Bạc Hy Lai, nguyên là Ủy viên trung ương, Ủy viên Bộ chính trị Khóa 17 kiêm Bí thư thành ủy thành phố trực thuộc trung ương Trùng Khánh, Trung Quốc. Ngày 22/8/2013, Tòa án nhân dân thành phố Tế Nam tỉnh Sơn Đông mở phiên tòa xét xử ông này về ba tội danh tham ô, hối lộ, lạm dụng quyền lực. Ngày 22/9/2013, Bạc Hy Lai bị tuyên án tù chung thân, tước bỏ quyền chính trị suốt đời.
Trước đó, ngày 20/8/2012, Tòa án thành phố Hợp Phì đã mở phiên tòa xét xử Cốc Khai Lai - vợ Bạc Hy Lai và tuyên án tử hình hoãn thi hành án 2 năm về tội tham nhũng. Điểm lại hồ sơ cho thấy, Bạc Hy Lai là Ủy viên Bộ chính trị thứ 12 chính thức bị đưa ra xét xử. Trước đó có 11 vị Ủy viên Bộ chính trị bị đưa ra Tòa xét xử.
1. Hoàng Vĩnh Thắng, năm 1955 được phong hàm Thượng tướng Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng Khóa 1, Khóa 2, Khóa 3, Ủy viên trung ương dự khuyết Khóa 8, Ủy viên trung ương, Ủy viên Bộ chính trị Khóa 9. Năm 1971 do Lâm Bưu bỏ trốn, nên Hoàng Vĩnh Thắng bị liên lụy và bị quy tội danh thuộc “Tập đoàn phản đảng Lâm Bưu”, năm 1971 bị cách chức, năm 1973 bị khai trừ Đảng. Năm 1981, ông này bị đưa ra xét xử về tội danh là thành viên thuộc “Tập đoàn phản đảng Lâm Bưu – Giang Thanh” và bị kết án 18 năm tù, tước quyền chính trị 5 năm. Năm 1983, Hoàng Vĩnh Thắng qua đời ở Thanh Đảo. 2. Ngô Pháp Hiến, năm 1955 được phong hàm Trung tướng, năm 1965 được bổ nhiệm làm Tư lệnh Không quân. Trong Đại cách mạng văn hóa được bổ nhiệm làm Phó Tổng tham mưu trưởng, Ủy viên Quân ủy trung ương. Năm 1969 là Ủy viên Bộ chính trị Khóa 9. Do có dính líu tới vụ “Lâm Bưu chạy trốn 13/9/1971”, nên bị khai trừ khỏi Đảng, cách mọi chức vụ. Năm 1981, Ngô Pháp Hiến bị đưa ra xét xử với tội danh giống như Hoàng Vĩnh Thắng là thành viên thuộc “Tập đoàn phản đảng Lâm Bưu – Giang Thanh”, bị kết án 17 năm tù, bị tước quyền chính trị 5 năm. Năm 1988 ra tù, ngày 17/10/2004 qua đời, thọ 89 tuổi. Trong ảnh là ông Lâm Bưu (ngồi giữa) cùng Ngô Pháp Hiến, Hoàng Vĩnh Thắng, Lý Tác Bằng và Khưu Hội Tác.
