Hải quân Mỹ đã thử nghiệm một hệ thống phóng di động trên mặt đất cho tên lửa đa năng SM-6, tại một địa điểm chưa được tiết lộ ở châu Âu. Theo các nguồn tin, mô đun bệ phóng được đóng trong container, được tải lên một xe đầu kéo, giống như mô đun đã được lắp đặt thử nghiệm trên tàu không người lái Ranger để thử nghiệm bắn đạn thật vào năm ngoái.Hệ thống phóng này cũng được coi là một thành phần của hệ thống Typhon trong tương lai của quân đội Mỹ, được cho là có thể bắn tên lửa SM-6, cũng như tên lửa hành trình tấn công đất liền Tomahawk.Các bức ảnh mà hải quân Mỹ mô tả là "hệ thống phóng SM-6 mô đun" đã xuất hiện trên các tài khoản mạng xã hội chính thức của Hạm đội 6 Mỹ thuộc lực lượng hải quân Âu-Phi. Các nhân viên của lực lượng hải quân Mỹ Âu-Phi đã tiến hành diễn tập bảo vệ đoàn xe với hệ thống phóng SM-6 mô đun trong khu vực chịu trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Âu Mỹ.Như đã lưu ý, bệ phóng nhìn thấy trong các bức ảnh do Hạm đội 6 công bố trông giống với bệ phóng mà Văn phòng Khả năng Chiến lược của Lầu Năm Góc (SCO) đã sử dụng để phóng thử một tên lửa SM-6 từ tàu không người lái Ranger năm ngoái, hoặc có thể là một biến thể có liên quan cực kỳ chặt chẽ để sử dụng trên mặt đất.Bệ phóng được sử dụng trên Ranger còn được gọi là bệ phóng viễn chinh Mk 70 Mod 1. Ranger ban đầu được mua lại như một phần của chương trình “Ghost Fleet Overlord” của SCO, nhưng sau đó đã được chuyển giao cho hải quân.Hệ thống phóng được lắp đặt trên Ranger bản thân nó là sự cải tiến của hệ thống Lockheed Martin gắn trên xe kéo, bắt nguồn từ hệ thống phóng thẳng đứng Mk 41 được sử dụng trên nhiều loại tàu chiến khác nhau của hải quân Mỹ.SCO đã từng sử dụng hệ thống này trong một cuộc thử nghiệm bắn đạn thật tên lửa hành trình tấn công đất liền Tomahawk vào năm 2019. Vụ phóng thử đó diễn ra ngay sau khi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) giữa Mỹ và Nga sụp đổ. Hiệp ước INF cấm cả hai quốc gia phát triển và trang bị bất kỳ hệ thống tên lửa đất đối đất thông thường và vũ trang hạt nhân nào có tầm bắn trên 500km.Các bức ảnh được công bố cho thấy một rơ moóc máy kéo thứ hai chở theo một thùng chứa mô-đun phóng khác. Một xe đầu kéo khác chở máy phát điện phía sau ca bin được nhìn thấy trên chiếc gắn với bệ phóng đã triển khai. Không rõ mỗi mô đun phóng có cần máy phát điện riêng hay nhiều bệ phóng có thể được kết nối với một nguồn điện duy nhất hay không.Với hệ thống mới được trình diễn lần này đã phản ánh một bước phát triển mới đáng kể trong khả năng tên lửa đất đối đất của quân đội Mỹ thời kỳ hậu INF. Hệ thống này cũng có thể là một cuộc thử nghiệm liên quan đến hệ thống Typhon của lục quân hoặc những nỗ lực tương tự mà thủy quân lục chiến Mỹ đang nghiên cứu.Các biến thể hiện có của tên lửa SM-6 đã có khả năng gây ra nhiều mối đe dọa cho các vũ khí tấn công đường không, bao gồm tên lửa đạn đạo truyền thống và các vũ khí siêu thanh mới hơn trong giai đoạn cuối của chuyến bay, cũng như các mục tiêu trên biển hoặc trên bờ.SM-6 đã được chứng minh là có khả năng phát hiện mục tiêu bằng các cảm biến bên ngoài mà bản thân bệ phóng cũng không thể phát hiện hoặc theo dõi. Hệ thống có thể được lắp đặt tại một vị trí cố định, hoặc có khả năng được sử dụng một cách linh hoạt khi gắn trên các phương tiện cơ động.Ngoài ra, bệ phóng Mk 70 Mod 1 bên dưới đã được sử dụng để bắn Tomahawk, các phiên bản của chúng hiện có khả năng chống hạm ngày càng tăng cũng như khả năng tấn công đất liền. Vì nó có nguồn gốc từ Mk 41 VLS, nên nó cũng có thể bắn nhiều loại tên lửa khác nhau.Việc hải quân Mỹ trình diễn hệ thống tên lửa đất đối đất đặc biệt này ở châu Âu gần đây diễn ra trong bối cảnh quân đội Mỹ đang nỗ lực không ngừng cùng với các thành viên NATO khác, nhằm củng cố thế trận của liên minh dọc theo các vùng ngoại vi phía đông nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Nga trong bối cảnh xung đột hiện nay.Các thành phần của tổ hợp tên lửa đất đối không Patriot của quân đội Mỹ được triển khai tới Slovakia cũng là một trong những nỗ lực để củng cố thế lực của liên minh NATO trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine.Lực lượng lục quân và thủy quân lục chiến cũng rất quan tâm đến việc mua các hệ thống tên lửa đất đối đất mới có khả năng tác chiến cao hơn. Những khả năng này đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động trong tương lai mà lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đang trong quá trình hoàn thiện hiện nay.
