Tàu sân bay là vũ khí không thể thiếu của hải quân hiện đại và là một trong những chiến hạm quan trọng nhất trong tác chiến hải quân. Đây là một loại tàu nổi lớn, được sử dụng chủ yếu để hỗ trợ và là soái hạm cho các tàu trong hạm đội. Hơn nữa, tàu sân bay còn là biểu tượng quan trọng cho sức mạnh toàn diện của một quốc gia.Năm 1930, Trung Quốc lần đầu tiên đề xuất kế hoạch đóng tàu sân bay của riêng mình, nhưng cuối cùng không thành công và phải đến tận năm 2014, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mới chính thức được chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc với tên gọi là tàu Liêu Ninh.Còn chiếc tàu sân bay tự đóng trong nước đầu tiên của Trung Quốc là tàu Sơn Đông mới được chấp nhận đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc từ năm 2021. Việc Trung Quốc đưa liên tiếp hai hàng không mẫu hạm và hạ thủy một chiếc mới, đánh dấu họ đã đạt được những tiến bộ và thành công đáng kể trong việc phát triển, thiết kế và đóng tàu sân bay.Trong lịch sử hải quân Trung Quốc, Trung Quốc là quốc gia thành lập Hạm đội Hải quân Bắc Dương ở Sơn Đông từ thời Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất (1894), được Niên giám Hải quân Mỹ đánh giá là hạm đội thành lập thứ chín trên thế giới và đầu tiên ở châu Á; nhưng đã bị Hải quân Nhật bản xóa sổ hoàn toàn chỉ sau một trận đánh.Tham vọng sở hữu lực lượng hải quân hùng mạnh, tầm cỡ thế giới luôn chảy trong các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc và họ đã đạt được điều này nhờ vào những “món quà từ trên trời rơi xuống”; đó chính là con tàu sân bay Varyag của Ukraine.Khi nói đến tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc, chiếc Liêu Ninh là một “trường hợp đặc biệt” cần phải được nhắc đến. Liêu Ninh là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được sử dụng để chở máy bay cánh cố định. Tiền thân của nó là tàu sân bay thứ hai của Hải quân Liên Xô, đó chính là tàu sân bay Varyag. Tàu sân bay Varyag được đóng tại Nhà máy đóng tàu Nikolayev thời Liên Xô (còn được gọi là Nhà máy đóng tàu Biển Đen). Đây cũng là nhà máy đóng tàu lớn nhất khu vực Biển Đen, dù cuối cùng phá sản nhưng không thể xóa bỏ kinh nghiệm mà nó đã trải qua trong 100 năm. Chiếc tàu sân bay Varyag do Xưởng đóng tàu Biển Đen sản xuất, cho đến năm 1991 đã hoàn thành 68%. Nhưng do sự tan rã của Liên Xô, tàu sân bay Varyag, vốn đã bước vào giai đoạn hoàn thiện cuối, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, đã bị đình chỉ hoạt động. Ngay sau đó, Varyag trở thành tài sản của Ukraine, nhưng do tình hình kinh tế của Ukraine nghèo và thực sự là Không quân Ukraine hoàn toàn không có nhu cầu về tàu sân bay, nên không có thêm quỹ tài chính để tiếp tục hoàn thiện. Vì vậy, đến năm 1992, việc thi công tàu Varyag buộc phải ngừng hoàn toàn.Năm 1997, Quân đội Trung Quốc đã bí mật tiến hành đàm phán mua Varyag với những quan chức Ukraine, dưới bình phong là công ty dân sự và với mục