Chiếc KD Tunku Abdul Rahman (KD TAR) - một trong hai tàu ngầm lớp Scorpene của Hải quân Malaysia đã thực hiện cuộc lặn tĩnh trên khu vực Biển Đông, gần đảo Sepanga.Ảnh tàu ngầm KD Tunku Abdul Rahman trước khi tiến hành thử nghiệm lặn trên biển.Theo báo chí Malaysia, cuộc lặn tĩnh của tàu ngầm lớp Scorpene cho phép thủy thủ đoàn đánh giá được đúng năng lực của tàu ngầm để hoạt động một cách an toàn và tối ưu dưới mặt biển.Cuộc lặn có sự tham gia của các chuyên gia đến từ hãng đóng tàu Pháp DCNS, công ty đóng tàu DNC của Malaysia. Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ lực lượng tuần duyên vùng 2 gồm các tàu cao tốc CB90, đội thợ lặn, đội y tế, cơ quan thực thi pháp luật hàng hải, lực lượng tuần duyên...Chiếc tàu ngầm lớp Scorpene đang lặn rất chậm rãi. Theo thiết kế của DCNS, lớp tàu này có thể lặn sâu tối đa 350m.Hải quân Malaysia đã mua hai tàu ngầm lớp Scorpene mang tên KD Tunku Abdul Rahman và KD Tun Abdul Razak. Đặc điểm nổi bật trên lớp tàu này là trang bị động cơ đẩy không khí độc lập AIP đem lại khả năng hoạt động dưới mặt nước lâu hơn các tàu ngầm thông thường. Hỏa lực của lớp tàu này gồm 6 ống phóng ngư lôi 533mm với 18 quả ngư lôi hạng nặng Black Shark và tên lửa hành trình SM.39 Exocet.
Chiếc KD Tunku Abdul Rahman (KD TAR) - một trong hai tàu ngầm lớp Scorpene của Hải quân Malaysia đã thực hiện cuộc lặn tĩnh trên khu vực Biển Đông, gần đảo Sepanga.
Ảnh tàu ngầm KD Tunku Abdul Rahman trước khi tiến hành thử nghiệm lặn trên biển.
Theo báo chí Malaysia, cuộc lặn tĩnh của tàu ngầm lớp Scorpene cho phép thủy thủ đoàn đánh giá được đúng năng lực của tàu ngầm để hoạt động một cách an toàn và tối ưu dưới mặt biển.
Cuộc lặn có sự tham gia của các chuyên gia đến từ hãng đóng tàu Pháp DCNS, công ty đóng tàu DNC của Malaysia. Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ lực lượng tuần duyên vùng 2 gồm các tàu cao tốc CB90, đội thợ lặn, đội y tế, cơ quan thực thi pháp luật hàng hải, lực lượng tuần duyên...
Chiếc tàu ngầm lớp Scorpene đang lặn rất chậm rãi. Theo thiết kế của DCNS, lớp tàu này có thể lặn sâu tối đa 350m.
Hải quân Malaysia đã mua hai tàu ngầm lớp Scorpene mang tên KD Tunku Abdul Rahman và KD Tun Abdul Razak. Đặc điểm nổi bật trên lớp tàu này là trang bị động cơ đẩy không khí độc lập AIP đem lại khả năng hoạt động dưới mặt nước lâu hơn các tàu ngầm thông thường. Hỏa lực của lớp tàu này gồm 6 ống phóng ngư lôi 533mm với 18 quả ngư lôi hạng nặng Black Shark và tên lửa hành trình SM.39 Exocet.