Bảo tàng lực lượng tên lửa chiến lược Ukraine là một phần còn sót lại từ căn cứ tên lửa hạt nhân chiến lược Nijniodniprovska 46 của Liên Xô, nơi trước đây nằm giáp ranh giữa địa phận hai vùng Kirovohradska và Mykolayivska của Ukraine. Đây cũng là căn cứ tên lửa chiến lược duy nhất của Kiev còn hoạt động cho tới tận này theo một nghĩa nào đó sau khi Liên Xô tan rã. Trong ảnh là tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa R-36M (SS-18) do Liên Xô phát triển được trưng bày tại bảo tàng tên lửa chiến lược Ukraine.R-36M là dòng tên lửa đạn đạo lớn nhất được trưng bày tại bảo tàng tên lửa này của Ukraine. Tất nhiên nó đã bị vô hiệu hóa sau khi Kiev từ bỏ chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân của nước này.Trước khi Liên Xô tan rã, Ukraine từng là một trong những trung tâm công nghiệp quốc phòng hàng đầu của Liên Xô trong đó có cả công nghệ tên lửa và dĩ nhiên đi kèm với đó là việc Moscow triển khai một loạt các căn cứ tên lửa bí mật ở Ukraine một trong số đó là Nijniodniprovska 46.R-36 (SS-18) được Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1974 và chúng vẫn còn phục vụ cho tới tận ngày nay chủ yếu là ở Nga với các biến thể R-36M2. R-36 được thiết kế để phóng đi từ các hầm phóng ngầm dưới mặt đất và chúng được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu lỏng hai giai đoạn.Tên lửa đạn đạo R-36 có tầm bắn hiệu quả từ 10.000km đến hơn 16.000km, nó có thể được trang bị tới 10 đầu đạn hạt nhân với hệ thống dẫn đường quán tính và tự hành.Trong ảnh là khung gầm đặc chủng MAZ-537E được thiết kế để vận chuyển các mẫu tên lửa đạn đạo hạng nặng được trưng bày tại bảo tàng tên lửa chiến lược của Ukraine.Phần khung kéo phía sau của MAZ-537E hoàn toàn có thể chứa vừa một tên lửa đạn đạo R-36 dài hơn 32m khi nó chưa được nạp nhiên liệu tên lửa.Còn đây là hầm phóng ngầm của tên lửa đạn đạo liên lục địa R-36, cánh cửa thép nặng tới 120 tấn này của nó có thể được mở trong vòng chưa tới 1 phút và hoàn toàn đủ khả năng bảo vệ tên lửa khỏi các tác động bên ngoài kể cả một vụ nổ hạt nhân.Các bệ phóng tên lửa ngầm tại Nijniodniprovska 46 được đặt sâu dưới mặt đất 45m, cạnh đó là khu điều khiển liên hợp ngầm dưới dòng đất với 13 tầng, nơi vận hành toàn bộ các hoạt động của căn cứ tên lửa chiến lược này.Tại bảo tàng tên lửa chiến lược của Ukraine không chỉ trưng bày các mẫu tên lửa đạn đạo của Liên Xô trước đây mà còn có cả các loại vũ khí như xe tăng hay các thiết bị quân sự được sử dụng để bảo vệ căn cứ Nijniodniprovska 46. Trong ảnh là một chiếc T-80 được trưng bày tại Nijniodniprovska 46.Bên cạnh lực lượng an ninh bảo vệ xung quanh căn cứ Nijniodniprovska 46, căn cứ này còn được trang bị các hệ thống trinh sát và giám sát điện tử tiên tiến như hệ thống cảm biến địa chấn M-200, hệ thống cảnh báo bụi phóng phóng xạ và hệ thống hàng rào điện cao thế chạy dọc căn cứ.Trong ảnh là tên lửa chống hạm tầm xa Raduga Kh-22 được trưng bày tại bảo tàng tên lửa của Ukraine.