đích là mua về để làm “sòng bạc nổi phục vụ du lịch”. Khi đó Varyag là "gánh nặng" đối với phía Ukraine, nhưng nó là "niềm mơ ước" đối với Trung Quốc. Ai có thể ngờ rằng ngay khi hai bên sắp giao dịch thành công, tình báo Mỹ “đánh hơi thấy”, cố gắng ngăn cản Trung Quốc mua Varyag. Dù “tức giận” nhưng Kiev đành bất lực vì uy thế của Mỹ; đúng lúc tưởng như “bế tắc”, phía Ukraine đã nghĩ ra một "phương án cay đắng" để giúp Trung Quốc mua thành công Varyag và cũng nhân tiện “tống khứ” được con tàu này đi để lấy 20 triệu USD. Để thực hiện kế hoạch trên, phía Ukraine trước tiên giả vờ phá dỡ nội thất của Varyag, đồng thời cho nổ tung một số cabin ít quan trọng trên tàu, tạo “ảo giác” rằng tàu sân bay đã bị hư hại.Trước đó Trung Quốc cũng đã mua một số tàu sân bay đã loại biên của Liên Xô và thậm chí là Australia cũng bán tàu sân bay cho Trung Quốc để làm phế liệu và làm sòng bạc nổi. Chính điều này khiến Mỹ bớt nghi ngờ động cơ mua tàu Varyag của Trung Quốc. Sau đó, Mỹ nghĩ rằng Trung Quốc chi 20 triệu USD để mua một “đống sắt vụn”; nhưng Mỹ đã “rơi vào bẫy” thành công, và không còn ngăn cản giao dịch.Hơn nữa, Công ty Du lịch và Giải trí Chuanglu Ma Cao tuyên bố thông qua đấu thầu rằng, "Varyag" sẽ được chuyển đổi thành một cơ sở giải trí trên biển quy mô lớn để chơi game và các mục đích giải trí khác; vì vậy Mỹ hoàn toàn mất cảnh giác.Vào năm 2002, con tàu Varyag đã vượt qua đủ mọi chướng ngại vật, đi hết 15.200 hải lý và hành trình 123 ngày, cuối cùng đã cập cảng Đại Liên của Trung Quốc, chứ không phải là Ma Cao như tuyên bố ban đầu. Thành công của thương vụ “mua hàng quanh co” này, không thể tách rời sự ủng hộ của Ukraine; chính với cách xử lý khôn khéo của Ukraine, Mỹ có thể đã “bớt cảnh giác” và cuối cùng Trung Quốc đã mua thành công Varyag với giá rẻ như cho. Ảnh: Xu Zengping, doanh nhân Ma Cao mua Varyag về làm “sòng bạc nổi”, chụp ảnh trên chiếc Liêu Ninh ngày hạ thủy. Nguồn Sina.Sau khi đến Trung Quốc, Varyag đã trải qua hàng loạt đợt sửa chữa và tân trang lại; khi Quân đội Trung Quốc đã huy động tối đa các viện nghiên cứu, nhà máy đóng tàu để hoàn thành việc đóng 30% còn lại của Varyag. Các kỹ sư Trung Quốc đã nghiên cứu các bản vẽ của Varyag (được mua theo một hợp đồng riêng) cũng như thiết kế thực tế để hoàn thiện và làm chủ công nghệ, đồng thời trang bị vũ khí và thiết bị điện tử liên quan trên tàu sân bay.Cuối cùng, tàu sân bay với chiều dài 304m, rộng 70,5m và lượng choán nước tiêu chuẩn 57.000 tấn đã được tái sinh tại Đại Liên, Trung Quốc. Sau diện mạo mới, Varyag còn có tên gọi mới theo tiếng Trung Quốc là tàu sân bay "Liêu Ninh".Sự phát triển nhanh chóng của tàu sân bay Trung Quốc trước hết xuất phát từ tham vọng xây dựng lực lượng hải quân biển xanh của Bắc Kinh; nhưng điều quan trọng chính là nhờ sự “trợ giúp đắc lực” của Ukraine mà Trung Quốc đã mua thành công một tàu sân bay. Điều này giúp Trung Quốc rút ngắn vài chục năm nghiên cứu, phát triển.
