Hải quân Nga hoàng là lực lượng hải quân của Đế quốc Nga, tồn tại từ năm 1696 đến Cách mạng tháng Hai năm 1917. Nó thoát thai từ một lực lượng nhỏ đã tồn tại trước khi vua Peter đại đế thành lập lực lượng thường xuyên của Hải quân Nga trong chiến dịch Azov II.Hải quân Đế quốc Nga đã được mở rộng hơn trong nửa sau thế kỷ 18 và sang đầu thế kỷ 19 nó trở thành một trong những lực lượng hải quân mạnh nhất, chỉ đứng sau các hạm đội của Anh và Pháp về kích cỡ.Hải quân Nga hoàng sau đó đi vào thời kỳ suy thoái vì sự phát triển chậm lại của nền kinh tế và kỹ thuật trong nửa đầu thế kỷ 19. Nhưng nó lại trải qua một thời kỳ phục hưng trong nửa sau thế kỷ dưới thời trị vì của Sa hoàng Nicholas II, cho đến khi hầu hết Hạm đội Thái Bình Dương bị tiêu diệt trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật.Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là thời kỳ rối ren của Hải quân Nga hoàng, khi ở biển Baltic họ ở dưới cơ của Hải quân Đức nhưng ở Biển Đen thì Đức lại bị thất bại trong việc kiểm soát người Nga.Cuối cùng Cách mạng tháng Mười thành công đã đặt dấu chấm hết cho Hải quân Nga hoàng với các thủy thủ chiến đấu ở cả hai nơi và các chiến hạm còn sống sót của nó hình thành nên cốt lõi của lực lượng Hải quân Xô viết được thành lập vào năm 1918.Trong thời kỳ rực rỡ là nửa sau của thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, Hải quân Nga là lực lượng hải quân lớn thứ 3 thế giới sau Anh và Pháp. Hạm đội Biển Đen của nó có 5 chiếc thiết giáp hạm và 19 tàu khu trục nhỏ. Hạm đội Baltic có 23 thiết giáp hạm và 130 tàu hộ tống.Đầu thế kỷ 19, Hải quân Nga bao gồm Hạm đội Baltic, Hạm đội Biển Đen, cùng các tiểu hạm đội như Caspian, Biển Trắng và Okhotsk. Năm 1802, Bộ Các lực lượng hải quân đã được thiết lập và đến năm 1815 đổi tên thành Bộ Hải quân.Năm 1826, Nga đóng chiếc tàu vũ trang chạy bằng hơi nước đầu tiên mang tên Izhora. Nó trang bị 8 khẩu pháo. Năm 1836, họ chế tạo chiếc tàu hộ tống động cơ hơi nước kết hợp chèo đầu tiên gọi là Bogatyr.Từ 1803 đến 1855, các thủy thủ Nga đã thực hiện hơn 40 cuộc đi tàu vòng quanh các hòn đảo ở cự li xa. Hầu hết các đợt đó được các thuộc địa của họ trên Thái Bình Dương ở Alask, California và các cảng ở bờ biển miền Siberia hỗ trợ.Các chuyến đi này đã có một vai trò quan trọng trong việc khám phá vùng Viễn Đông, các đại dương khác nhau. Nó cũng đóng góp tài liệu nghiên cứu, khám phá khoa học quan trọng trong các hoạt động ở Thái Bình Dương, Nam Cực và Bắc Cực.Cuối cuộc chiến tranh Nga – Nhật 1905, Nga tụt từ vị trí thứ 3 xuống thứ 6 trong xếp hạng hải quân. Đồng thời Hải quân Nga cũng chuyển hoạt động từ Viễn Đông về Baltic. Nhiệm vụ của Hạm đội Baltic là bảo vệ biển Baltic và Saint Petersburg trước người Đức.Năm 1906, Sa hoàng Nicholas II lập ra Tổng Tham mưu Hải quân. Trước hết sự chú ý trực tiếp là tạo ra một hạm đội tàu ngầm và các bãi mìn. Một chương trình tham vọng đã được đặt ra trước Hạ viện Nga năm 1907 đến 1908 nhưng đã bị biểu quyết bãi bỏ.Sau đó, cuộc khủng hoảng Bosina năm 1909 đã bắt buộc một sự thay đổi chiến lược và các thiết giáp hạm, tuần dương hạm, khu trục hạm mới lớp Gangut đã được đặt hàng cho Hạm đội Baltic.Thêm nữa mối quan hệ xấu đi với Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu các tàu mới gồm thiết giáp hạm lớp Imperatritsa Mariya cho hạm đội Biển Đen. Tổng ngân sách chi dùng của Hải quân Nga từ 1906 đến 1913 là 519 triệu USD, đứng ở vị trí thứ 5 sau Anh, Đức, Mỹ và Pháp.Chương trình tái vũ trang của Hải quân Nga hoàng phụ thuộc vào những yếu tố quan trọng từ nước ngoài với nhiều tàu và máy móc phải nhập khẩu. Tuy nhiên sau khi Thế chiến thứ nhất nổ ra, tàu và thiết bị đang được đóng ở Đức bị tịch thu còn các thiết bị mua từ Anh thì mất rất nhiều thời gian mới tới Nga hoặc bị chuyển hướng phục vụ ngay cho nỗ lực chiến tranh của Đồng Minh phương Tây.
