Tính đến nay, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã kéo dài sang tháng thứ 7, Quân đội Nga mặc dù vẫn nắm thế chủ động ở phía đông Ukraine, nhưng đã mắc phải nhiều sai lầm lớn, và thế giới bên ngoài dường như đã nhìn ra những điểm yếu của Quân đội Nga.Rốt cuộc từ việc Quân đội Nga bất lực trước đó, trong việc ngăn chặn Ukraine dùng pháo phản lực HIMARS do Mỹ viện trợ, phá hủy 4 cây cầu ở Kherson; rồi đến căn cứ không quân của Hải quân Nga tại Crimea, đã bị nghi ngờ bị tấn công bởi tên lửa của Ukraine.Trong khi đó, Quân đội Ukraine thậm chí còn tổ chức tấn công có chiều sâu vào kho vũ khí, xăng dầu của Quân đội Nga nằm trong lãnh thổ nước này; những hành động trên của Ukraine, được Nga cho là “hành động gây hấn” và thề sẽ đáp trả; nhưng hành động “đáp trả” của Quân đội Nga, chưa đủ để dập tắt các hành động động của phía Ukraine.Gần đây, các chuyên gia của tờ Politico cho rằng, Không quân Nga dường nhưđã không hoàn thành các mệnh lệnh do Moscow đưa ra, và cho đến nay vẫn chưa chiếm được ưu thế trên không trên toàn bộ lãnh thổ Ukraine; từ đó dẫn đến việc phòng không Ukraine, liên tục bắn hạ các máy bay chiến đấu tiên tiến của Không quân Nga, bao gồm cả tiêm kích bom Su-34.Kết quả là Không quân Nga bị tổn thất đáng kể, thậm chí theo ý kiến của chuyên gia này, động thái này đã khiến Quân đội Nga “mất mặt”. Xét cho cùng, đối thủ của Nga là Ukraine, cũng không sử dụng nhiều vũ khí quá tân tiến, chủ yếu là tên lửa và pháo binh riêng lẻ.Mặc dù Quân đội Ukraine có lực lượng phòng không “khiêm tốn” hơn nhiều so với Quân đội Nga, nhưng họ vẫn thường xuyên bắn hạ các máy bay chiến đấu của Nga, thậm chí còn khiến dư luận phương Tây phải đặt câu hỏi?Tất nhiên, nguyên nhân không phải do hiệu suất tổng thể của máy bay chiến đấu Nga lạc hậu, mà là do không được trang bị nhiều vũ khí dẫn đường chính xác, vì vậy Không quân Nga - trong nhiều tình huống - phải quay lại chiến thuật từ thế chiến 2, đó là bay ở tốc độ và độ cao cực thấp, sau đó ném bom các mục tiêu. Mặt khác, Không quân Nga vẫn tuân thủ các chiến thuật tương tự được sử dụng để đối phó với lực lượng NATO, để đối phó với lực lượng phòng không của Ukraine, đó là tập trung phá hủy hệ thống phòng không của đối phương; chứ không có các biện pháp chế áp điện tử, để khống chế các hệ thống phòng không của Ukraine.Xét cho cùng, theo nguyên tắc sử dụng không quân của Quân đội Nga, nếu xảy ra một cuộc chiến tranh tổng lực với khối NATO trong tương lai, Không quân Nga chỉ cần phát động "ném bom bừa bãi" vào lãnh thổ và các vị trí của các nước NATO, như vậy là hoàn thành nhiệm vụ.Chiến thuật trên của Không quân Nga, giống như khi Mỹ ném bom Iraq, khi Không quân Mỹ đã sử dụng bom hạng nặng, được máy bay ném bom chiến lược như B-52, B-1B ném theo kiểu “rải thảm”. Nhưng ở chiến trường Ukraine, Không quân Nga không thể áp dụng chiến thuật này, mặc dù họ cũng có rất nhiều máy bay ném bom chiến lược.Khi đối đầu với Ukraine, Không quân Nga tập trung vào việc giành ưu thế trên không, không cho Không quân Ukraine xuất hiện. Đồng thời, trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, Quân đội Nga không thể nắm bắt thông tin và tình báo trực tiếp trong thời gian thực, do thiếu UAV để hỗ trợ.