3. Klaus Fuchs
|
Điệp viên Klaus Emil Julius Fuchs. |
Klaus Emil Julius Fuchs, điệp viên mang quốc tịch Đức, từng làm việc trong dự án Manhattan trong suốt Thế chiến II. Dự án Manhattan là dự án phát triển vũ khí hạt nhân đầu tiên trong Thế chiến II do Mỹ, Anh và Canada thực hiện. Fuchs có quyền tự do truy cập vào dự án nghiên cứu phát triển hạt nhân nguyên tử và phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos. Mang trong mình khí phách của một đảng viên cộng sản, Fuchs đã trốn khỏi Đức tới Paris (Pháp) và được tuyển mộ làm điệp viên tình báo thời chiến cho Liên Xô. Trong quá trình bị điều tra, Fuchs thú nhận từng làm gián điệp cho Liên Xô và bị kết án 14 năm tù. Ông được phóng thích năm 1959 và chuyển đến sinh sống tại Đông Đức.
4. Vợ chồng điệp viên Ethel và Julius Rosenberg
|
Vợ chồng điệp viên Ethel Greenglass Rosenberg và Julius Rosenberg. |
Ethel Greenglass Rosenberg và Julius Rosenberg là cặp vợ chồng đến từ Mỹ. Họ đã bị xử tử trên ghế điện vì tội làm gián điệp. Vụ việc phát giác khi trung sĩ David Greenglass bị bắt trong lúc đang hoạt động tình báo ở Los Alamos và đã khai ra đồng minh là vợ chồng em gái Ethel và Julius Rosenberg.
5. Cambridge Five
|
Nhóm điệp viên Cambridge Five. |
Cambridge Five là một nhóm gồm 5 cựu sinh viên của ĐH Cambridge làm gián điệp cho Liên Xô, gồm các thành viên: bí danh Johnson (Anthony Blunt), bí danh: Stanley (Kim Philby), Liszt (tên thật: John Cairncross), Hicks (tên thật là Guy Burgess) và Homer (tên thật là Donald McLean).
Nhóm điệp viên Cambridge Five hoạt động trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai với nhiệm vụ xâm nhập vào các đại sứ quán và các cơ quan tình báo cung cấp thông tin bí mật cho cơ quan tình báo Liên Xô (KGB). Trong nhóm điệp viên này, Burgess, Philby và McLean đã trốn thoát sang Liên Xô và những người còn lại bị bắt giữ bởi chính quyền Anh.
6. Elizabeth Van Lew
|
Điệp viên Elizabeth Van Lew. |
Elizabeth Van Lew sinh ra tại Richmond, tiểu bang Virginia của Mỹ. Khi cuộc nội chiến bùng nổ, Van Lew đã ngay lập tức thành lập một đường dây gián điệp cho chính phủ Liên bang (ở miền Bắc). Trại giam giữ tù nhân đóng tại Richmond, Van Lew đã bí mật cung cấp giấy tờ, quần áo và nhiều thứ khác cho các tù nhân chiến tranh là lính Liên bang. Ngoài ra, cô còn sắp xếp kế hoạch giúp những tù binh Liên bang trốn thoát.
Mạng lưới tình báo của Van Lew hoạt động hiệu quả tới mức cô có thể gửi hoa tươi và những bản copy của tờ Richmond cho tướng Ulysses S. Grant của Liên bang miền Bắc. Giám đốc cơ quan tình báo binh đoàn Potomac đánh giá Van Lew là một trong những điệp viên thành công nhất của chính phủ Liên bang trong những năm kết thúc chiến tranh.
7. Aldrich Ames
|
Điệp viên Aldrich Ames. |
Aldrich Ames được xem là một trong những điệp viên hai mang khét tiếng. Ames làm việc cho cả Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô (KGB) và Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từ năm 1985 tới 1991. Ba năm sau (tức năm 1994), Ames bị bắt và kết án tù treo. Điệp viên này có quyền truy cập tự do mọi thông tin về hoạt động của CIA trên lãnh thổ Liên Xô. Nhờ vậy, Ames giúp các hoạt động tình báo của KGB ngày càng lớn mạnh. Hơn thế, điệp viên này còn bán đứng 10 đồng nghiệp của mình ở CIA bằng cách cung cấp hồ sơ của họ cho phía Liên Xô.
Ames đã thu được hơn 4,5 triệu USD cho phi vụ này. Việc này cho phép anh duy trì một lối sống xa hoa vượt xa một nhân viên CIA bình thường. Ames sở hữu một ngôi nhà lớn ở vùng ngoại ô Washington DC (Mỹ) và một chiếc xe Jaguar thể thao. Ames chưa bao giờ muốn theo chủ nghĩa cộng sản và sống như một nhà tư bản tham lam đích thực chỉ quan tâm đến tiền.
8. Richard Sorge
|
Điệp viên Richard "Ramsay" Sorge. |
Điệp viên người Đức, Richard "Ramsay" Sorge làm việc cho cơ quan tình báo của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới hai. Ông nhận bằng tiến sĩ khoa học chính trị và phục vụ trong quân đội Đức trong Thế chiến I. Là một binh lính của Đức, Sorge đã được trao tặng huân chương Thập tự sắt (Iron Cross) vì lòng dũng cảm. Tuy nhiên, Sorge bị cuốn hút bởi lý tưởng xã hội chủ nghĩa và chuyển tới Nhật Bản vào năm 1933 làm việc với danh nghĩa là một nhà báo.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Đức liên minh với Nhật Bản nên những người Đức như Sorge được phép làm việc tại Nhật. Năm 1941, Sorge biết được chiến dịch Barbarossa Đức chuẩn bị xâm lược Liên Xô và thông báo cho phía Liên Xô, nhưng thật không may vì Stalin (lãnh đạo của Liên Xô lúc bấy giờ) đã lờ đi mọi chuyện. Vài tuần sau, cơ quan tình báo của Nhật đã bắt và hành quyết Sorge vào năm 1944. Hai mươi năm sau khi bị xử tử, Sorge được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô vào năm 1964.
9. John Andre
|
Điệp viên John Andre. |
John Andre là một điệp viên – sĩ quan quân đội khá nổi danh của nước Anh. Khi đang là điệp viên kỳ cựu trong cơ quan tình báo Anh, Andre cùng với Benedict Arnold, một viên tướng tư lệnh Mỹ phản quốc, đã bàn mưu lật đổ căn cứ West Point chiếm về tay quân đội Anh. Vợ của Arnold, Peggy Shippen là một người trung thành và cũng chính là một trong những nguồn tin quan trọng nhất của Andre. Arnold đã đồng ý thương lượng với Andre từ bỏ quyền kiểm soát căn cứ West Point với giá 20.000 bảng Anh. Phi vụ này cho phép quân đội Anh tách biệt New England với các thuộc địa nổi loạn khác.
10. Sidney Reilly
|
Điệp viên Sidney Reilly. |
Sidney Reilly còn có tên khác là Georgi Rosenblum, Reilly là điệp viên hai mang cho bốn quốc gia và được đánh giá là một trong những điệp viên xuất sắc mọi thời đại. Reilly đã tham gia vào các hoạt động điều tra và tình báo của cục tình báo Anh, Yard Scotland và tiếp đó là Cục tình báo mật Anh.
Ông hoạt động trong thời gian chiến tranh Nga - Nhật, chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc chiến ở Nam Phi (Second Boer War). Reilly trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhân vật James Bond trong bộ phim nổi tiếng “Điệp viên 007” của đạo diễn Ian Fleming.
Nguyên Thảo (theo Listfave, Wikipedia)