Tàu sân bay là vũ khí không thể thiếu của hải quân hiện đại và là một trong những chiến hạm quan trọng nhất trong tác chiến hải quân. Đây là một loại tàu nổi lớn, được sử dụng chủ yếu để hỗ trợ và là soái hạm cho các tàu trong hạm đội. Hơn nữa, tàu sân bay còn là biểu tượng quan trọng cho sức mạnh toàn diện của một quốc gia.
Năm 1930, Trung Quốc lần đầu tiên đề xuất kế hoạch đóng tàu sân bay của riêng mình, nhưng cuối cùng không thành công và phải đến tận năm 2014, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mới chính thức được chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc với tên gọi là tàu Liêu Ninh.
Còn chiếc tàu sân bay tự đóng trong nước đầu tiên của Trung Quốc là tàu Sơn Đông mới được chấp nhận đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc từ năm 2021. Việc Trung Quốc đưa liên tiếp hai hàng không mẫu hạm và hạ thủy một chiếc mới, đánh dấu họ đã đạt được những tiến bộ và thành công đáng kể trong việc phát triển, thiết kế và đóng tàu sân bay.
Trong lịch sử hải quân Trung Quốc, Trung Quốc là quốc gia thành lập Hạm đội Hải quân Bắc Dương ở Sơn Đông từ thời Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất (1894), được Niên giám Hải quân Mỹ đánh giá là hạm đội thành lập thứ chín trên thế giới và đầu tiên ở châu Á; nhưng đã bị Hải quân Nhật bản xóa sổ hoàn toàn chỉ sau một trận đánh.
Tham vọng sở hữu lực lượng hải quân hùng mạnh, tầm cỡ thế giới luôn chảy trong các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc và họ đã đạt được điều này nhờ vào những “món quà từ trên trời rơi xuống”; đó chính là con tàu sân bay Varyag của Ukraine.
Khi nói đến tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc, chiếc Liêu Ninh là một “trường hợp đặc biệt” cần phải được nhắc đến. Liêu Ninh là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được sử dụng để chở máy bay cánh cố định. Tiền thân của nó là tàu sân bay thứ hai của Hải quân Liên Xô, đó chính là tàu sân bay Varyag.
Tàu sân bay Varyag được đóng tại Nhà máy đóng tàu Nikolayev thời Liên Xô (còn được gọi là Nhà máy đóng tàu Biển Đen). Đây cũng là nhà máy đóng tàu lớn nhất khu vực Biển Đen, dù cuối cùng phá sản nhưng không thể xóa bỏ kinh nghiệm mà nó đã trải qua trong 100 năm.
Chiếc tàu sân bay Varyag do Xưởng đóng tàu Biển Đen sản xuất, cho đến năm 1991 đã hoàn thành 68%. Nhưng do sự tan rã của Liên Xô, tàu sân bay Varyag, vốn đã bước vào giai đoạn hoàn thiện cuối, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, đã bị đình chỉ hoạt động.
Ngay sau đó, Varyag trở thành tài sản của Ukraine, nhưng do tình hình kinh tế của Ukraine nghèo và thực sự là Không quân Ukraine hoàn toàn không có nhu cầu về tàu sân bay, nên không có thêm quỹ tài chính để tiếp tục hoàn thiện. Vì vậy, đến năm 1992, việc thi công tàu Varyag buộc phải ngừng hoàn toàn.
Năm 1997, Quân đội Trung Quốc đã bí mật tiến hành đàm phán mua Varyag với những quan chức Ukraine, dưới bình phong là công ty dân sự và với mục đích là mua về để làm “sòng bạc nổi phục vụ du lịch”.
Khi đó Varyag là "gánh nặng" đối với phía Ukraine, nhưng nó là "niềm mơ ước" đối với Trung Quốc. Ai có thể ngờ rằng ngay khi hai bên sắp giao dịch thành công, tình báo Mỹ “đánh hơi thấy”, cố gắng ngăn cản Trung Quốc mua Varyag.
