Nữ hải tặc Alwida gây chấn động dư luận Đan Mạch sau khi quyết định hoàn lương và trở thành vợ của hoàng tử Alf.
Alwida là con gái của một vị vua xứ Scandinanvi. Khi còn nhỏ, bà được vua cha sắp xếp cuộc hôn ước với hoàng tử Đan Mạch có tên Alf. Mặc dù xuất thân trong gia đình hoàng gia nhưng bà có tâm hồn phóng khoáng, tự do nên không chấp nhận cuộc hôn nhân sặc mùi chính trị. Vì vậy, bà xa rời cung điện lộng lẫy để bắt đầu cuộc phiêu lưu thú vị trong đời.
Sau khi rời hoàng cung, bà cùng một số người bạn gái cải trang thành nam giới và bắt đầu chuyến ngao du trên mặt biển. Họ đã lên một con tàu đến vùng biển Baltique. Cũng trong chuyến hành trình đó, Alwida đã gặp một tàu cướp biển và gây được ấn tượng mạnh với chúng bởi tài trí thông minh và khả năng giao chiến tuyệt vời của mình. Vì vậy, Alwida được giao làm thủ lĩnh nhóm hải tặc.
Trong vai trò chỉ huy nhóm hải tặc, Alwida dẫn dắt những người dưới trướng đánh đâu thắng đấy. Chỉ rất ít “phi vụ” gặp thất bại. Nhờ tài dẫn dắt tuyệt vời của Alwida, số người tham gia nhóm hải tặc của bà ngày càng lớn mạnh, tăng gấp 2 lần so thời điểm ban đầu.
Với lực lượng hùng hậu, “danh tiếng” nhóm cướp biển của Alwilda ngày càng vang xa, khiến những đoàn tàu đi qua vùng biển này đều nơm nớp lo sợ. Đức vua Đan Mạch như ngồi trên đống lửa vì mối đe dọa ngày càng lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc giao thương của đất nước với những quốc gia khác. Sau đó, vua Đan Mạch cử con trai mình là hoàng tử Alf dẫn đội quân tinh nhuệ nhất đi “dẹp loạn” nhóm cướp biển đang lộng hành này. Đội quân của hoàng tử trẻ tuổi nhanh chóng đập tan đội hải tặc. Khi đó, Alwilda nhận ra người thừa kế ngai vàng Đan Mạch chính là người mà vua cha đã “ướm hỏi” khi xưa. Vì cảm phục tài năng của Alf nên bà quyết định “hoàn lương”, từ giã cuộc đời cướp biển huy hoàng của mình. Sau đó, bà nhận lời cầu hôn của hoàng tử Đan Mạch. Khi được vua cha truyền ngôi cho chồng, bà trở thành nữ hoàng.
Một nữ cướp biển khác cũng ghi danh trong lịch sử là Grace O’Malley. Bà được mọi người ưu ái đặt cho biệt danh là “nữ hoàng cướp biển”. Grace sinh năm 1530 và là con của tộc trưởng dòng họ O’Malley là Owen O’Malley. Ông là người có nhiều kinh nghiệm đi biển và dám thách thức mọi khó khăn trong những chuyến hành trình xa bờ. Khi còn nhỏ, Grace thường được người cha kể cho nghe các cuộc phiêu lưu trên mặt biển và những nơi ông từng đặt chân đến. Điều này đã trở thành chất xúc tác khiến bà thích thú với nghề đi biển.
Bà thường đóng giả là một thuyền trưởng dõng dạc truyền đạt mệnh lệnh với thủy thủ đoàn. Có một lần, bà xin được cùng cha ra khơi nhưng người cha không đồng ý. Grace đã giận dữ cắt ngay mái tóc dài của mình để trông như nam giới rồi ăn vận quần áo tương ứng để thuyết phục cha cho đi cùng. Kể từ đó, bà được gọi với biệt danh “Granuaile” (có nghĩa hói đầu). Trong chuyến đi biển đó, bà chứng minh được khả năng của mình khi cứu cha thoát khỏi vòng vây của quân địch. Năm 16 tuổi, Grace kết hôn với con trai một tù trưởng bộ tộc láng giềng nhằm củng số sức mạnh của dòng họ. Họ có với nhau 3 người con nhưng cuộc hôn nhân của bà không hề hạnh phúc.