3. Lý Tác Bằng, năm 1955 được phong hàm Trung tướng, Chính ủy Hải quân, tiếp đó là Phó Tổng tham mưu trưởng. Là Ủy viên Bộ chính trị Khóa 9 và Ủy viên Quân ủy trung ương. Ngày 24/9/1971 bị bắt về tội dính líu tới “Sự kiện Lâm Bưu chạy trốn”, năm 1973 bị khai trừ khỏi Đảng và bị bãi bỏ mọi chức vụ. Năm 1980 bị đưa ra xét xử về tội danh là thành viên thuộc “Tập đoàn phản đảng Lâm Bưu – Giang Thanh”, bị kết án 17 năm tù, bị tước quyền chính trị 5 năm. Năm 1999 ra tù, năm 2009 qua đời thọ 95 tuổi. 4. Khưu Hội Tác, năm 1932 gia nhập ĐCS Trung Quốc, năm 1955 được phong hàm Trung tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Năm 1968 là Phó Tổng tham mưu trưởng , năm 1969 là Ủy viên Bộ chính trị Khóa 9. Năm 1971 Lâm Bưu bỏ trốn, tới năm 1973 Khưu Hội Tác bị bắt và khai trừ khỏi Đảng. Năm 1981, Khưu Hội Tác bị đưa ra xét xử với tội danh là thành viên thuộc “Tập đoàn phản đảng Lâm Bưu – Giang Thanh”, bị kết án 16 năm tù, tước bỏ quyền chính trị 5 năm. Năm 1987, Khưu Hội Tác ra tù và qua đời năm 2002, thọ 89 tuổi.5. Giang Thanh, vợ Chủ tịch Mao Trạch Đông, là một trong những nhân vật chủ yếu lãnh đạo Đại Cách mạng văn hóa vô sản trong 10 năm (1966 – 1976). Bà là Ủy viên trung ương, Ủy viên Bộ chính trị Khóa 9, Khóa 10. Năm 1976, sau khi Mao Trạch Đông qua đời, Giang Thanh bị bắt, bị liệt vào “Lũ bốn tên” gồm Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, đã làm loạn đất nước. Từ 20/11/1980 tới 25/1/1981, Tòa án tối cao tiến hành xét xử “Lũ bốn tên”. Giang Thanh bị kết án tử hình hoãn thi hành án hai năm. Năm 1991, qua đời trong tù, thọ 77 tuổi.
6. Trương Xuân Kiều, từ năm 1966 – 1969 là Phó ban lãnh đạo Đại cách mạng văn hóa vô sản. Năm 1969 là Ủy viên Bộ chính trị Khóa 9, Ủy viên Quân ủy trung ương, năm 1973 là Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Khóa 10, năm 1975 là Phó Thủ tướng. Năm 1976 khi Mao Trạch Đông qua đời, Trương Xuân Kiều bị bắt, năm 1981 bị quy vào tội danh “Là chủ mưu” trong “Tập đoàn phản đảng Lâm Bưu – Giang Thanh” và bị Tòa án tuyên phạt tử hình hoãn thi hành án hai năm, tước bỏ quyền chính trị suốt đời. Năm 2005 qua đời vì ung thư. 7. Vương Hồng Văn, thời kỳ Đại cách mạng văn hóa vô sản làm “Tổng tư lệnh tạo phản thành phố Thượng Hải”, năm 1967 được Mao Trạch Đông trọng dụng, năm 1969 là Ủy viên trung ương Khóa 9. Năm 1973 là Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên thường vụ Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Đảng Khóa 10 và được xếp thứ tự sau Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, Vương Hồng Văn bị bắt, năm 1981 bị Tòa án kết án tù chung thân, tước bỏ quyền chính trị suốt đời. Năm 1992 bị chết do viêm gan. 8. Diêu Văn Nguyên, năm 1948 gia nhập ĐCS Trung Quốc. Năm 1966 là Ủy viên Ủy ban cách mạng văn hóa vô sản, tiếp đó là Bí thư thứ hai Thành ủy Thượng Hải, là Ủy viên Bộ chính trị Khóa 9, Khóa 10 phụ trách công tác tuyên huấn. Năm 1981, Diêu Văn Nguyên bị Tòa án xét xử về tội danh là thành viên thuộc “Tập đoàn phản đảng Lâm Bưu – Giang Thanh”, bị tuyên án 20 năm tù, tước bỏ quyền chính trị 5 năm. Năm 2006 qua đời. 9. Trần Bá Đạt, năm 1927 gia nhập ĐCS Trung Quốc, năm 1939 là Thư ký của Mao Trạch Đông. Năm 1969 là Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Khóa 9 và là nhân vật thứ 4 của Đảng sau Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Lâm Bưu. Năm 1970 bị bắt, năm 1973 bị khai trừ Đảng. Năm 1981 bị tòa án đưa ra xét xử với tội danh là thành viên của “Tập đoàn phản đảng Lâm Bưu – Giang Thanh”, bị tuyên án 18 năm tù. Năm 1988 mãn hạn tù, năm 1989 qua đời.