Bảo tàng lực lượng tên lửa chiến lược Ukraine là một phần còn sót lại từ căn cứ tên lửa hạt nhân chiến lược Nijniodniprovska 46 của Liên Xô, nơi trước đây nằm giáp ranh giữa địa phận hai vùng Kirovohradska và Mykolayivska của Ukraine. Đây cũng là căn cứ tên lửa chiến lược duy nhất của Kiev còn hoạt động cho tới tận này theo một nghĩa nào đó sau khi Liên Xô tan rã. Trong ảnh là tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa R-36M (SS-18) do Liên Xô phát triển được trưng bày tại bảo tàng tên lửa chiến lược Ukraine.
R-36M là dòng tên lửa đạn đạo lớn nhất được trưng bày tại bảo tàng tên lửa này của Ukraine. Tất nhiên nó đã bị vô hiệu hóa sau khi Kiev từ bỏ chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân của nước này.
Trước khi Liên Xô tan rã, Ukraine từng là một trong những trung tâm công nghiệp quốc phòng hàng đầu của Liên Xô trong đó có cả công nghệ tên lửa và dĩ nhiên đi kèm với đó là việc Moscow triển khai một loạt các căn cứ tên lửa bí mật ở Ukraine một trong số đó là Nijniodniprovska 46.
R-36 (SS-18) được Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1974 và chúng vẫn còn phục vụ cho tới tận ngày nay chủ yếu là ở Nga với các biến thể R-36M2. R-36 được thiết kế để phóng đi từ các hầm phóng ngầm dưới mặt đất và chúng được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu lỏng hai giai đoạn.
Tên lửa đạn đạo R-36 có tầm bắn hiệu quả từ 10.000km đến hơn 16.000km, nó có thể được trang bị tới 10 đầu đạn hạt nhân với hệ thống dẫn đường quán tính và tự hành.
Trong ảnh là khung gầm đặc chủng MAZ-537E được thiết kế để vận chuyển các mẫu tên lửa đạn đạo hạng nặng được trưng bày tại bảo tàng tên lửa chiến lược của Ukraine.
Phần khung kéo phía sau của MAZ-537E hoàn toàn có thể chứa vừa một tên lửa đạn đạo R-36 dài hơn 32m khi nó chưa được nạp nhiên liệu tên lửa.
Còn đây là hầm phóng ngầm của tên lửa đạn đạo liên lục địa R-36, cánh cửa thép nặng tới 120 tấn này của nó có thể được mở trong vòng chưa tới 1 phút và hoàn toàn đủ khả năng bảo vệ tên lửa khỏi các tác động bên ngoài kể cả một vụ nổ hạt nhân.
Các bệ phóng tên lửa ngầm tại Nijniodniprovska 46 được đặt sâu dưới mặt đất 45m, cạnh đó là khu điều khiển liên hợp ngầm dưới dòng đất với 13 tầng, nơi vận hành toàn bộ các hoạt động của căn cứ tên lửa chiến lược này.
Tại bảo tàng tên lửa chiến lược của Ukraine không chỉ trưng bày các mẫu tên lửa đạn đạo của Liên Xô trước đây mà còn có cả các loại vũ khí như xe tăng hay các thiết bị quân sự được sử dụng để bảo vệ căn cứ Nijniodniprovska 46. Trong ảnh là một chiếc T-80 được trưng bày tại Nijniodniprovska 46.
Bên cạnh lực lượng an ninh bảo vệ xung quanh căn cứ Nijniodniprovska 46, căn cứ này còn được trang bị các hệ thống trinh sát và giám sát điện tử tiên tiến như hệ thống cảm biến địa chấn M-200, hệ thống cảnh báo bụi phóng phóng xạ và hệ thống hàng rào điện cao thế chạy dọc căn cứ.
Trong ảnh là tên lửa chống hạm tầm xa Raduga Kh-22 được trưng bày tại bảo tàng tên lửa của Ukraine.