Trung đoàn Bộ binh 1 thuộc Sư đoàn 2 (Quân khu 5) thành lập trong kháng chiến chống Mỹ, ngày 20/11/1963. Ngay sau đó, trung đoàn liên tục được giao nhiệm vụ chiến đấu ở các chiến trường Khu 5, biên giới các tỉnh Tây Nguyên, Tây Ninh, đường số 1, làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia…và đã lập nhiều chiến công xuất sắc. Trong ảnh là cán bộ, chiến sĩ trung đoàn hôm nay hành quân ra thao trường huấn luyện.Với những chiến công đạt được trong kháng chiến chống Mỹ, ngày 19/5/1972, Trung đoàn Bộ binh 1 vinh dự được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Tiếp đó là vào các năm 1976 và năm 1979, Trung đoàn 1 lại được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân lần thứ 2 và 3. Trong ảnh là tiểu đội huấn luyện bắn trung liên RPĐ.
Trung liên RPĐ là loại súng máy tự động được trang bị cho từng người, tổ bộ binh để tiêu diệt sinh lực địch tập trung, mục tiêu lẻ trong vòng 500m, chi viện hỏa lực cho bộ binh quân ta. RPĐ dùng cỡ đạn 7,62x39mm, tốc độ bắn 650-750 phát/phút, tầm bắn 100-1.000m, dùng hộp đạn chứa 100 viên. Khẩu đội đại liên PKM vào vị trí chiến đấu. Đại liên PKM thường trang bị cho các tổ bộ binh hoặc lắp trên phương tiện cơ giới làm nhiệm vụ tiêu diệt bộ binh mặt đất, chi viện hỏa lực. Đại liên PKM nặng 7,5kg (không có đạn), dùng cỡ đạn 7,62x54mm, tốc độ bắn 650-850 phát/phút, tầm bắn 100-1.500m, dùng dây đạn 100-200-250 viên. Trong ảnh là chiến sĩ đang quan sát, lấy điểm ngắm mục tiêu khai hỏa PKM. Chiến sĩ Trung đoàn 1 huấn luyện bắn súng phóng lựu M79 (Mỹ chế tạo) có đeo khí tài phòng hóa.
Súng phóng lựu M79 thích hợp để tấn công bộ binh ẩn nấp, dùng cỡ đạn 40x46mm với nhiều chủng loại (đạn nổ mảnh, đạn xuyên lõm, đạn hơi cay, đạn khói...). Tốc độ bắn 6 phát/phút, chế áp bộ binh hiệu quả ở tầm 400m trở xuống. Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất thành công súng phóng lựu M79 với tên gọi M79-VN. Trong ảnh là các chiến sĩ huấn luyện bắn M79 ở tư thế quỳ bắn không bệ tỳ. Chiến sĩ Trung đoàn 1 huấn luyện bắn súng chống tăng B41 – vũ khí cá nhân diệt tăng chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Súng chống tăng B41 (tên chính thức do nhà sản xuất đặt là RPG-7) được thiết kế để tiêu diệt các loại xe tăng, xe bọc thép, công sự phòng ngự, bộ binh tập trung.
B41 có cấu tạo đơn giản với ống phóng dài 0,95m, nặng 7kg, giữa thân súng phình to thành một buồng rộng, đuôi ống phóng hình phễu. Trên thân súng có chỗ lắp kính ngắm quang học ban ngày PGO-7, kính ngắm ban đêm NSP-3. Súng cũng có một bộ thước ngắm – đầu ruồi kim loại gập xuống. B41 có thể bắn nhiều loại đạn chống tăng như: đạn nổ lõm, đạn nhiệp áp, đạn nổ phân mảnh (tầm bắn 200-500m). Trong đó, loại đạn chống tăng kiểu tandem (2 đầu nổ) PG-7VR có khả năng xuyên phá các loại xe tăng hiện đại trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ (ERA). Hiện nay, Việt Nam được cho là đã làm chủ công nghệ chế tạo B41 trong nước. Chiến sĩ Trung đoàn Bộ binh 1 luyện tập đào công sự chiến đấu cá nhân. Vượt qua giao thông hào truy kích địch.