10. Trần Hy Đồng sinh năm 1930, người Tứ Xuyên từng lăn lộn với Cách mạng nhiều năm ở thành phố Bắc Kinh. Năm 1981 giữ chức Bí thư thành ủy Bắc Kinh, năm 1982 liên tục là Ủy viên trung ương Đảng Khóa 12, Khóa 13, tiếp đó là Ủy viên trung ương, Ủy viên Bộ chính trị Khóa 14. Năm 1983 kiêm nhiệm chức Thị trưởng Bắc Kinh. Năm 1985 được giao trọng trách là Chủ tịch Ủy ban Á Vận Hội lần thứ 11 tổ chức ở Bắc Kinh.
Tháng 9/1995, Trần Hy Đồng bị khai trừ khỏi Đảng, bị bãi bỏ tất cả các chức vụ hiện đang nắm giữ trong Đảng và Nhà nước về tội tham nhũng. Vào tháng 9/1995, ông này bị Tòa án thành phố Bắc Kinh tuyên phạt 16 năm tù giam về tội tham nhũng với số tiền lên tới trên 35 triệu Nhân dân tệ. Tháng 6/2013 Trần Hy Đồng khi gần hết hạn tù qua đời do ung thư, thọ 83 tuổi. 11. Trần Lương Vũ, sinh năm 1946, năm 1980 vào Đảng, năm 1992 là Phó Bí thư thành ủy Thượng Hải, Phó Thị trưởng thành phố, là Ủy viên trung ương dự khuyết Khóa 15. Tháng 11/2002, ông này là Ủy viên trung ương Đảng, Ủy viên Bộ chính trị Khóa 16 kiêm Bí thư thành ủy Thượng Hải. Ngày 24/9/2006, Tân Hoa Xã đưa tin Ban chấp hành trung ương ĐCS Trung Quốc ra thông báo bãi bỏ mọi chức vụ trong Đảng và Nhà nước, khai trừ Trần Lương Vũ ra khỏi Đảng, đồng thời đưa sang cơ quan tư pháp xét xử về tội tham nhũng, lợi dung chức quyền, lạm dụng công quỹ, làm tổn thất tài sản của Nhà nước. Ngày 11/4/2008, Tòa án thành phố Thiên Tân mở phiên tòa xét xử ông này và tuyên án 18 năm tù giam về tội tham ô và nhân hối lộ 2,39 triệu Nhân dân tệ.
Bạc Hy Lai, nguyên là Ủy viên trung ương, Ủy viên Bộ chính trị Khóa 17 kiêm Bí thư thành ủy thành phố trực thuộc trung ương Trùng Khánh, Trung Quốc. Ngày 22/8/2013, Tòa án nhân dân thành phố Tế Nam tỉnh Sơn Đông mở phiên tòa xét xử ông này về ba tội danh tham ô, hối lộ, lạm dụng quyền lực. Ngày 22/9/2013, Bạc Hy Lai bị tuyên án tù chung thân, tước bỏ quyền chính trị suốt đời.
Trước đó, ngày 20/8/2012, Tòa án thành phố Hợp Phì đã mở phiên tòa xét xử Cốc Khai Lai - vợ Bạc Hy Lai và tuyên án tử hình hoãn thi hành án 2 năm về tội tham nhũng. Điểm lại hồ sơ cho thấy, Bạc Hy Lai là Ủy viên Bộ chính trị thứ 12 chính thức bị đưa ra xét xử. Trước đó có 11 vị Ủy viên Bộ chính trị bị đưa ra Tòa xét xử.
1. Hoàng Vĩnh Thắng, năm 1955 được phong hàm Thượng tướng Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng Khóa 1, Khóa 2, Khóa 3, Ủy viên trung ương dự khuyết Khóa 8, Ủy viên trung ương, Ủy viên Bộ chính trị Khóa 9. Năm 1971 do Lâm Bưu bỏ trốn, nên Hoàng Vĩnh Thắng bị liên lụy và bị quy tội danh thuộc “Tập đoàn phản đảng Lâm Bưu”, năm 1971 bị cách chức, năm 1973 bị khai trừ Đảng. Năm 1981, ông này bị đưa ra xét xử về tội danh là thành viên thuộc “Tập đoàn phản đảng Lâm Bưu – Giang Thanh” và bị kết án 18 năm tù, tước quyền chính trị 5 năm. Năm 1983, Hoàng Vĩnh Thắng qua đời ở Thanh Đảo.