Một thời gian sau, người chồng của Grace bị ám sát một cách bí ẩn trong chuyến đi săn. Kể từ đó, bà trở thành góa phụ nuôi đàn con nhỏ. Đến năm 1566, Grace tái hôn và chuyển đến Country Mayo. Tại đây, bà đã thu phục được những thị tộc khác và tấn công thuyền bè của các đoàn thương gia đi qua. Khi người Anh xuất hiện, bà tập trung vào việc chống trả họ và tiếp tục hoạt động cướp biển. Năm 1577, nhóm cướp biển của bà bị quân đội chính phủ tấn công và bại trận ở Limerick. "Grace hói đầu" cùng chồng bị bắt và bị kết án 18 tháng tù. Bà tiếp tục cô đơn lẻ bóng khi người chồng thứ hai chết trong thời gian thi hành án. Khi ra tù, nữ cướp biển cũng không được quyền thừa kế tài sản của chồng do quy định “quái gở” của luật pháp Ireland. Do đó, bà lại lập nhóm cướp biển kiếm tiền “mãi lộ” để có kế sinh nhai. Sự nghiệp cướp biển huy hoàng của Grace kéo dài đến năm bà 65 tuổi. Thạch Hương Cô là nữ cướp biển xinh đẹp, nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc một thời. Bà sinh năm 1775 tại một đảo nhỏ thuộc vịnh Quảng Châu. Cho đến nay, chuyên gia lịch sử vẫn chưa xác định được gia cảnh và lai lịch của Thạch Hương Cô.Trước khi làm cướp biển, bà là kỹ nữ nổi đình nổi đám một vùng. Sau đó, Thạch Hương Cô lấy tên hải tặc Trịnh Nhất vào năm 1801. Cũng từ đây, kỹ nữ được biết đến với cái tên Trịnh Nhất Tẩu. Kể từ khi làm vợ hải tặc, bà trở thành trợ thủ đắc lực của chồng trong nhiều phi vụ. Cụ thể, trong năm đầu tiên, Nhất Tẩu giúp chồng thống nhất các phe nhóm hải tặc vốn xưa nay chống đối và mâu thuẫn với nhau thành một tổ chức với những quy định chặt chẽ. Kể từ năm 1801-1806, Trịnh Nhất Tẩu cùng chồng gây dựng nên “đế chế” hải tặc hùng mạnh, thao túng toàn bộ vùng biển phía Nam Trung Quốc cho đến vùng lãnh hải của Malaysia. Đến năm 1810, Trịnh Nhất Tẩu chính thức "rửa tay gác kiếm" sau khi một tướng lĩnh người Nhật Bản mà bà vô cùng tin tưởng đem quân đầu hàng triều đình. Lúc này, quân đội nhà Thanh cũng ra “tối hậu thư” hù dọa sẽ tiêu diệt nhóm cướp biển khét tiếng này nếu bà không chịu đầu hàng.
Phoolan Devi được mệnh danh là “Robin Hood” xinh đẹp của người nghèo Ấn Độ bởi lẽ bà chuyên cướp tài sản của người giàu chia cho họ. Bà luôn xuất hiện với tấm chăn len màu nâu quấn trên đầu và dẫn dắt một nhóm gồm 12 người băng qua vùng hẻm núi Chambal, thuộc bang Madhya Pradesh.
Trên vai mang súng, hông đeo dao găm và dây băng đạn quấn chéo ngực, bà đã gây ra một sự kiện chấn động dư luận mà báo chí thời đó gọi là “cuộc thảm sát Ngày tình yêu” vào năm 1981. Khi đó, bà giết hại 22 người vì vậy chính quyền treo thưởng ai chặt được đầu nữ tướng cướp xinh đẹp này sẽ được lĩnh giải thưởng 10.400 USD. Khi gây ra thảm án đó, bà mới có 16 tuổi.
Tháng 2/1983, “Robin Hood” xinh đẹp của người nghèo Ấn Độ bất ngờ tự thú. Bà nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân nhưng vẫn bị trừng phạt vì tội danh giết người, cướp của. Đến tháng 2/1994, Devi được thả tự do sau 11 năm bóc lịch. Bà được tự do sớm là do chính quyền ra lệnh ân xá.