Dù “tức giận” nhưng Kiev đành bất lực vì uy thế của Mỹ; đúng lúc tưởng như “bế tắc”, phía Ukraine đã nghĩ ra một "phương án cay đắng" để giúp Trung Quốc mua thành công Varyag và cũng nhân tiện “tống khứ” được con tàu này đi để lấy 20 triệu USD.
Để thực hiện kế hoạch trên, phía Ukraine trước tiên giả vờ phá dỡ nội thất của Varyag, đồng thời cho nổ tung một số cabin ít quan trọng trên tàu, tạo “ảo giác” rằng tàu sân bay đã bị hư hại.
Trước đó Trung Quốc cũng đã mua một số tàu sân bay đã loại biên của Liên Xô và thậm chí là Australia cũng bán tàu sân bay cho Trung Quốc để làm phế liệu và làm sòng bạc nổi. Chính điều này khiến Mỹ bớt nghi ngờ động cơ mua tàu Varyag của Trung Quốc. Sau đó, Mỹ nghĩ rằng Trung Quốc chi 20 triệu USD để mua một “đống sắt vụn”; nhưng Mỹ đã “rơi vào bẫy” thành công, và không còn ngăn cản giao dịch.
Hơn nữa, Công ty Du lịch và Giải trí Chuanglu Ma Cao tuyên bố thông qua đấu thầu rằng, "Varyag" sẽ được chuyển đổi thành một cơ sở giải trí trên biển quy mô lớn để chơi game và các mục đích giải trí khác; vì vậy Mỹ hoàn toàn mất cảnh giác.
Vào năm 2002, con tàu Varyag đã vượt qua đủ mọi chướng ngại vật, đi hết 15.200 hải lý và hành trình 123 ngày, cuối cùng đã cập cảng Đại Liên của Trung Quốc, chứ không phải là Ma Cao như tuyên bố ban đầu.
Thành công của thương vụ “mua hàng quanh co” này, không thể tách rời sự ủng hộ của Ukraine; chính với cách xử lý khôn khéo của Ukraine, Mỹ có thể đã “bớt cảnh giác” và cuối cùng Trung Quốc đã mua thành công Varyag với giá rẻ như cho. Ảnh: Xu Zengping, doanh nhân Ma Cao mua Varyag về làm “sòng bạc nổi”, chụp ảnh trên chiếc Liêu Ninh ngày hạ thủy. Nguồn Sina.
Sau khi đến Trung Quốc, Varyag đã trải qua hàng loạt đợt sửa chữa và tân trang lại; khi Quân đội Trung Quốc đã huy động tối đa các viện nghiên cứu, nhà máy đóng tàu để hoàn thành việc đóng 30% còn lại của Varyag.
Các kỹ sư Trung Quốc đã nghiên cứu các bản vẽ của Varyag (được mua theo một hợp đồng riêng) cũng như thiết kế thực tế để hoàn thiện và làm chủ công nghệ, đồng thời trang bị vũ khí và thiết bị điện tử liên quan trên tàu sân bay.
Cuối cùng, tàu sân bay với chiều dài 304m, rộng 70,5m và lượng choán nước tiêu chuẩn 57.000 tấn đã được tái sinh tại Đại Liên, Trung Quốc. Sau diện mạo mới, Varyag còn có tên gọi mới theo tiếng Trung Quốc là tàu sân bay "Liêu Ninh".
Sự phát triển nhanh chóng của tàu sân bay Trung Quốc trước hết xuất phát từ tham vọng xây dựng lực lượng hải quân biển xanh của Bắc Kinh; nhưng điều quan trọng chính là nhờ sự “trợ giúp đắc lực” của Ukraine mà Trung Quốc đã mua thành công một tàu sân bay. Điều này giúp Trung Quốc rút ngắn vài chục năm nghiên cứu, phát triển.