2. Ngô Pháp Hiến, năm 1955 được phong hàm Trung tướng, năm 1965 được bổ nhiệm làm Tư lệnh Không quân. Trong Đại cách mạng văn hóa được bổ nhiệm làm Phó Tổng tham mưu trưởng, Ủy viên Quân ủy trung ương. Năm 1969 là Ủy viên Bộ chính trị Khóa 9. Do có dính líu tới vụ “Lâm Bưu chạy trốn 13/9/1971”, nên bị khai trừ khỏi Đảng, cách mọi chức vụ. Năm 1981, Ngô Pháp Hiến bị đưa ra xét xử với tội danh giống như Hoàng Vĩnh Thắng là thành viên thuộc “Tập đoàn phản đảng Lâm Bưu – Giang Thanh”, bị kết án 17 năm tù, bị tước quyền chính trị 5 năm. Năm 1988 ra tù, ngày 17/10/2004 qua đời, thọ 89 tuổi. Trong ảnh là ông Lâm Bưu (ngồi giữa) cùng Ngô Pháp Hiến, Hoàng Vĩnh Thắng, Lý Tác Bằng và Khưu Hội Tác.
3. Lý Tác Bằng, năm 1955 được phong hàm Trung tướng, Chính ủy Hải quân, tiếp đó là Phó Tổng tham mưu trưởng. Là Ủy viên Bộ chính trị Khóa 9 và Ủy viên Quân ủy trung ương. Ngày 24/9/1971 bị bắt về tội dính líu tới “Sự kiện Lâm Bưu chạy trốn”, năm 1973 bị khai trừ khỏi Đảng và bị bãi bỏ mọi chức vụ. Năm 1980 bị đưa ra xét xử về tội danh là thành viên thuộc “Tập đoàn phản đảng Lâm Bưu – Giang Thanh”, bị kết án 17 năm tù, bị tước quyền chính trị 5 năm. Năm 1999 ra tù, năm 2009 qua đời thọ 95 tuổi.
4. Khưu Hội Tác, năm 1932 gia nhập ĐCS Trung Quốc, năm 1955 được phong hàm Trung tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Năm 1968 là Phó Tổng tham mưu trưởng , năm 1969 là Ủy viên Bộ chính trị Khóa 9. Năm 1971 Lâm Bưu bỏ trốn, tới năm 1973 Khưu Hội Tác bị bắt và khai trừ khỏi Đảng. Năm 1981, Khưu Hội Tác bị đưa ra xét xử với tội danh là thành viên thuộc “Tập đoàn phản đảng Lâm Bưu – Giang Thanh”, bị kết án 16 năm tù, tước bỏ quyền chính trị 5 năm. Năm 1987, Khưu Hội Tác ra tù và qua đời năm 2002, thọ 89 tuổi.
5. Giang Thanh, vợ Chủ tịch Mao Trạch Đông, là một trong những nhân vật chủ yếu lãnh đạo Đại Cách mạng văn hóa vô sản trong 10 năm (1966 – 1976). Bà là Ủy viên trung ương, Ủy viên Bộ chính trị Khóa 9, Khóa 10. Năm 1976, sau khi Mao Trạch Đông qua đời, Giang Thanh bị bắt, bị liệt vào “Lũ bốn tên” gồm Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, đã làm loạn đất nước. Từ 20/11/1980 tới 25/1/1981, Tòa án tối cao tiến hành xét xử “Lũ bốn tên”. Giang Thanh bị kết án tử hình hoãn thi hành án hai năm. Năm 1991, qua đời trong tù, thọ 77 tuổi.
6. Trương Xuân Kiều, từ năm 1966 – 1969 là Phó ban lãnh đạo Đại cách mạng văn hóa vô sản. Năm 1969 là Ủy viên Bộ chính trị Khóa 9, Ủy viên Quân ủy trung ương, năm 1973 là Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Khóa 10, năm 1975 là Phó Thủ tướng. Năm 1976 khi Mao Trạch Đông qua đời, Trương Xuân Kiều bị bắt, năm 1981 bị quy vào tội danh “Là chủ mưu” trong “Tập đoàn phản đảng Lâm Bưu – Giang Thanh” và bị Tòa án tuyên phạt tử hình hoãn thi hành án hai năm, tước bỏ quyền chính trị suốt đời. Năm 2005 qua đời vì ung thư.