Nữ hải tặc Alwida gây chấn động dư luận Đan Mạch sau khi quyết định hoàn lương và trở thành vợ của hoàng tử Alf.
Alwida là con gái của một vị vua xứ Scandinanvi. Khi còn nhỏ, bà được vua cha sắp xếp cuộc hôn ước với hoàng tử Đan Mạch có tên Alf. Mặc dù xuất thân trong gia đình hoàng gia nhưng bà có tâm hồn phóng khoáng, tự do nên không chấp nhận cuộc hôn nhân sặc mùi chính trị. Vì vậy, bà xa rời cung điện lộng lẫy để bắt đầu cuộc phiêu lưu thú vị trong đời.
Sau khi rời hoàng cung, bà cùng một số người bạn gái cải trang thành nam giới và bắt đầu chuyến ngao du trên mặt biển. Họ đã lên một con tàu đến vùng biển Baltique. Cũng trong chuyến hành trình đó, Alwida đã gặp một tàu cướp biển và gây được ấn tượng mạnh với chúng bởi tài trí thông minh và khả năng giao chiến tuyệt vời của mình. Vì vậy, Alwida được giao làm thủ lĩnh nhóm hải tặc.
Trong vai trò chỉ huy nhóm hải tặc, Alwida dẫn dắt những người dưới trướng đánh đâu thắng đấy. Chỉ rất ít “phi vụ” gặp thất bại. Nhờ tài dẫn dắt tuyệt vời của Alwida, số người tham gia nhóm hải tặc của bà ngày càng lớn mạnh, tăng gấp 2 lần so thời điểm ban đầu.
Với lực lượng hùng hậu, “danh tiếng” nhóm cướp biển của Alwilda ngày càng vang xa, khiến những đoàn tàu đi qua vùng biển này đều nơm nớp lo sợ. Đức vua Đan Mạch như ngồi trên đống lửa vì mối đe dọa ngày càng lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc giao thương của đất nước với những quốc gia khác.
Sau đó, vua Đan Mạch cử con trai mình là hoàng tử Alf dẫn đội quân tinh nhuệ nhất đi “dẹp loạn” nhóm cướp biển đang lộng hành này. Đội quân của hoàng tử trẻ tuổi nhanh chóng đập tan đội hải tặc. Khi đó, Alwilda nhận ra người thừa kế ngai vàng Đan Mạch chính là người mà vua cha đã “ướm hỏi” khi xưa. Vì cảm phục tài năng của Alf nên bà quyết định “hoàn lương”, từ giã cuộc đời cướp biển huy hoàng của mình. Sau đó, bà nhận lời cầu hôn của hoàng tử Đan Mạch. Khi được vua cha truyền ngôi cho chồng, bà trở thành nữ hoàng.
Một nữ cướp biển khác cũng ghi danh trong lịch sử là Grace O’Malley. Bà được mọi người ưu ái đặt cho biệt danh là “nữ hoàng cướp biển”. Grace sinh năm 1530 và là con của tộc trưởng dòng họ O’Malley là Owen O’Malley. Ông là người có nhiều kinh nghiệm đi biển và dám thách thức mọi khó khăn trong những chuyến hành trình xa bờ. Khi còn nhỏ, Grace thường được người cha kể cho nghe các cuộc phiêu lưu trên mặt biển và những nơi ông từng đặt chân đến. Điều này đã trở thành chất xúc tác khiến bà thích thú với nghề đi biển.
Bà thường đóng giả là một thuyền trưởng dõng dạc truyền đạt mệnh lệnh với thủy thủ đoàn. Có một lần, bà xin được cùng cha ra khơi nhưng người cha không đồng ý. Grace đã giận dữ cắt ngay mái tóc dài của mình để trông như nam giới rồi ăn vận quần áo tương ứng để thuyết phục cha cho đi cùng. Kể từ đó, bà được gọi với biệt danh “Granuaile” (có nghĩa hói đầu).
Trong chuyến đi biển đó, bà chứng minh được khả năng của mình khi cứu cha thoát khỏi vòng vây của quân địch. Năm 16 tuổi, Grace kết hôn với con trai một tù trưởng bộ tộc láng giềng nhằm củng số sức mạnh của dòng họ. Họ có với nhau 3 người con nhưng cuộc hôn nhân của bà không hề hạnh phúc.