Hải quân Nga hoàng là lực lượng hải quân của Đế quốc Nga, tồn tại từ năm 1696 đến Cách mạng tháng Hai năm 1917. Nó thoát thai từ một lực lượng nhỏ đã tồn tại trước khi vua Peter đại đế thành lập lực lượng thường xuyên của Hải quân Nga trong chiến dịch Azov II.
Hải quân Đế quốc Nga đã được mở rộng hơn trong nửa sau thế kỷ 18 và sang đầu thế kỷ 19 nó trở thành một trong những lực lượng hải quân mạnh nhất, chỉ đứng sau các hạm đội của Anh và Pháp về kích cỡ.
Hải quân Nga hoàng sau đó đi vào thời kỳ suy thoái vì sự phát triển chậm lại của nền kinh tế và kỹ thuật trong nửa đầu thế kỷ 19. Nhưng nó lại trải qua một thời kỳ phục hưng trong nửa sau thế kỷ dưới thời trị vì của Sa hoàng Nicholas II, cho đến khi hầu hết Hạm đội Thái Bình Dương bị tiêu diệt trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật.
Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là thời kỳ rối ren của Hải quân Nga hoàng, khi ở biển Baltic họ ở dưới cơ của Hải quân Đức nhưng ở Biển Đen thì Đức lại bị thất bại trong việc kiểm soát người Nga.
Cuối cùng Cách mạng tháng Mười thành công đã đặt dấu chấm hết cho Hải quân Nga hoàng với các thủy thủ chiến đấu ở cả hai nơi và các chiến hạm còn sống sót của nó hình thành nên cốt lõi của lực lượng Hải quân Xô viết được thành lập vào năm 1918.
Trong thời kỳ rực rỡ là nửa sau của thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, Hải quân Nga là lực lượng hải quân lớn thứ 3 thế giới sau Anh và Pháp. Hạm đội Biển Đen của nó có 5 chiếc thiết giáp hạm và 19 tàu khu trục nhỏ. Hạm đội Baltic có 23 thiết giáp hạm và 130 tàu hộ tống.
Đầu thế kỷ 19, Hải quân Nga bao gồm Hạm đội Baltic, Hạm đội Biển Đen, cùng các tiểu hạm đội như Caspian, Biển Trắng và Okhotsk. Năm 1802, Bộ Các lực lượng hải quân đã được thiết lập và đến năm 1815 đổi tên thành Bộ Hải quân.
Năm 1826, Nga đóng chiếc tàu vũ trang chạy bằng hơi nước đầu tiên mang tên Izhora. Nó trang bị 8 khẩu pháo. Năm 1836, họ chế tạo chiếc tàu hộ tống động cơ hơi nước kết hợp chèo đầu tiên gọi là Bogatyr.
Từ 1803 đến 1855, các thủy thủ Nga đã thực hiện hơn 40 cuộc đi tàu vòng quanh các hòn đảo ở cự li xa. Hầu hết các đợt đó được các thuộc địa của họ trên Thái Bình Dương ở Alask, California và các cảng ở bờ biển miền Siberia hỗ trợ.
Các chuyến đi này đã có một vai trò quan trọng trong việc khám phá vùng Viễn Đông, các đại dương khác nhau. Nó cũng đóng góp tài liệu nghiên cứu, khám phá khoa học quan trọng trong các hoạt động ở Thái Bình Dương, Nam Cực và Bắc Cực.
Cuối cuộc chiến tranh Nga – Nhật 1905, Nga tụt từ vị trí thứ 3 xuống thứ 6 trong xếp hạng hải quân. Đồng thời Hải quân Nga cũng chuyển hoạt động từ Viễn Đông về Baltic. Nhiệm vụ của Hạm đội Baltic là bảo vệ biển Baltic và Saint Petersburg trước người Đức.
Năm 1906, Sa hoàng Nicholas II lập ra Tổng Tham mưu Hải quân. Trước hết sự chú ý trực tiếp là tạo ra một hạm đội tàu ngầm và các bãi mìn. Một chương trình tham vọng đã được đặt ra trước Hạ viện Nga năm 1907 đến 1908 nhưng đã bị biểu quyết bãi bỏ.
Sau đó, cuộc khủng hoảng Bosina năm 1909 đã bắt buộc một sự thay đổi chiến lược và các thiết giáp hạm, tuần dương hạm, khu trục hạm mới lớp Gangut đã được đặt hàng cho Hạm đội Baltic.
Thêm nữa mối quan hệ xấu đi với Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu các tàu mới gồm thiết giáp hạm lớp Imperatritsa Mariya cho hạm đội Biển Đen. Tổng ngân sách chi dùng của Hải quân Nga từ 1906 đến 1913 là 519 triệu USD, đứng ở vị trí thứ 5 sau Anh, Đức, Mỹ và Pháp.
Chương trình tái vũ trang của Hải quân Nga hoàng phụ thuộc vào những yếu tố quan trọng từ nước ngoài với nhiều tàu và máy móc phải nhập khẩu. Tuy nhiên sau khi Thế chiến thứ nhất nổ ra, tàu và thiết bị đang được đóng ở Đức bị tịch thu còn các thiết bị mua từ Anh thì mất rất nhiều thời gian mới tới Nga hoặc bị chuyển hướng phục vụ ngay cho nỗ lực chiến tranh của Đồng Minh phương Tây.