|
Ảnh minh họa. |
Cũng từ những quan niệm "trai mồng một, gái ngày rằm" trong dân gian nên hiện nay chúng ta vẫn tồn tại quan niệm rất phổ biến là tránh sinh con trai vào mùng một và con gái vào ngày rằm, sợ rằng đứa trẻ sinh ra sẽ "khó nuôi". Hiện nay, có nhiều cách lý giải khác nhau về tục kiêng kỵ này nhưng không phải lý giải nào cũng thực sự thuyết phục.
Dưới góc độ lý học Đông Phương, mỗi người sinh ra đều chịu ảnh hưởng của không gian và thời gian (tượng trưng là các chòm sao). Theo đó, Mặt Trăng tượng trưng bởi sao Thái Âm mang năng lượng âm. Vào ngày rằm khi trăng tròn, Thái Âm sẽ vượng nhất, năng lượng âm đạt cực đại, con gái sinh vào ngày này sẽ là cực âm thành ra cá tính, khó dạy dỗ. Với con trai sinh mùng một cũng vậy, nếu ngày rằm coi là khí âm vượng thì ngược lại ngày mùng một khí dương thịnh nhất. Con trai sinh vào ngày này đạt cực dương, nhất là sinh ban ngày thì dương thái quá. Cũng cá tính nên khó nuôi. Nên các cụ có câu "trai mùng một, gái ngày rằm" chính là ở ý này.
Quan niệm dân gian đa phần được đúc kết qua thực tế nhiều thế hệ để mọi người chiêm nghiệm. Tính cách của đứa trẻ đôi khi còn phụ thuộc môi trường sống và cả cách giáo dục. Bác Hồ ta đã dạy: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên". Lời khuyên của tôi là không nên quá lo sợ mà can thiệp thái quá, ép sinh ép nở gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và sức khoẻ của mẹ và con.