Điều quan trọng nhất là Không quân Nga thiếu bom dẫn đường chính xác, các máy bay chiến đấu của Không quân Nga bắt buộc bay ở độ cao thấp và sau đó thả bom thường; do vậy máy bay chiến đấu của Không quân Nga dễ bị tổn thương bởi hoả lực mặt đất. Trước đó, tờ Skynews của Anh cho rằng, Không quân Nga đã sử dụng chiến thuật mới, đó là thay thế bom hạng nặng bằng bom dẫn đường chính xác cỡ nhỏ nặng khoảng 20 đến 30 kg. Như vậy, việc Nga ném bom Ukraine sẽ không phải bay thấp rồi thả bom nữa, mà đã thực sự đạt được khả năng ném bom chính xác. Thông tin về việc Không quân Nga sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác, thì cần phải chờ đợi các hành động quân sự tiếp theo của Quân đội Nga để minh chứng. Nhưng ngay cả khi Không quân Nga đạt được tiến bộ đáng kể trên chiến trường Ukraine, thì họ cũng đã để lộ điểm yếu cho phương Tây.Vì vậy, Nga cần giảm bớt sai sót, đồng thời cần điều chỉnh để tránh bị thế giới bên ngoài hiểu nhầm. Nếu không, dưới sự kiểm soát có chủ đích của truyền thông phương Tây, cố tình phóng đại sự thật và điều này sẽ rất bất lợi cho Quân đội Nga trên tiền tuyến. Việc Không quân Nga không phát huy được lợi thế trên không và với việc bóp méo thông tin của truyền thông phương Tây, điều này có thể sẽ tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần của Quân đội Nga, cũng như ảnh hưởng đến việc triển khai tổng thể của Quân đội Nga trên chiến trường Ukraine.
Tính đến nay, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã kéo dài sang tháng thứ 7, Quân đội Nga mặc dù vẫn nắm thế chủ động ở phía đông Ukraine, nhưng đã mắc phải nhiều sai lầm lớn, và thế giới bên ngoài dường như đã nhìn ra những điểm yếu của Quân đội Nga.
Rốt cuộc từ việc Quân đội Nga bất lực trước đó, trong việc ngăn chặn Ukraine dùng pháo phản lực HIMARS do Mỹ viện trợ, phá hủy 4 cây cầu ở Kherson; rồi đến căn cứ không quân của Hải quân Nga tại Crimea, đã bị nghi ngờ bị tấn công bởi tên lửa của Ukraine.
Trong khi đó, Quân đội Ukraine thậm chí còn tổ chức tấn công có chiều sâu vào kho vũ khí, xăng dầu của Quân đội Nga nằm trong lãnh thổ nước này; những hành động trên của Ukraine, được Nga cho là “hành động gây hấn” và thề sẽ đáp trả; nhưng hành động “đáp trả” của Quân đội Nga, chưa đủ để dập tắt các hành động động của phía Ukraine.
Gần đây, các chuyên gia của tờ Politico cho rằng, Không quân Nga dường nhưđã không hoàn thành các mệnh lệnh do Moscow đưa ra, và cho đến nay vẫn chưa chiếm được ưu thế trên không trên toàn bộ lãnh thổ Ukraine; từ đó dẫn đến việc phòng không Ukraine, liên tục bắn hạ các máy bay chiến đấu tiên tiến của Không quân Nga, bao gồm cả tiêm kích bom Su-34.
Kết quả là Không quân Nga bị tổn thất đáng kể, thậm chí theo ý kiến của chuyên gia này, động thái này đã khiến Quân đội Nga “mất mặt”. Xét cho cùng, đối thủ của Nga là Ukraine, cũng không sử dụng nhiều vũ khí quá tân tiến, chủ yếu là tên lửa và pháo binh riêng lẻ.
