Ngoài bàn thờ Gia Tiên, Ông Táo, nhiều gia đình buôn bán, kinh doanh còn có cả bàn thờ Thần Tài, Ông Địa tức là vị thần đem lại tiền tài, giàu có cho gia chủ.
Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa thường ở một góc nhà, ở dưới đất, trước cửa ra vào để nghênh tiếp tài lộc, chứ không phải ở nơi sạch đẹp, trang trọng như ban thờ Tổ tiên hay bàn thờ Thổ Công.
Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa là một chiếc khám nhỏ, sơn son thếp vàng, hoặc là chiếc thùng gỗ dán giấy đỏ xung quanh. Phía trong khám dán bài vị của Thần tài, Ông Địa được viết trên giấy đỏ, mực viết bằng kim nhũ.
|
Ảnh minh họa. |
Lập bàn thờ Thần Tài, Ông Địa phải có những vật dụng sau:
Tượng Thần tài, Ông Địa bằng sứ
Trên bàn thờ Thần tài, Ông Địa nhất định phải có tượng Thần tài, Ông Địa bằng sứ để thờ, không cần bài vị. Bạn có thể bài trí, từ ngoài nhìn vào bên trái là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa .
Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy
Thông thường, ở giữa Thần tài, Ông Địa người ta thường để một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay.
Bát nhang được keo cố định
Giữa bàn thờ Thần tài, Ông Địa là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định.
Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, các bạn nên dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên không tốt cho việc làm ăn của gia chủ.
Lọ hoa tuơi như cúc, hồng, đồng tiền
Theo nguyên lý “Đông Bình – Tây Quả”, các bạn đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái nhìn từ ngoài vào. Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền để trên bàn thờ Thần tài, Ông Địa. Tuyệt đối tránh để hoa giả, hoa khô héo.
Đĩa trái cây ngũ quả
Trái cây thờ Thần tài, Ông Địa nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Bạn có thể thắp hương hoa quả, trái cây hàng ngày hoặc vào các ngày mùng 1, rằm hàng tháng.
Khay xếp 5 chén nước hình chữ Nhất
Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình chữ Nhất. Bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương , và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển.
Ông Cóc
Thờ Thần tài, Ông Địa mỗi gia đình nên có thêm Ông Cóc để bên trái (Từ ngoài nhìn vào). Sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào.
Tô sứ đẹp, đổ đầy nước và hoa tươi trải trên mặt nước
Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước cái này làm Minh Đường Tụ Thủy – Một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi.
Phật Di Lặc
Bên trên bàn thờ Thần Tài, có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc. Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.
SẮP ĐẶT BÀN THỜ THẦN TÀI – ÔNG ĐỊA
Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm Bài vị. Hai bên, bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định (sẽ nói rõ ở phần sau). Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, các bạn nên dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên trục trặc liền. Theo nguyên lý "Đông Bình – Tây Quả", các bạn đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái (Nhìn từ ngoài vào). Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên xắp ngũ quả (5 loại trái cây). Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình chữ Nhất – Các bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương, và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển. Ông Cóc để bên trái (Từ ngoài nhìn vào), sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào. Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước (Trong xem phong thủy cái này làm Minh Đường Tụ Thủy – Một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi).
Một số người trong miền Nam, khi cúng Thần Tài – Ông Địa, thường cúng kèm theo một đĩa tỏi có 5 củ tươi nguyên đẹp đẽ hay nhiều khi là cả một bó tỏi . Họ cho rằng: Ông địa thích tỏi lắm nên ta đặt trước mặt ổng là đúng cách, cho ổng có phương tiện để bài trừ "các đạo chích vong binh" ám muội. Người âm chớ cũng có người tốt kẻ xấu như thường, giống y người dương mình vậy. Theo dân gian người ta thường dùng bó tỏi đó để phòng chống các Tà sư làm ác, phá hoại bàn thờ nhà người ta bằng Bùa , Ngải . Tỏi có tác dụng tránh được điều đó (Các người luyện Bùa, Ngải thường kiêng ăn Ngũ Vị Tân: Hành, Hẹ, Tỏi, Kiệu).
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.