhiên là Triều Tiên hiện vẫn duy trì đến 200 chiếc tiêm kích phản lực F-5 và J-6 cực kỳ lạc hậu. Trong đó, F-5 vốn là phiên bản Trung Quốc sản xuất trên cơ sở MiG-17 của Liên Xô, còn J-6 là dựa trên MiG-19. Cả hai loại này chỉ trang bị được pháo đối không 23-37mm."Báu vật quý giá" nhất của Không quân tiêm kích Triều Tiên là 35 chiếc MiG-29A và 56 chiếc MiG-23ML. Đây là những tiêm kích đánh chặn hiện đại nhất của nước này.MiG-29A tuy cũng bị coi là lạc hậu nhưng ít ra chúng vẫn có thể đọ sức với các máy bay F-15/F-16 của Hàn Quốc với radar xung-doppler khá mạnh, mang được tên lửa dẫn đường radar bán chủ động có tầm phóng 90-100km R-27.MiG-23ML thuộc thế hệ 2 của dòng tiêm kích cánh cụp cánh xòe MiG-23 được trang bị radar Sapfir-23ML có thể phát hiện mục tiêu trên không cách 65km, mang được tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar bán chủ động.Trong không quân ném bom, Triều Tiên “may mắn” có trong tay các máy bay cường kích tấn công cự ly gần Su-25K khá hiện đại (khoảng 34 chiếc). Đây là vũ khí cực kì nguy hiểm có thể chống lại hiệu quả các xe tăng của Hàn Quốc.Ngoài ra, không quân ném bom còn có 80 máy bay hạng trung H-5 do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở mẫu Il-28 của Liên Xô. Loại máy bay này mang được 3 tấn bom, tốc độ bay cận âm.Lực lượng trực thăng chiến đấu của Triều Tiên hiện có chừng 140-150 chiếc gồm nhiều loại: MD 500; Mi-8 và Mi-24. Trong đó, MD 500 vốn là trực thăng trinh sát - tấn công hạng nhẹ do Mỹ sản xuất. Bằng kế hoạch tuyệt hảo, Triều Tiên đã mua được tới 80 chiếc loại này.
Sau Lục quân thì Không quân Triều Tiên là lực lượng có quân số đông đảo nhất trong Lực lượng Vũ trang CHDCND Triều Tiên. Lực lượng này được trang bị khoảng 940 máy bay các loại (chiếm hơn một nửa là chiến đấu cơ), hầu hết là đời cũ do Liên Xô và Trung Quốc cung cấp giai đoạn 1960-1990, hầu như sau đó cho tới ngày nay thì không có hợp đồng mua sắm nào mới hơn.
Nhìn chung lực lượng Không quân Triều Tiên rất bí ẩn, các con số chủ yếu mang tính chất tương đối. Tuy nhiên, có một điều gần như chắc chắn rằng chất lượng các máy bay chiến đấu của nước này kém xa so với Hàn Quốc về mức độ hiện đại, khả năng tác chiến…
Về lực lượng máy bay tiêm kích, theo các thống kê quốc tế, Không quân Triều Tiên hiện có trong tay gần 450 chiếc các loại. Chiếm số lượng đông đảo nhất là dòng tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-21 hoặc phiên bản J-7 (Trung Quốc sản xuất sao chép MiG-21).
Triều Tiên được cho là sở hữu đến 4 phiên bản lớn của dòng MiG-21 gồm: MiG-21F-13 (thế hệ đầu); MiG-21PFM; MiG-21MF và MiG-21bis. Trong đó, mẫu F-13 và PFM chỉ có hai giá treo vũ khí, còn MF và bis có 4 giá treo.
Trong ảnh là loại máy bay MiG-21PFM của Triều Tiên với hai giá treo tên lửa đối không Vympel K-13.
Cực kỳ ngạc nhiên là Triều Tiên hiện vẫn duy trì đến 200 chiếc tiêm kích phản lực F-5 và J-6 cực kỳ lạc hậu. Trong đó, F-5 vốn là phiên bản Trung Quốc sản xuất trên cơ sở MiG-17 của Liên Xô, còn J-6 là dựa trên MiG-19. Cả hai loại này chỉ trang bị được pháo đối không 23-37mm.
"Báu vật quý giá" nhất của Không quân tiêm kích Triều Tiên là 35 chiếc MiG-29A và 56 chiếc MiG-23ML. Đây là những tiêm kích đánh chặn hiện đại nhất của nước này.
MiG-29A tuy cũng bị coi là lạc hậu nhưng ít ra chúng vẫn có thể đọ sức với các máy bay F-15/F-16 của Hàn Quốc với radar xung-doppler khá mạnh, mang được tên lửa dẫn đường radar bán chủ động có tầm phóng 90-100km R-27.
MiG-23ML thuộc thế hệ 2 của dòng tiêm kích cánh cụp cánh xòe MiG-23 được trang bị radar Sapfir-23ML có thể phát hiện mục tiêu trên không cách 65km, mang được tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar bán chủ động.
Trong không quân ném bom, Triều Tiên “may mắn” có trong tay các máy bay cường kích tấn công cự ly gần Su-25K khá hiện đại (khoảng 34 chiếc). Đây là vũ khí cực kì nguy hiểm có thể chống lại hiệu quả các xe tăng của Hàn Quốc.
Ngoài ra, không quân ném bom còn có 80 máy bay hạng trung H-5 do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở mẫu Il-28 của Liên Xô. Loại máy bay này mang được 3 tấn bom, tốc độ bay cận âm.
Lực lượng trực thăng chiến đấu của Triều Tiên hiện có chừng 140-150 chiếc gồm nhiều loại: MD 500; Mi-8 và Mi-24. Trong đó, MD 500 vốn là trực thăng trinh sát - tấn công hạng nhẹ do Mỹ sản xuất. Bằng kế hoạch tuyệt hảo, Triều Tiên đã mua được tới 80 chiếc loại này.