Hải quân Mỹ đã thử nghiệm một hệ thống phóng di động trên mặt đất cho tên lửa đa năng SM-6, tại một địa điểm chưa được tiết lộ ở châu Âu. Theo các nguồn tin, mô đun bệ phóng được đóng trong container, được tải lên một xe đầu kéo, giống như mô đun đã được lắp đặt thử nghiệm trên tàu không người lái Ranger để thử nghiệm bắn đạn thật vào năm ngoái.
Hệ thống phóng này cũng được coi là một thành phần của hệ thống Typhon trong tương lai của quân đội Mỹ, được cho là có thể bắn tên lửa SM-6, cũng như tên lửa hành trình tấn công đất liền Tomahawk.
Các bức ảnh mà hải quân Mỹ mô tả là "hệ thống phóng SM-6 mô đun" đã xuất hiện trên các tài khoản mạng xã hội chính thức của Hạm đội 6 Mỹ thuộc lực lượng hải quân Âu-Phi. Các nhân viên của lực lượng hải quân Mỹ Âu-Phi đã tiến hành diễn tập bảo vệ đoàn xe với hệ thống phóng SM-6 mô đun trong khu vực chịu trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Âu Mỹ.
Như đã lưu ý, bệ phóng nhìn thấy trong các bức ảnh do Hạm đội 6 công bố trông giống với bệ phóng mà Văn phòng Khả năng Chiến lược của Lầu Năm Góc (SCO) đã sử dụng để phóng thử một tên lửa SM-6 từ tàu không người lái Ranger năm ngoái, hoặc có thể là một biến thể có liên quan cực kỳ chặt chẽ để sử dụng trên mặt đất.
Bệ phóng được sử dụng trên Ranger còn được gọi là bệ phóng viễn chinh Mk 70 Mod 1. Ranger ban đầu được mua lại như một phần của chương trình “Ghost Fleet Overlord” của SCO, nhưng sau đó đã được chuyển giao cho hải quân.
Hệ thống phóng được lắp đặt trên Ranger bản thân nó là sự cải tiến của hệ thống Lockheed Martin gắn trên xe kéo, bắt nguồn từ hệ thống phóng thẳng đứng Mk 41 được sử dụng trên nhiều loại tàu chiến khác nhau của hải quân Mỹ.
SCO đã từng sử dụng hệ thống này trong một cuộc thử nghiệm bắn đạn thật tên lửa hành trình tấn công đất liền Tomahawk vào năm 2019. Vụ phóng thử đó diễn ra ngay sau khi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) giữa Mỹ và Nga sụp đổ. Hiệp ước INF cấm cả hai quốc gia phát triển và trang bị bất kỳ hệ thống tên lửa đất đối đất thông thường và vũ trang hạt nhân nào có tầm bắn trên 500km.
Các bức ảnh được công bố cho thấy một rơ moóc máy kéo thứ hai chở theo một thùng chứa mô-đun phóng khác. Một xe đầu kéo khác chở máy phát điện phía sau ca bin được nhìn thấy trên chiếc gắn với bệ phóng đã triển khai. Không rõ mỗi mô đun phóng có cần máy phát điện riêng hay nhiều bệ phóng có thể được kết nối với một nguồn điện duy nhất hay không.
Với hệ thống mới được trình diễn lần này đã phản ánh một bước phát triển mới đáng kể trong khả năng tên lửa đất đối đất của quân đội Mỹ thời kỳ hậu INF. Hệ thống này cũng có thể là một cuộc thử nghiệm liên quan đến hệ thống Typhon của lục quân hoặc những nỗ lực tương tự mà thủy quân lục chiến Mỹ đang nghiên cứu.
Các biến thể hiện có của tên lửa SM-6 đã có khả năng gây ra nhiều mối đe dọa cho các vũ khí tấn công đường không, bao gồm tên lửa đạn đạo truyền thống và các vũ khí siêu thanh mới hơn trong giai đoạn cuối của chuyến bay, cũng như các mục tiêu trên biển hoặc trên bờ.
SM-6 đã được chứng minh là có khả năng phát hiện mục tiêu bằng các cảm biến bên ngoài mà bản thân bệ phóng cũng không thể phát hiện hoặc theo dõi. Hệ thống có thể được lắp đặt tại một vị trí cố định, hoặc có khả năng được sử dụng một cách linh hoạt khi gắn trên các phương tiện cơ động.
Ngoài ra, bệ phóng Mk 70 Mod 1 bên dưới đã được sử dụng để bắn Tomahawk, các phiên bản của chúng hiện có khả năng chống hạm ngày càng tăng cũng như khả năng tấn công đất liền. Vì nó có nguồn gốc từ Mk 41 VLS, nên nó cũng có thể bắn nhiều loại tên lửa khác nhau.
Việc hải quân Mỹ trình diễn hệ thống tên lửa đất đối đất đặc biệt này ở châu Âu gần đây diễn ra trong bối cảnh quân đội Mỹ đang nỗ lực không ngừng cùng với các thành viên NATO khác, nhằm củng cố thế trận của liên minh dọc theo các vùng ngoại vi phía đông nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Nga trong bối cảnh xung đột hiện nay.
Các thành phần của tổ hợp tên lửa đất đối không Patriot của quân đội Mỹ được triển khai tới Slovakia cũng là một trong những nỗ lực để củng cố thế lực của liên minh NATO trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine.
Lực lượng lục quân và thủy quân lục chiến cũng rất quan tâm đến việc mua các hệ thống tên lửa đất đối đất mới có khả năng tác chiến cao hơn. Những khả năng này đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động trong tương lai mà lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đang trong quá trình hoàn thiện hiện nay.