Mặc dù Quân đội Ukraine có lực lượng phòng không “khiêm tốn” hơn nhiều so với Quân đội Nga, nhưng họ vẫn thường xuyên bắn hạ các máy bay chiến đấu của Nga, thậm chí còn khiến dư luận phương Tây phải đặt câu hỏi?
Tất nhiên, nguyên nhân không phải do hiệu suất tổng thể của máy bay chiến đấu Nga lạc hậu, mà là do không được trang bị nhiều vũ khí dẫn đường chính xác, vì vậy Không quân Nga - trong nhiều tình huống - phải quay lại chiến thuật từ thế chiến 2, đó là bay ở tốc độ và độ cao cực thấp, sau đó ném bom các mục tiêu.
Mặt khác, Không quân Nga vẫn tuân thủ các chiến thuật tương tự được sử dụng để đối phó với lực lượng NATO, để đối phó với lực lượng phòng không của Ukraine, đó là tập trung phá hủy hệ thống phòng không của đối phương; chứ không có các biện pháp chế áp điện tử, để khống chế các hệ thống phòng không của Ukraine.
Xét cho cùng, theo nguyên tắc sử dụng không quân của Quân đội Nga, nếu xảy ra một cuộc chiến tranh tổng lực với khối NATO trong tương lai, Không quân Nga chỉ cần phát động "ném bom bừa bãi" vào lãnh thổ và các vị trí của các nước NATO, như vậy là hoàn thành nhiệm vụ.
Chiến thuật trên của Không quân Nga, giống như khi Mỹ ném bom Iraq, khi Không quân Mỹ đã sử dụng bom hạng nặng, được máy bay ném bom chiến lược như B-52, B-1B ném theo kiểu “rải thảm”. Nhưng ở chiến trường Ukraine, Không quân Nga không thể áp dụng chiến thuật này, mặc dù họ cũng có rất nhiều máy bay ném bom chiến lược.
Khi đối đầu với Ukraine, Không quân Nga tập trung vào việc giành ưu thế trên không, không cho Không quân Ukraine xuất hiện. Đồng thời, trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, Quân đội Nga không thể nắm bắt thông tin và tình báo trực tiếp trong thời gian thực, do thiếu UAV để hỗ trợ.
Điều quan trọng nhất là Không quân Nga thiếu bom dẫn đường chính xác, các máy bay chiến đấu của Không quân Nga bắt buộc bay ở độ cao thấp và sau đó thả bom thường; do vậy máy bay chiến đấu của Không quân Nga dễ bị tổn thương bởi hoả lực mặt đất.
Trước đó, tờ Skynews của Anh cho rằng, Không quân Nga đã sử dụng chiến thuật mới, đó là thay thế bom hạng nặng bằng bom dẫn đường chính xác cỡ nhỏ nặng khoảng 20 đến 30 kg. Như vậy, việc Nga ném bom Ukraine sẽ không phải bay thấp rồi thả bom nữa, mà đã thực sự đạt được khả năng ném bom chính xác.
Thông tin về việc Không quân Nga sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác, thì cần phải chờ đợi các hành động quân sự tiếp theo của Quân đội Nga để minh chứng. Nhưng ngay cả khi Không quân Nga đạt được tiến bộ đáng kể trên chiến trường Ukraine, thì họ cũng đã để lộ điểm yếu cho phương Tây.
Vì vậy, Nga cần giảm bớt sai sót, đồng thời cần điều chỉnh để tránh bị thế giới bên ngoài hiểu nhầm. Nếu không, dưới sự kiểm soát có chủ đích của truyền thông phương Tây, cố tình phóng đại sự thật và điều này sẽ rất bất lợi cho Quân đội Nga trên tiền tuyến.
Việc Không quân Nga không phát huy được lợi thế trên không và với việc bóp méo thông tin của truyền thông phương Tây, điều này có thể sẽ tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần của Quân đội Nga, cũng như ảnh hưởng đến việc triển khai tổng thể của Quân đội Nga trên chiến trường Ukraine.