Một thời gian sau, người chồng của Grace bị ám sát một cách bí ẩn trong chuyến đi săn. Kể từ đó, bà trở thành góa phụ nuôi đàn con nhỏ. Đến năm 1566, Grace tái hôn và chuyển đến Country Mayo. Tại đây, bà đã thu phục được những thị tộc khác và tấn công thuyền bè của các đoàn thương gia đi qua. Khi người Anh xuất hiện, bà tập trung vào việc chống trả họ và tiếp tục hoạt động cướp biển.
Năm 1577, nhóm cướp biển của bà bị quân đội chính phủ tấn công và bại trận ở Limerick. "Grace hói đầu" cùng chồng bị bắt và bị kết án 18 tháng tù. Bà tiếp tục cô đơn lẻ bóng khi người chồng thứ hai chết trong thời gian thi hành án. Khi ra tù, nữ cướp biển cũng không được quyền thừa kế tài sản của chồng do quy định “quái gở” của luật pháp Ireland. Do đó, bà lại lập nhóm cướp biển kiếm tiền “mãi lộ” để có kế sinh nhai. Sự nghiệp cướp biển huy hoàng của Grace kéo dài đến năm bà 65 tuổi.
Thạch Hương Cô là nữ cướp biển xinh đẹp, nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc một thời. Bà sinh năm 1775 tại một đảo nhỏ thuộc vịnh Quảng Châu. Cho đến nay, chuyên gia lịch sử vẫn chưa xác định được gia cảnh và lai lịch của Thạch Hương Cô.
Trước khi làm cướp biển, bà là kỹ nữ nổi đình nổi đám một vùng. Sau đó, Thạch Hương Cô lấy tên hải tặc Trịnh Nhất vào năm 1801. Cũng từ đây, kỹ nữ được biết đến với cái tên Trịnh Nhất Tẩu. Kể từ khi làm vợ hải tặc, bà trở thành trợ thủ đắc lực của chồng trong nhiều phi vụ. Cụ thể, trong năm đầu tiên, Nhất Tẩu giúp chồng thống nhất các phe nhóm hải tặc vốn xưa nay chống đối và mâu thuẫn với nhau thành một tổ chức với những quy định chặt chẽ.
Kể từ năm 1801-1806, Trịnh Nhất Tẩu cùng chồng gây dựng nên “đế chế” hải tặc hùng mạnh, thao túng toàn bộ vùng biển phía Nam Trung Quốc cho đến vùng lãnh hải của Malaysia.
Đến năm 1810, Trịnh Nhất Tẩu chính thức "rửa tay gác kiếm" sau khi một tướng lĩnh người Nhật Bản mà bà vô cùng tin tưởng đem quân đầu hàng triều đình. Lúc này, quân đội nhà Thanh cũng ra “tối hậu thư” hù dọa sẽ tiêu diệt nhóm cướp biển khét tiếng này nếu bà không chịu đầu hàng.
Phoolan Devi được mệnh danh là “Robin Hood” xinh đẹp của người nghèo Ấn Độ bởi lẽ bà chuyên cướp tài sản của người giàu chia cho họ. Bà luôn xuất hiện với tấm chăn len màu nâu quấn trên đầu và dẫn dắt một nhóm gồm 12 người băng qua vùng hẻm núi Chambal, thuộc bang Madhya Pradesh.
Trên vai mang súng, hông đeo dao găm và dây băng đạn quấn chéo ngực, bà đã gây ra một sự kiện chấn động dư luận mà báo chí thời đó gọi là “cuộc thảm sát Ngày tình yêu” vào năm 1981. Khi đó, bà giết hại 22 người vì vậy chính quyền treo thưởng ai chặt được đầu nữ tướng cướp xinh đẹp này sẽ được lĩnh giải thưởng 10.400 USD. Khi gây ra thảm án đó, bà mới có 16 tuổi.
Tháng 2/1983, “Robin Hood” xinh đẹp của người nghèo Ấn Độ bất ngờ tự thú. Bà nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân nhưng vẫn bị trừng phạt vì tội danh giết người, cướp của. Đến tháng 2/1994, Devi được thả tự do sau 11 năm bóc lịch. Bà được tự do sớm là do chính quyền ra lệnh ân xá.