Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) thuộc Lầu Năm Góc ngày 24/7 khai hỏa hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ một thao trường trên đảo Kauai thuộc quần đảo Hawaii nhằm mô phỏng đòn tập kích vào căn cứ Mỹ. Để đối phó đòn tấn công này, MDA phóng 4 quả tên lửa đánh chặn SM-6 để tiêu diệt mối đe dọa.Trong cuộc thử nghiệm được mô tả là "nhiệm vụ phức tạp nhất MDA từng thực hiện", các tên lửa SM-6 khai hỏa từ khu trục hạm USS Ralph Johnson có nhiệm vụ xác định và tiêu diệt tên lửa đạn đạo mục tiêu trên vùng biển rộng lớn phía tây bắc Hawaii."Một mục tiêu bị đánh chặn thành công. Chúng tôi chưa thể xác nhận mục tiêu thứ hai đã bị tiêu diệt hay không", MDA cho biết trong thông cáo sau cuộc thử nghiệm.MDA cho biết cuộc thử nghiệm ban đầu được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 12/2020, song bị hoãn tới nay do hạn chế nhân sự và di chuyển thiết bị để ngăn đại dịch Covid-19 lây lan.Trước đó, MDA hôm 29/5 đã tiến hành một cuộc thử nghiệm phóng SM-6 từ khu trục hạm Mỹ ngoài khơi Kaunai nhằm đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, song không thành công.Các cuộc thử nghiệm tên lửa đánh chặn được Mỹ coi là cơ hội cải tiến công nghệ và chứng tỏ sức mạnh phòng thủ trên toàn cầu. MDA được giao nhiệm vụ phát triển hệ thống phòng thủ nhiều lớp để bảo vệ Mỹ cùng quân đội và các đồng minh của nước này.Standard Missile 6 (SM-6) là tên lửa phòng không có khả năng đánh chặn máy bay, tên lửa diệt hạm và hành trình của đối phương, ngoài ra có thể được sử dụng như một loại vũ khí chống hạm.Đạn tên lửa đánh chặn SM-6 được Mỹ phát triển, có tầm bắn 240 km, độ cao diệt mục tiêu 33 km và tốc độ hành trình trên 4.000 km/h. Đây được coi là một trong số những tên lửa đánh chặn nguy hiểm nhất hiện nay, tuy vậy chúng cũng có một cái giá đắt đỏ lên tới 5 triệu USD/quả.Đánh chặn mục tiêu đặc biệt ở cuối giai đoạn bay là điều cực kỳ khó khăn, chính vì điều này mà Mỹ, Nga và Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền vào để phát triển các loại vũ khí đáp ứng.Dòng tên lửa SM-6 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đối phương ở kỳ cuối của đường bay. Đây là cơ hội cuối cùng để đánh chặn một tên lửa đạn đạo trước khi nó đến mục tiêu.Ở cuối giai đoạn bay, các tên lửa đạn đạo thường bay với tốc độ cực đại và đường bay lắt léo để tránh các hệ thống phòng thủ, chính vì vậy SM-6 được trang bị dầu dò cực nhạy để đón bắt mục tiêu.Phiên bản SM-6 được phát triển theo chương trình nâng cao tầm bắn của tên lửa đánh chặn trên chiến hạm bắt đầu từ năm 2004.Các cuộc thử nghiệm đánh giá tính năng đã hoàn tất vào năm 2018 và sau đó chúng bắt đầu được lên kế hoạch biên chế.SM-6 được thiết kế với mục đích phòng không tầm xa cấp chiến thuật dành cho các tàu chiến của Mỹ để bảo vệ và mở rộng phạm vi chống lại tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái và máy bay chiến đấu của đối phương.Điểm mạnh của tên lửa đánh chặn SM-6 so với các phiên bản tiền nhiệm là đạn tên lửa nhỏ hơn và có thể ngăn chặn các mục tiêu bay sát mặt nước tốt hơn.Hải quân Mỹ còn thử nghiệm SM-6 thành công với mục đích chống các loại tàu mặt nước cỡ nhỏ, xuồng cao tốc của đối phương.SM-6 được trang bị hệ thống xử lý tín hiệu và hệ thống dẫn hướng mới được phát triển dựa trên hệ thống tự dẫn chủ động của tên lửa không đối không tầm trung AIM-120D AMRAAM.Tên lửa đánh chặn SM-6 thường được phóng bằng các bệ phóng thẳng đứng tiêu chuẩn Mk 41 vốn trang bị sẵn trên các chiến hạm Mỹ.Khả năng dẫn theo phương ngang cho phép tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở cự ly nằm ngoài vùng phát hiện của radar trên chiến hạm.SM-6 sử dụng đầu đạn nổ tạo ra một vùng hủy diệt lớn để phá hủy tên lửa tấn công đối phương.SM-6 có thể lắp đặt trên tất cả các hệ thống Aegis của tàu tuần dương và khu trục của Mỹ. Dù đợt thừ nghiệm vừa xong không đạt hiệu suất như mong đợi, nhưng các thử nghiệm trước đây đều cho thấy tỷ lệ thành công lớn của loại vũ khí này, vì thế chúng vẫ sẽ là loại vũ khí tạo ra sự e ngại cho đối phương.
Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) thuộc Lầu Năm Góc ngày 24/7 khai hỏa hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ một thao trường trên đảo Kauai thuộc quần đảo Hawaii nhằm mô phỏng đòn tập kích vào căn cứ Mỹ. Để đối phó đòn tấn công này, MDA phóng 4 quả tên lửa đánh chặn SM-6 để tiêu diệt mối đe dọa.
Trong cuộc thử nghiệm được mô tả là "nhiệm vụ phức tạp nhất MDA từng thực hiện", các tên lửa SM-6 khai hỏa từ khu trục hạm USS Ralph Johnson có nhiệm vụ xác định và tiêu diệt tên lửa đạn đạo mục tiêu trên vùng biển rộng lớn phía tây bắc Hawaii.
"Một mục tiêu bị đánh chặn thành công. Chúng tôi chưa thể xác nhận mục tiêu thứ hai đã bị tiêu diệt hay không", MDA cho biết trong thông cáo sau cuộc thử nghiệm.
MDA cho biết cuộc thử nghiệm ban đầu được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 12/2020, song bị hoãn tới nay do hạn chế nhân sự và di chuyển thiết bị để ngăn đại dịch Covid-19 lây lan.
Trước đó, MDA hôm 29/5 đã tiến hành một cuộc thử nghiệm phóng SM-6 từ khu trục hạm Mỹ ngoài khơi Kaunai nhằm đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, song không thành công.
Các cuộc thử nghiệm tên lửa đánh chặn được Mỹ coi là cơ hội cải tiến công nghệ và chứng tỏ sức mạnh phòng thủ trên toàn cầu. MDA được giao nhiệm vụ phát triển hệ thống phòng thủ nhiều lớp để bảo vệ Mỹ cùng quân đội và các đồng minh của nước này.
Standard Missile 6 (SM-6) là tên lửa phòng không có khả năng đánh chặn máy bay, tên lửa diệt hạm và hành trình của đối phương, ngoài ra có thể được sử dụng như một loại vũ khí chống hạm.
Đạn tên lửa đánh chặn SM-6 được Mỹ phát triển, có tầm bắn 240 km, độ cao diệt mục tiêu 33 km và tốc độ hành trình trên 4.000 km/h. Đây được coi là một trong số những tên lửa đánh chặn nguy hiểm nhất hiện nay, tuy vậy chúng cũng có một cái giá đắt đỏ lên tới 5 triệu USD/quả.
Đánh chặn mục tiêu đặc biệt ở cuối giai đoạn bay là điều cực kỳ khó khăn, chính vì điều này mà Mỹ, Nga và Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền vào để phát triển các loại vũ khí đáp ứng.
Dòng tên lửa SM-6 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đối phương ở kỳ cuối của đường bay. Đây là cơ hội cuối cùng để đánh chặn một tên lửa đạn đạo trước khi nó đến mục tiêu.
Ở cuối giai đoạn bay, các tên lửa đạn đạo thường bay với tốc độ cực đại và đường bay lắt léo để tránh các hệ thống phòng thủ, chính vì vậy SM-6 được trang bị dầu dò cực nhạy để đón bắt mục tiêu.
Phiên bản SM-6 được phát triển theo chương trình nâng cao tầm bắn của tên lửa đánh chặn trên chiến hạm bắt đầu từ năm 2004.
Các cuộc thử nghiệm đánh giá tính năng đã hoàn tất vào năm 2018 và sau đó chúng bắt đầu được lên kế hoạch biên chế.
SM-6 được thiết kế với mục đích phòng không tầm xa cấp chiến thuật dành cho các tàu chiến của Mỹ để bảo vệ và mở rộng phạm vi chống lại tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái và máy bay chiến đấu của đối phương.
Điểm mạnh của tên lửa đánh chặn SM-6 so với các phiên bản tiền nhiệm là đạn tên lửa nhỏ hơn và có thể ngăn chặn các mục tiêu bay sát mặt nước tốt hơn.
Hải quân Mỹ còn thử nghiệm SM-6 thành công với mục đích chống các loại tàu mặt nước cỡ nhỏ, xuồng cao tốc của đối phương.
SM-6 được trang bị hệ thống xử lý tín hiệu và hệ thống dẫn hướng mới được phát triển dựa trên hệ thống tự dẫn chủ động của tên lửa không đối không tầm trung AIM-120D AMRAAM.
Tên lửa đánh chặn SM-6 thường được phóng bằng các bệ phóng thẳng đứng tiêu chuẩn Mk 41 vốn trang bị sẵn trên các chiến hạm Mỹ.
Khả năng dẫn theo phương ngang cho phép tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở cự ly nằm ngoài vùng phát hiện của radar trên chiến hạm.
SM-6 sử dụng đầu đạn nổ tạo ra một vùng hủy diệt lớn để phá hủy tên lửa tấn công đối phương.
SM-6 có thể lắp đặt trên tất cả các hệ thống Aegis của tàu tuần dương và khu trục của Mỹ. Dù đợt thừ nghiệm vừa xong không đạt hiệu suất như mong đợi, nhưng các thử nghiệm trước đây đều cho thấy tỷ lệ thành công lớn của loại vũ khí này, vì thế chúng vẫ sẽ là loại vũ khí tạo ra sự e ngại cho đối phương.