7. Vương Hồng Văn, thời kỳ Đại cách mạng văn hóa vô sản làm “Tổng tư lệnh tạo phản thành phố Thượng Hải”, năm 1967 được Mao Trạch Đông trọng dụng, năm 1969 là Ủy viên trung ương Khóa 9. Năm 1973 là Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên thường vụ Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Đảng Khóa 10 và được xếp thứ tự sau Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, Vương Hồng Văn bị bắt, năm 1981 bị Tòa án kết án tù chung thân, tước bỏ quyền chính trị suốt đời. Năm 1992 bị chết do viêm gan.
8. Diêu Văn Nguyên, năm 1948 gia nhập ĐCS Trung Quốc. Năm 1966 là Ủy viên Ủy ban cách mạng văn hóa vô sản, tiếp đó là Bí thư thứ hai Thành ủy Thượng Hải, là Ủy viên Bộ chính trị Khóa 9, Khóa 10 phụ trách công tác tuyên huấn. Năm 1981, Diêu Văn Nguyên bị Tòa án xét xử về tội danh là thành viên thuộc “Tập đoàn phản đảng Lâm Bưu – Giang Thanh”, bị tuyên án 20 năm tù, tước bỏ quyền chính trị 5 năm. Năm 2006 qua đời.
9. Trần Bá Đạt, năm 1927 gia nhập ĐCS Trung Quốc, năm 1939 là Thư ký của Mao Trạch Đông. Năm 1969 là Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Khóa 9 và là nhân vật thứ 4 của Đảng sau Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Lâm Bưu. Năm 1970 bị bắt, năm 1973 bị khai trừ Đảng. Năm 1981 bị tòa án đưa ra xét xử với tội danh là thành viên của “Tập đoàn phản đảng Lâm Bưu – Giang Thanh”, bị tuyên án 18 năm tù. Năm 1988 mãn hạn tù, năm 1989 qua đời.
10. Trần Hy Đồng sinh năm 1930, người Tứ Xuyên từng lăn lộn với Cách mạng nhiều năm ở thành phố Bắc Kinh. Năm 1981 giữ chức Bí thư thành ủy Bắc Kinh, năm 1982 liên tục là Ủy viên trung ương Đảng Khóa 12, Khóa 13, tiếp đó là Ủy viên trung ương, Ủy viên Bộ chính trị Khóa 14. Năm 1983 kiêm nhiệm chức Thị trưởng Bắc Kinh. Năm 1985 được giao trọng trách là Chủ tịch Ủy ban Á Vận Hội lần thứ 11 tổ chức ở Bắc Kinh.
Tháng 9/1995, Trần Hy Đồng bị khai trừ khỏi Đảng, bị bãi bỏ tất cả các chức vụ hiện đang nắm giữ trong Đảng và Nhà nước về tội tham nhũng. Vào tháng 9/1995, ông này bị Tòa án thành phố Bắc Kinh tuyên phạt 16 năm tù giam về tội tham nhũng với số tiền lên tới trên 35 triệu Nhân dân tệ. Tháng 6/2013 Trần Hy Đồng khi gần hết hạn tù qua đời do ung thư, thọ 83 tuổi.
11. Trần Lương Vũ, sinh năm 1946, năm 1980 vào Đảng, năm 1992 là Phó Bí thư thành ủy Thượng Hải, Phó Thị trưởng thành phố, là Ủy viên trung ương dự khuyết Khóa 15. Tháng 11/2002, ông này là Ủy viên trung ương Đảng, Ủy viên Bộ chính trị Khóa 16 kiêm Bí thư thành ủy Thượng Hải. Ngày 24/9/2006, Tân Hoa Xã đưa tin Ban chấp hành trung ương ĐCS Trung Quốc ra thông báo bãi bỏ mọi chức vụ trong Đảng và Nhà nước, khai trừ Trần Lương Vũ ra khỏi Đảng, đồng thời đưa sang cơ quan tư pháp xét xử về tội tham nhũng, lợi dung chức quyền, lạm dụng công quỹ, làm tổn thất tài sản của Nhà nước. Ngày 11/4/2008, Tòa án thành phố Thiên Tân mở phiên tòa xét xử ông này và tuyên án 18 năm tù giam về tội tham ô và nhân hối lộ 2,39 triệu Nhân dân tệ.