Trung đoàn Bộ binh 1 thuộc Sư đoàn 2 (Quân khu 5) thành lập trong kháng chiến chống Mỹ, ngày 20/11/1963. Ngay sau đó, trung đoàn liên tục được giao nhiệm vụ chiến đấu ở các chiến trường Khu 5, biên giới các tỉnh Tây Nguyên, Tây Ninh, đường số 1, làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia…và đã lập nhiều chiến công xuất sắc. Trong ảnh là cán bộ, chiến sĩ trung đoàn hôm nay hành quân ra thao trường huấn luyện.
Với những chiến công đạt được trong kháng chiến chống Mỹ, ngày 19/5/1972, Trung đoàn Bộ binh 1 vinh dự được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Tiếp đó là vào các năm 1976 và năm 1979, Trung đoàn 1 lại được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân lần thứ 2 và 3. Trong ảnh là tiểu đội huấn luyện bắn trung liên RPĐ.
Trung liên RPĐ là loại súng máy tự động được trang bị cho từng người, tổ bộ binh để tiêu diệt sinh lực địch tập trung, mục tiêu lẻ trong vòng 500m, chi viện hỏa lực cho bộ binh quân ta. RPĐ dùng cỡ đạn 7,62x39mm, tốc độ bắn 650-750 phát/phút, tầm bắn 100-1.000m, dùng hộp đạn chứa 100 viên.
Khẩu đội đại liên PKM vào vị trí chiến đấu. Đại liên PKM thường trang bị cho các tổ bộ binh hoặc lắp trên phương tiện cơ giới làm nhiệm vụ tiêu diệt bộ binh mặt đất, chi viện hỏa lực.
Đại liên PKM nặng 7,5kg (không có đạn), dùng cỡ đạn 7,62x54mm, tốc độ bắn 650-850 phát/phút, tầm bắn 100-1.500m, dùng dây đạn 100-200-250 viên. Trong ảnh là chiến sĩ đang quan sát, lấy điểm ngắm mục tiêu khai hỏa PKM.
Chiến sĩ Trung đoàn 1 huấn luyện bắn súng phóng lựu M79 (Mỹ chế tạo) có đeo khí tài phòng hóa.
Súng phóng lựu M79 thích hợp để tấn công bộ binh ẩn nấp, dùng cỡ đạn 40x46mm với nhiều chủng loại (đạn nổ mảnh, đạn xuyên lõm, đạn hơi cay, đạn khói...). Tốc độ bắn 6 phát/phút, chế áp bộ binh hiệu quả ở tầm 400m trở xuống. Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất thành công súng phóng lựu M79 với tên gọi M79-VN. Trong ảnh là các chiến sĩ huấn luyện bắn M79 ở tư thế quỳ bắn không bệ tỳ.
Chiến sĩ Trung đoàn 1 huấn luyện bắn súng chống tăng B41 – vũ khí cá nhân diệt tăng chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Súng chống tăng B41 (tên chính thức do nhà sản xuất đặt là RPG-7) được thiết kế để tiêu diệt các loại xe tăng, xe bọc thép, công sự phòng ngự, bộ binh tập trung.
B41 có cấu tạo đơn giản với ống phóng dài 0,95m, nặng 7kg, giữa thân súng phình to thành một buồng rộng, đuôi ống phóng hình phễu. Trên thân súng có chỗ lắp kính ngắm quang học ban ngày PGO-7, kính ngắm ban đêm NSP-3. Súng cũng có một bộ thước ngắm – đầu ruồi kim loại gập xuống.
B41 có thể bắn nhiều loại đạn chống tăng như: đạn nổ lõm, đạn nhiệp áp, đạn nổ phân mảnh (tầm bắn 200-500m). Trong đó, loại đạn chống tăng kiểu tandem (2 đầu nổ) PG-7VR có khả năng xuyên phá các loại xe tăng hiện đại trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ (ERA). Hiện nay, Việt Nam được cho là đã làm chủ công nghệ chế tạo B41 trong nước.
Chiến sĩ Trung đoàn Bộ binh 1 luyện tập đào công sự chiến đấu cá nhân.
Vượt qua giao thông hào truy kích địch.